Về nồng độ thuốc tê

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hiệu quả giảm đau trong chuyển dạ của phương pháp gây tê ngoài màng cứng do và không do bệnh nhân tự điều khiển (Trang 46 - 48)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN

1.7.3. Về nồng độ thuốc tê

Có nhiều nghiên cứu so sánh các loại nồng độ thuốc tê khác nhau dùng cho kỹ thuật PCEA để giảm đau trong chuyển dạ [77],[82],[83],[84],[85],[86]. Tất cả các nghiên cứu đều ngẫu nhiên và sử dụng bupivacain (0.0625% - 0.25%) hoặc ropivacain (0.1% - 0.2%) kết hợp với fentanyl hoặc sufentanil.

Khơng có sự khác biệt về hiệu quả giảm đau khi dùng các loại nồng độ thuốc tê ở trên. Một số nghiên cứu tìm thấy sự tăng tổng liều thuốc tê dùng trong quá trình chuyển dạ ở các nhóm thuốc tê nồng độ cao [82],[83],[84], [85]. Một số nhóm nghiên cứu dùng thuốc tê với nồng độ cao bị ức chế vận động có ý nghĩa [82],[84],[85]. Ít ngứa nếu không phối hợp thuốc tê với opioid [82],[85].

Phương pháp PCEA sử dụng thuốc tê có nồng độ thấp phối hợp với opioid để giảm đau trong chuyển dạ thì tổng liều thuốc tê tiêu thụ ít hơn và giảm sự ức chế vận động mà không ảnh hưởng tới hiệu quả giảm đau [87].

Tương tự như tìm ra sự phối hợp thuốc tê với opioid (Fentanyl, sufentanil…) dẫn tới sự giảm nồng độ thuốc tê bupivacain [88], sự phối hợp này cũng làm tăng chất lượng giảm đau của kỹ thuật PCEA, tuy nhiên, opioid có thể gây ra ngứa [89].

Tóm lại: Khi sử dụng PCEA, nên dùng dung dịch thuốc tê có nồng độ thấp. Việc sử dụng bupivacain 0.25% và ropivacain 0.2% sẽ dẫn đến tăng tỷ lệ ức chế vận động mà không tăng mức độ giảm đau cũng như sự hài lòng của sản phụ. Nên dùng nồng độ thuốc opioid thấp nhất có hiệu quả lâm sàng để tránh tác dụng phụ ngứa. Vì vậy chúng tôi sử dụng nồng độ thuốc tê bupivacain 0.1% phối hợp với fentanyl 2 µg/ml cho nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hiệu quả giảm đau trong chuyển dạ của phương pháp gây tê ngoài màng cứng do và không do bệnh nhân tự điều khiển (Trang 46 - 48)