Xử trí nếu có tai biến

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hiệu quả giảm đau trong chuyển dạ của phương pháp gây tê ngoài màng cứng do và không do bệnh nhân tự điều khiển (Trang 57 - 58)

Chƣơng 2 : ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.6. Xử trí nếu có tai biến

- Tụt huyết áp: Tụt huyết áp được định nghĩa là khi HA tâm thu giảm > 20% so với huyết áp nền của bệnh nhân. Xử trí sau khi tiêm thuốc tê vào khoang NMC có tụt huyết áp: tiêm tĩnh mạch 5 mg ephedrin phối hợp với truyền dịch tốc độ nhanh. Có thể tiêm ephedrin nhắc lại để đưa huyết áp tâm thu về mức huyết áp nền của bệnh nhân.

- Ngộ độc thuốc tê:

+ Biểu hiện trên lâm sàng là các dấu hiệu nhiễm độc thần kinh trung ương (co giật hôn mê) và ức chế hệ tim mạch(mạchchậm, loạn nhịp, ngừng tim).

+ Xử trí: Dừng ngay thuốc tê, an thần chống co giật, hỗ trợ hơ hấp và tuần hồn, phối hợp với truyền intralipid (lipivan 10%). Song song với hồi sức mẹ cần mổ lấy thai để cứu con và giúp cho việc hồi sức mẹ được hiệu quả hơn.

- Thủng màng cứng: Thủng màng cứng được xác định khi đầu kim Tuohy chọc thủng màng cứng, có dịch não tủy chảy ra đốc kim Tuohy. Khi bị

thủng màng cứng phải rút kim và dừng không giảm đau NMC nữa. Nếu phải mổ thì vơ cảm bằng gây mê tồn thân. Nếu có đau đầu sau sinh có thể phải xem xét điều trị bằng thủ thuật blood patch.

- Đứt catheter trong khoang ngồi màng cứng: Đứt catheter có thể xảy ra khi rút catheter sau khi đã luồn catheter qua đầu kim Tuohy vào khoang NMC, một phần catheter bị đầu kim Tuohy làm đứt trở thành dị vật trong khoang NMC. Khi xác định đứt catheter cần tiến hành mổ lấy dị vật ra khỏi khoang NMC.

- Tụ máu khoang ngoài màng cứng:Tụ máu khoang NMC xảy ra khi đầu kim Tuohy làm tổn thương mạch máu gây chảy máu trong khoang NMC. Bệnh nhân có các dấu hiệu chèn ép thần kinh như đau, dị cảm và hoặc liệt theo vùng chi phối tương ứng của thần kinh. Chụp cộng hưởng từ cột sống để chẩn đoán xác định tụ máu khoang NMC. Khi chẩn đoán xác định tụ máu khoang NMC cần mổ cấp cứu để giảiép thần kinh.

- Nhiễm khuẩn điểm chọc kim: Bệnh nhân có dấu hiệu sưng, đỏ tại chỗ chọc kim NMC. Khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn tại chỗ chọc kim cần sát khuẩn tại chỗ, cấy khuẩn và dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ.

- Áp xe khoang ngoài màng cứng: Triệu chứng đau lưng, sốt, tê bì, xét nghiệm bạch cầu tăng, chụp cộng hưởng từ để chẩn đoán xác định. Điều trị bằng kháng sinh kết hợp phẫu thuật (nếu cần).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hiệu quả giảm đau trong chuyển dạ của phương pháp gây tê ngoài màng cứng do và không do bệnh nhân tự điều khiển (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)