Kỹ thuật phong bế cạnh cổ tử cung

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hiệu quả giảm đau trong chuyển dạ của phương pháp gây tê ngoài màng cứng do và không do bệnh nhân tự điều khiển (Trang 32 - 33)

(Nguồn: Abouleish E. Pain control in obstetric. New York, JB Lippincott, 1977:344)

+ Phong bế giao cảm thắt lƣng

Năm 1933, Cleland [36] đã chứngminh sợi cảm giác hướng tâm CTC và đoạn dưới TC tham gia vào chuỗi giao cảm ở L2, L3. Sau đó phong bế giao cảm thắt lưng đã được sử dụng hiệu quả - không phổ biến – là phương thức giảm đau của giai đoạn một trong một số bệnh viện [37],[38] giống như phong bế cạnh CTC, phong bế giao cảm thắt lưng làm gián đoạn việc truyền xung động từ CTC và đoạn dưới TC đến tủy sống. Phong bế giao cảm thắt lưng cung cấp giảm đau trong giai đoạn một chuyển dạ nhưng không làm giảm đau trong giai đoạn hai [39]. Nó cung cấp giảm đau tương đương như phong bế cạnh CTC, nhưng ít nguy cơ gây chậm nhịp tim thai. Phong bế giao cảm thắt lưng có thể gây thuận lợi trên tiến trình chuyển dạ.

+ Gây tê thần kinh thẹn (hình 1.10):

Năm 1916, King [40] báo cáo việc thực hiện phong bế dây thần kinh thẹn cho sinh ngả âm đạo. Thủ thuật này đã không phổ biến cho đến năm 1954, khi Klink [41] và Kohl [42] mô tả giải phẫu học và báo cáo kỹ thật sửa đổi. Bác sĩ sản khoa thường thực hiện phong bế dây thần kinh thẹn ở những sản phụ không cần GTNMC hoặc tủy sống. Mục đích của phong bế là để ngăn

chặn phần xa dây thần kinh thẹn tới nhánh trước của S2 - S4 nhưng không ngăn phần đầu gần phân chia vào nhánh tận cùng (VD: nhánh lưng của thần kinh âm vật, thần kinh đáy chậu và thần kinh trĩ dưới). Phong bế thần kinh thẹn có thể an tồn cho sinh ngả âm đạo tự nhiên và sinh giúp bằng forceps ngồi nhưng khơng giảm đau đầy đủ để sinh giúp mid-forceps, kiểm tra sau sinh và sửa chữa phần trên âm đạo, CTC và kiểm soát TC [43].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hiệu quả giảm đau trong chuyển dạ của phương pháp gây tê ngoài màng cứng do và không do bệnh nhân tự điều khiển (Trang 32 - 33)