Tình hình hoạt động của NHTMCP Á Châu giai đoạn từ 2011-2015

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 34 - 38)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

3.2 Tình hình hoạt động của NHTMCP Á Châu giai đoạn từ 2011-2015

3.2.1 Kết quả hoạt động của ACB giai đoạn 2011-2015

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động của ACB giai đoạn 2011-2015 Đvt: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niên qua các năm của ACB và tính tốn của tác giả)

Năm

Chỉ tiêu

2011 2012 2013 2014 2015

Giá trị Giá trị Tăng

trưởng Giá trị Tăng trưởng Giá trị Tăng trưởng Giá trị Tăng trưởng 1.Tổng tài sản 281,019 176,307 -37.26% 166,599 -5.5% 179,609 7.8% 201,457 12.16 % 2.Vốn chủ sở hữu 11,959 12,624 5.56% 12,504 -0.95% 12,397 -086% 12,741 2.77% 3.Lợi nhuận trước thuế 4,202 1,043 -75.17% 1,036 -0.67% 1,215 17.3% 1,314 8.15% 4.ROA 1.32% 0.34% - 74.24 % 0.48% 5% 0.55 % 14.6% 0.54% -1.82% 5.ROE 27.49% 6.38% -76.79% 6.58% 0.48% 7.64 % 16.1% 8.17 % 6.94% 6. CAR 9.25 % 13.52 % 14.66 % 14.1 % 12.8 %

(Nguồn: tính tốn của tác giả) Hình 3.1: Biểu đồ tỷ lệ tăng trưởng ROE, ROA của ACB giai đoạn 2011-2015

Theo số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của ACB giai đoạn từ năm 2011- 2015 ở bảng trên, ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của ACB vào năm 2012 có một sự sụt giảm mạnh và kéo dài đến năm 2013. Cụ thể tổng tài sản năm 2012 đạt 176,307 tỷ đồng, giảm 37.26% so với năm 2011 và năm 2013 giảm 5.5% so với năm 2012; lợi nhuận trước thuế năm 2012 giảm 75.17% so với năm 2011, sang năm 2013 tiếp tục giảm 0.67% so với năm 2012; và điều tất yếu là dẫn đến sự sụt giảm mạnh các chỉ số ROA, ROE lần lượt là 74.24%, 76.79% so với năm 2011. Và nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm mạnh trong hoạt động kinh doanh của ACB một phần là do môi trường kinh tế Việt Nam vào năm 2012 chịu nhiều tác động tiêu cực của nền kinh tế tài chính tồn cầu dẫn đến tăng trưởng tín dụng thấp, nợ xấu của Ngân hàng tăng cao và do NHNN áp dụng các biện pháp thắt chặt về hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối, việc mở rộng phạm vi hoạt động của các Ngân hàng cũng bị hạn chế. Một nguyên nhân nữa là do thu nhập chính của ngân hàng bị thu hẹp, biên sinh lợi giảm, chi phí trích lập dự phịng tăng. Hơn nữa, cịn một nguyên nhân quan trọng nữa là Bầu Kiên (Nguyễn Đức Kiên) – thành viên của Hội đồng

sáng lập của ACB bị bắt vào tháng 08/2012 vì có liên quan đến các đến các tội danh kinh tế và chính điều này cũng làm sụt giảm nghiêm trọng uy tín của ngân hàng ACB. Sang năm 2013 trở về sau thì tình hình kinh doanh đã dần đi vào ổn định, ACB nhanh chóng lấy lại niềm tin của khách hàng.Năm 2014, kinh tế Việt Nam được phục hồi, NHNN đã có những biện pháp điều hành quyết liệt, vừa giữ ổn định vĩ mô, vừa hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, năm 2014 đánh dấu năm thứ hai ACB thực hiện ý đồ chiến lược giai đoạn 2013-2018 và cũng là năm thứ hai ACB thực hiện lộ trình tái cơ cấu giai đoạn 2013-2015 để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng. Bên cạnh đó, ACB đã giải quyết những vấn đề tồn đọng của mình và quyết tâm hồn thành được những kế hoạch đã đề ra, lợi nhuận trước thuế đạt 1,215 tỷ đồng, tăng 17.28% so với năm 2013, ROA, ROE lần lượt là 0.55% và 7.64%, các chỉ số này đã cải thiện hơn so với năm 2013. Lợi nhuận trước thuế của ACB vào năm 2015 đạt 1,314 tỷ đồng, tăng 8.15% so với năm 2014. Các chỉ số như tỷ suất sinh lời của lợi nhuận trước thuế trên tồng tài sản và vốn chủ sở hữu bình quân năm 2015 lần lượt là 0.54%, 8.17 % cao hơn so với năm 2014 và năm 2013– cho thấy sự được sự ổn định trở lại của ACB sau sự cố năm 2012.

Đồng thời, nhìn vào bảng trên ta thấy hệ số an toàn vốn (CAR) của ACB luôn vượt mức so với quy định của NHNN. Trong đó, hệ số CAR cao nhất là năm 2013, đạt mức 14.66% so với năm 2012 là 13.52% và cao hơn nhiều so với quy định 9% của NHNN. Hệ số CAR cao hơn so với mức quy định chứng tỏ là ACB có thể đáp ứng đủ vốn cho những nhu cầu rút tiền, xin vay, đầu tư, bảo lãnh,…và cũng có thể coi như là lớp đệm giúp ngân hàng chống lại các cứ shock bên ngoài và bảo vệ người gửi tiền tốt hơn. Nhưng hệ số CAR cao cũng đồng nghĩa với việc lợi nhuận của ACB sẽ bị giảm đi do việc sử dụng vốn quá an toàn với mức lãi suất sinh lợi thấp.

3.2.2 Hoạt động huy động vốn của ACB giai đoạn từ 2011-2015

Bảng 3.2: Hoạt động huy động vốn của NHTMCP Á Châu giai đoạn từ 2011-2015

Đvt: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Huy động vốn

Giá trị Giá trị Tăng

trưởng Giá trị Tăng trưởng Giá trị Tăng trưởng Giá trị Tăng trưởng 234,503 159,500 -31.98% 151,351 -5.11% 164,025 8.37% 174,919 6.6%

Nguồn: Báo cáo thường niên qua các năm của ACB

Nguồn: Báo cáo thường niên ACB Hình 3.2:Tình hình Huy động vốn của ACB giai đoạn từ 2011-2015

Dựa trên đồ thị trên ta có thể thấy hoạt động huy động vốn của ngân hàng ACB năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011, giảm 31.98% so với năm 2011. Nguyên nhân là do: Thứ nhất, trần lãi suất liên tục bị cắt giảm mạnh trong năm 2012 từ 14%/năm giảm còn 8%/năm, lãi suất giảm khiến cho tiền nhàn rỗi từ dân cư

chuyển sang kênh đầu tư khác vàng, ngoại tệ….Thứ 2, trạng thái tất tốn tồn bộ các khoản huy động bằng vàng theo đúng lộ trình của NHNN (theo Thông Tư 12/2012/TT-NHNN ngày 27/04/2012) làm nguồn vốn huy động bằng hình thức này giảm mạnh. Thứ 3, đặc biệt là sự cố vào tháng 8/2012- bầu Kiên- thành viên Hội đồng sáng lập của ACB cùng với các lãnh đạo chủ chốt bị bắt- đã làm ảnh hưởng mạnh đến uy tín của ngân hàng, khách hàng rút tiền hàng loạt sang gửi cho các ngân hàng khác nhằm đảm bảo an tồn. Sang năm 2013 thì tình hình ACB đã đi vào ổn định, ACB đã nhanh chóng lấy lại niềm tin của khách hàng và tăng trưởng mạnh liên tục kể từ năm 2013-2015 sau khi ACB tất toán trạng thái và chấm dứt hoạt động huy động vàng theo chính sách chung của NHNN. Cụ thể, đến cuối năm 2015 thì số dư tiền gửi khách hàng đạt174, 919 tỷ đồng, tăng 6.6 % so với năm 2014, và chiếm 87% nguồn vốn của ngân hàng, đạt 100% kế hoạch đề ra. Để đạt được tốc độ tăng trưởng như trên thì ACB đã duy trì chính sách lãi suất cạnh tranh và không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm của ngân hàng, các chương trình kích thích trọng điểm cho từng phân khúc khách hàng với các mức lãi suất linh động; phát huy lợi thế thương mại và mạng lưới rộng khắp, cộng với cơ chế khuyến khích nội bộ, tăng cường lực lượng bán hàng và kỹ năng chăm sóc khách hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)