Một số trƣờng hợp rủi ro tín dụng trong hoạt độngcho vay tại các

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 51 - 56)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

3.6 Một số trƣờng hợp rủi ro tín dụng trong hoạt độngcho vay tại các

NHTMCP Việt Nam

3.6.1 Cơng ty TNHH Trƣờng Ngân (thị xã Dĩ An, Bình Dƣơng)

Giới thiệu chung

Công ty TNHH Trường Ngân (gọi tắt là công ty Trường Ngân) là doanh nghiệp kinh doanh cà phê. Đơn vị này chuyên thu mua cà phê hạt về chế biến và xuất khẩu cà phê ngun liệu. Trong q trình hoạt động, cơng ty Trường Ngân đã vay nợ rất nhiều ngân hàng với số tiền 600 tỷ đồng và đến nay khơng cịn khả năng trả nợ. Nguyên nhân là công ty Trường Ngân trong thời gian gần đây gặp khó khăn trong vấn đề kinh doanh cà phê do giá nông sản giảm liên tục nhưng phải chịu lãi suất cho vay của các ngân hàng rất cao khoảng 20%/năm. Do đó, dẫn đến Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng. Bảy ngân hàng đã cùng lúc cho Trường Ngân vay vốn, đó là Techcombank, MB, MSB, Vietinbank, VIB, OCB, Agribank và cùng có cà phê thế chấp tại kho của cơng ty này. Trong số đó, khơng ít ngân hàng đã cho vay dựa trên hàng tồn kho luân chuyển (được xem như cho vay

tín chấp). Điều này khơng đúng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và rủi ro nợ xấu rất lớn.

Cụ thể các khoản nợ ngân hàng của Công ty TNHH Trường Ngân: Ngân hàng phương đông (OCB): 93 tỷ đồng

Ngân hàng Quân đội (MB): 80 tỷ đồng.

Ngân Hàng VIB chi nhánh Quận 1: 120 tỷ (trong đó có 111 tỷ tiền gốc) Ngân hàng Agribank – Chi nhánh Lý Thường Kiệt: 67,1 tỷ đồng. Ngân hàng Maritime Bank (MSB): 100 tỷ, hiện nay còn khoảng 38 tỷ. Số nợ còn lại là vay của Ngân hàng Vietin và ngân hàng Techcombank.

Nguyên ngân gây ra rủi ro tín dụng:

 Sự cạnh tranh, chạy đua tăng trưởng tín dụng giữa các ngân hàng

Sơ suất về nghiệp vụ trong hoạt động cho vay và quản lý nguồn vốn của các NHTM. Đặc biệt là trong khoảng thời gian 2009-2011, khi các NH đều chạy đua tăng trưởng tín dụng mà lơi lỏng khâu quản lý rủi ro. Rõ ràng ở đây khâu thẩm định và quản lý tài sản đảm bảo của các NH hết sức lỏng lẻo. DN có thể đã gian dối trong hồ sơ vay vốn để dùng cùng một lượng hàng thế chấp nhiều nơi, DN có thể cũng đã âm thầm “rút ruột” kho hàng đã đem thế chấp mà các NHTM không hề hay biết

 Chủ quan trong việc định giá, kiểm tra tài sản đảm bảo quá lỏng lẻo của cán bộ tín dụng nói riêng và các NHTM nói chung.

Các ngân hàng cho vay theo hàng tồn kho luân chuyển, tức là, cùng một số lượng hàng hóa nhưng doanh nghiệp đã thế chấp cho nhiều ngân hàng khác nhau đề vay vốn nhưng số tiền được vay cao hơn gấp nhiều lần so với giá trị hàng hóa thế chấp. Có thể thấy đây là phương thức bảo đảm rất rủi ro vì rất khó để xác định được lương hàng hóa cịn trong kho khơng

Cán bộ tín dụng thực hiện nghiêm túc công việc thẩm định khách hàng thì hiện tượng cùng một kho hàng thế chấp nhiều nơi là khơng thể. Nếu tính về mặt

giátrị, để vay được 600 tỷ đồng, Cty Trường Ngân phải thế chấp tương đương 12.000 tấn cà phê. Tuy nhiên, thực tế kho hàng trên chỉ có hơn 400 tấn cà phê, còn lại là tạp chất và vỏ chiếm tới hơn một nửa. Số lượng cà phê có thật trong kho chỉ được làm rõ khi vụ việc đã bị vỡ lở. Quay trở lại từ khâu kiểm tra, thẩm định tài sản bảo đảm, đây là trách nhiệm của các NHTM. Từ cán bộ ngân hàng đến công tác đăng ký giao dịch bảo đảm đều có vấn đề. Những quy trình này đã bị các ngân hàng xem nhẹ và chỉ chú trọng chạy đua tăng trưởng tín dụng.

Để kiểm soát được rủi ro trong cho vay, bản thân các ngân hàng phải là người kiểm soát được tài sản thế chấp, cả về số lượng và chất lượng. Trong khi đó, các ngân hàng trên đã quá chủ quan trong việc kiểm soát tài sản thế chấp, thường chỉ giao cho nhân viên bảo vệ canh giữ kho hàng nên rủi ro rất cao. Cho nên, lổ hỏng của các ngân hàng trong việc cho vay thế chấp hàng hóa cũng được bộc lộ như khâu quản lý các rủi ro trong quy trình kiểm tra, giám sát cũng như nhận bảo đảm hàng hóa tránh thất thoát, trùng hàng. Quan trọng nhất là lổ hỏng trong việc kiểm tra số lượng, chất lượng hàng định kỳ để đảm bảo rủi ro mất vốn, mất tài sản cho ngân hàng

 Sự hợp tác giữa các ngân hàng cịn lỏng lẻo, thiếu chia sẽ thơng tin.

Ngoài ra, qua trường hợp cơng ty Trường Ngân ta có thể thấy các ngân hàng vì sợ mất khách hàng nên các ngân hàng khơng thể ngồi lại với nhau để tìm hiểu, chia sẽ thông tin về khách hàng để hạn chế rủi ro nên khi mọi việc vỡ lỡ thì đã quá muộn màng.

3.6.2 Công ty cố phần Thủy Sản Bình An (Bianfishco)

Giới thiệu chung:

Cơng ty Bình An thành lập vào năm 2005. Sau một năm xây dựng Bianfishco chính thức đi vào hoạt động với cơng suất chế biến lên đến 500 tấn cá Tra nguyên liệu/ngày, góp phần giải quyết việc làm ổn định cho hơn 5.000 lao động tại địa phương. Bianfishco là doanh nghiệp thủy sản đầu tiên ở Việt Nam hai lần

được Bộ Thương mại Hoa Kỳ và Cục Pháp chế Thương mại Hoa Kỳ chấp thuận hưởng mức thuế suất bằng 0% đến hết năm 2012.

Năm 2011, hoạt động kinh doanh của Bianfishco diễn ra cầm chừng, vì gặp khó khăn về tài chính do nguồn tín dụng từ ngân hàng thắt chặt, Bianfishco bắt đầu có dấu hiệu mất cân đối tài chính nghiêm trọng

Chi tiết các khoản nợngân hàng của Bianfishco như sau: Ngân hàng An Bình: 63,5 tỷ đồng với 10 triệu USD

Ngân hàng Đầu Tư Phát triển: 139,2 tỷ đồng và 2,6 triệu USD Ngân hàng Việt Thái – CN HCM: 3.5 triệu USD

Ngân hàng Phát Triển chi nhánh Cần Thơ: 310,2 tỷ đồng Ngân hàng Habubank chi nhánh TPHCM:63,9 tỷ đồng Ngân hàng Công Thương chi nhánh Cần Thơ: 3 tỷ đồng Ngân hàng Phát Triển Nhà chi nhánh Cần Thơ: 20 tỷ đồng Ngân hàng Á Châu: 61,3 tỷ đồng

Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng.

 Kinh doanh dàn trải, sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích.

Bianfishco vay vốn với mục đích là kinh doanh thủy sản nhưng lại sử dụng vốn vay vào mục đích bất động sản từ TPHCM đến Cần Thơ. Chính vì vậy, nguồn vốn của cơng ty bị ứ đọng trong các khoản đầu tư tài chính và kinh doanh bất động sản. Những dự án dở dang chưa thu hồi được vốn trong khi nợ đến hạn phải trả dẫn đến mất khả năng thanh tốn là điều khơng thể nào tránh khỏi.

 Năng lực tài chính kém

Nguồn vốn của công ty chủ yếu là nợ vay ngân hàng, khả năng tự chủ tài chính thấp. Cơng ty liên tục mất cân đối từ năm 2008. Cơng ty Bình An là chuyên kinh doanh về thủy sản nhưng lại đầu tư dàn trải vào nhiều ngành nghề khác nhau dẫn đến khơng kiểm sốt và quản lý kém hiệu quả

 Sự hợp tác giữa các ngân hàng còn lỏng lẻo, các ngân hàng thiếu chia sẻ thơng tin, dẫn đến cấp tín dụng vượt quá nhu cầu của khách hàng.

Các ngân hàng trên đã quá tin vào uy tín và vỏ bọc về tình hình kinh doanh tốt của bà Diệu Hiền – Tổng giám Đốc công ty Bianfishco- đã tạo ra nên các ngân hàng đã cấp tín dụng vượt quá mức doanh thu tạo ra của cơng ty. Chính điều này tạo điều kiện cho Bianfishco sử dụng vốn sai mục đích, sử dụng vốn vào nhu cầu tiêu dung cá nhân và đầu tư dàn trải nhiều lĩnh vực dẫn đến thất thoát vốn vay và các ngân hàng gặp rủi ro tín dụng

3.6.3 Cơng ty TNHH Thƣơng mại – Chế biến Thực Phẩm Phú An Sinh.

Giới thiệu chung:

Công ty Phú An Sinh được thành lập vào năm 2010, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là thực phẩm các loại (thịt heo, thịt bò, giò chả,…), có trụ sở tại Quận 12. Trong dịp tết Tân Mão 2011, nhằm bình ổn giá cả và bảo đảm lượng hàng hóa thiết yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh trước, trong và sau tết, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tạm ứng ngân sách hơn 74 tỉ đồng cho 4 doanh nghiệp (trong đó có Cơng ty TNHH thương mại và chế biến thực phẩm Phú An Sinh)vay lãi suất 0% để tạm trữ 9 nhóm hàng hóa thiết yếu, cung ứng cho người dân với giá ổn định so với mặt bằng giá chung. Sau khi chương trình bình ổn giá kết thúc ngày 31.5.2011, có 3 doanh nghiệp thực hiện trả nợ đúng hạn, riêng Công ty TNHH thương mại và chế biến thực phẩm Phú An Sinh vẫn chưa trả hết.Đến 11/2011 Giám Đốc công ty bị khởi tố và tạm giam vì số nợ Sở NN-PTNN Bà Rịa Vũng Tàu 33.5 tỷ nhưng khơng có khả năng hồn trả

Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng:

 Sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích.

Sử dụng vốn vay ngắn hạn từ Sở NN-PTNN Bà Rịa Vũng Tàu vào việc chi tiêu cá nhân như xây dựng nhà xưởng, bổ sung nguồn vốn lưu động đang thiếu hụt trả nợ cá nhân, trả lãi vay ngân hàng và một phần nhỏ sử dụng vốn vay đúng mục đích. Số tiền sử dụng mua hàng đúng mục đích nhưng cơng ty lại sử dụng không

đúng phương án ban đầu gây ảnh hưởng đến q trình thu nợ và sử dụng vốn khơng đúng mục đích nên bị thu hồi nợ vay trước hạn

 Tài chính của cơng ty kém, tỷ lệ vốn tự có tham gia vào kinh doanh thấp Nguồn vốn kinh doanh chủ yếu của công ty là đến từ nợ vay của ngân hàng, khả năng thanh tốn nhanh thấp.Hàng tồn kho và cơng nợ phần lớn được tài trợ từ tiền vay ở các ngân hàng.

3.7 Thực trạng các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ACB

Từ năm 2012 đến nay cho thấy rủi ro tín dụng xảy ra tại các ngân hàng nói chung và ACB nói riêng tăng cao hơn. Nguyên nhân cũng như các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng xuất phát từ điều kiện nền kinh tế, ngân hàng cho vay và từ phía khách hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)