Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 77)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

4.2 Kết quả nghiên cứu

4.2.4.3 Phân tích hồi quy

Thơng qua phân tích tương quan, mơ hình được chọn là mơ hình hồi quy đa biến, được thể hiện trong phương trình sau:

RRTD=β0+β1*KH+ β2*NH+ β3*KQ.

Phân tích hồi quy được thực hiện với 3 biến độc lập, bao gồm: KH (Khách hàng), NH (Ngân hàng), KQ (Khách quan) và biến phụ thuộc RRTD (Rủi ro tín dụng).

Giá trị của các biến độc lập được tính trung bình dựa trên các biến quan sát thành phần của các biến độc lập đó. Gía trị của biến phụ thuộc là trung bình của các biến quan sát đo lường rủi ro tín dụng. Phương pháp phân tích hồi quy được sử dụng là phương pháp Enter

Bảng 4.9: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính

Model R R Square Adjusted R

Square

Std.Error of the Estimate

1 0.726a 0.526 0.515 0.51355

Nguồn: Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20 và Excel

a. Predictors: (Constant), KQ, NH, KH

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy mơ hình đưa ra là phù hợp. Hệ số R2 là 0.526và hệ số R2 hiệu chuẩn là 0.515, điều này có ý nghĩa là mức độ phù hợp của mơ hình là 51.5% hay nói cách khác có 51.5% độ biến thiên của Rủi ro tín dụng được giải thích bởi ba thành phần nói trên.

So sánh hai giá trị R bình phương và R bình phương hiệu chỉnh ta thấy R bình phương hiệu chỉnh nhỏ hơn, dung nó đánh giá độ phù hợp của mơ hình sẽ an tồn hơn vì nó khơng thổi phồng mức độ phù hợp của mơ hình.

Bảng 4.10 :Kết quả phân tích phương sai ANOVA

ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 35.172 3 11.724 44.454 0.000b Residual 31.648 120 0.264 Total 66.820 123 a. Dependent Variable: RRTD b. Predictors: (Constant), KQ, NH, KH

Nguồn: Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20 và Excel

Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích Phương sai là phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Từ bảng phân tích phương sai Anova cho thấy trị số thống kê F được tính từ giá trị R Square có giá trị

Sig. rất nhỏ (Sig=0) cho thấy sự phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến với tập dữ liệu. Các biến độc lập có quan hệ với biến phụ thuộc, mơ hình có thể sử dụng được.

Bảng 4.11:Kết quả phân tích các hệ số hồi quy

Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) 0.074 0.271 0.271 0.787 KH 0.180 0.046 0.256 3.913 0.000 0.924 1.082 NH 0.541 0.061 0.577 8.860 0.000 0.930 1.075 KQ 0.130 0.061 0.140 2.125 0.036 0.905 1.105 a. Dependent Variable: RRTD

Nguồn: Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20 và Excel

Xem xét về vấn đề đa cộng tuyến do các biến độc lập có hệ số tương quan với nhau, kết quả phân tích cho thấy hệ số VIF đều thấp hơn 2 (cao nhất 1.105). Do đó, khơng có hiện tượng đa cộng tuyến trong phân tích hồi quy (Hồng Trọng & Mộng Ngọc, 2008).

Với mức ý nghĩa được chọn trong nghiên cứu thông thường là 5%, tức là Sig. thấp hơn 0.05 thì có thể nói biến độc lập có tác động lên biến phụ thuộc. Từ kết quả phân tích trình bày trong bảng trên, tất cả các biến độc lập đều có Sig. thấp hơn 0.05. Điều này cho thấy các biến độc lập trong thang đo Các yếu tố tác động lên rủi ro có tác động lên rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Hệ số beta của các biến này đều mang dấu dương chứng tỏ mối liên hệ tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc là cùng chiều với nhau.

Như vậy kết quả hồi quy cho thấy Rủi ro tín dụng chịu sự tác động của 3 yếu tố đó là Khách hàng, Ngân hàng và yếu tố Khách quan. Phương trình hồi quy được hình thành bên dưới:

RRTD= 0.256 *KH + 0.577* NH+ 0.140*KQ 4.2.4.4 Tóm lƣợc và giải thích kết quả.

Mục đích chính của bài nghiên cứu này là khám phá một số yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại NHTMCP Á Châu. Cụ thể là xem xét từng tác động của từng nhân tố từ yếu tố khách hàng vay, ngân hàng cho vay, đến các yếu tố khách quan thuộc về môi trường kinh tế,..

Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng được xây dựng thơng qua mơ hình hồi quy:

RRTD= 0.256 *KH + 0.577* NH+ 0.140*KQ

Phương trình hồi quy cho thấy:

Yếu tố từ ngân hàng cho vay có ảnh hưởng cùng chiều với mức độ lớn nhất đến rủi ro tín dụng (hệ số 0.577). Trong đó,ngân hàng cho vay chủ yếu là thiếu thông tin khi thẩm định nên dẫn đến những quyết định sai lầm khi cho vay; định giá khoản vay không theo mức độ rủi ro của khách hàng; thiếu kiểm tra giám sát sau khi cho vay;….

Hai nhóm cịn lại cũng có tương quan cùng chiều nhưng với mức độ thấp hơn, hệ số tương quan lần lượt là 0.256 và 0.140.

Kết quả kiểm định giả thuyết.

Phần trên mơ hình đưa ra 3 giả thuyết được ký hiệu là từ H1 đến H3. Dựa vào kết quả phân tích hồi quy đa biến, cả 3 giả thuyết trên đều khơng bị bác bỏ, mơ hình nghiên cứu được giữ nguyên.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Như vậy với các phương pháp nghiên cứu đề ra ở chương 4, tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu về các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại ACB, thơng qua bảng hỏi bao gồm 21 câu hỏi phỏng vấn dạng tích vào ơ hợp lý với mẫu nghiên cứu là 130. Thông qua thu thập số liệu sơ cấp qua khảo sát 130 cán bộ tín dụng tại các ngân hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh bằng bảng hỏi thiết kế sẵn; các kết quả được xem xét xử lý theo mơ hình nghiên cứu giả thiết, kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá, hồi quy bội biến và kiểm định các giả thiết về mối quan hệ của các yếu tố đối với rủi ro tín dụng

CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP VẬN DỤNG TÁC ĐỘNG CÁC YẾU TỐ NHẰM

HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NHTMCP Á CHÂU.

5.1 Định hƣớng phát triển trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Á Châu

Từ năm 2011 đến nay thì nền kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng đứng trước những khó khăn nhất định. Cũng như những ngân hàng khác, ACB tập trung vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống vận hành, giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu. Mục tiêu tăng trưởng khơng cịn là mục tiêu hàng đầu của ACB, thay vào đó ACB tập trung vào mục tiêu tăng trưởng phải đi cùng với mục tiêu là đảm bảo chất lượng tín dụng và an tồn của cả hệ thống. ACB chuyển từ tăng trưởng tín dụng theo chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu, hướng đến mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. Chú trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng, rà sốt kỹ lưỡng các hồ sơ trước khi quyết định cho vay nhằm hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro dẫn đến quá hạn

Với định hướng hoạt động tín dụng của ACB từ nay đến năm 2018, Ban lãnh đạo của ACB đã đưa ra một số mục tiêu chung cho hoạt động tín dụng: Thứ nhất, là tìm và giữ khách hàng tiềm năng, đánh giá tốt, có uy tín trong quan hệ tín dụng với ngân hàng. Thứ hai, Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng ngắn hạn phục vụ những ngành kinh doanh thuộc đối tượng khuyến khích theo Thơng tư 14/2012 của ngân hàng nhà nước

Nâng cao công tác thu thập và xử lý thông tin, cung cấp thông tin kịp thời cho công tác quản lý rủi ro tín dụng. Thực hiện tốt công tác thẩm định, theo dõi, giám sát khơng chỉ trước mà cịn trong, và sau khi cho vay.

Tăng cường thực hiện công tác cơ cấu nợtheo thông tư số 02/2013/ TT- NHNN ngày 21/03/2013 và thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 của Thống Đốc Ngân hàng Nhà Nước để tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn tạm thời cho khách hàng vay.

Từ định hướng trên cho thấy một trong những mục tiêu của ACB là tập trung xử lý nợ có tính rủi ro cao, cơ cấu lại nợ nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Mục tiêu tăng trưởng dư nợ khơng phải là những mục tiêu được đặt lên hàng đầu mà tăng trưởng dư nợ được đi kèm với chất lượng tín dụng, cho nên các khoản vay được xét duyệt một cách cẩn thận hơn, chi tiết hơn. Đây rõ ràng là mục tiêu phù hợp lý trong nền kinh tế xã hội nước ta và thế giới hiện nay. Định hướng trên sẽ phần nào góp phần hạn chế rủi ro tín dụng nói chung, tạo điều kiện tăng trưởng ổn định, bền vững cho ACB những năm tiếp theo

5.2 Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại NHTMCP Á Châu NHTMCP Á Châu

5.2.1 Xác định vấn đề cải thiện

Chương 4 cho thấy có 3 nhân tố của yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng. Để xác định được những nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng, nghiên cứu này dựa trên hệ số Beta chuẩn hóa, giá trị trung bình nhân tố và biến quan sát. Hệ số Beta cho biết mức độ quan trọng của các nhân tố tác động lên rủi ro tín dụng, cịn giá trị trung bình cho biết mức độ tác động của các nhân tố.

Bảng 5.1: Trung bình biến quan sát.

Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Beta Khách hàng 3.5645 0.256 KH1 3.73 1 5 KH2 3.51 1 5 KH3 3.51 1 5 KH4 3.51 1 5 Ngân hàng 2.9758 0.577 NH1 2.53 1 5

NH2 3.07 1 5 NH3 2.77 1 5 NH4 2.96 1 5 NH5 2.81 1 5 NH6 2.94 1 5 NH7 3.31 1 5 NH8 3.15 1 5 NH9 3.24 1 5 Khách quan 3.6956 0.140 KQ1 3.83 1 5 KQ2 3.81 1 5 KQ3 3.20 1 5 KQ4 3.94 1 5

Nguồn: Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20 và Excel

Quy ước để phân tích Giá trị trung bình (Mean) trong nghiên cứu này được trình bày như bên dưới:

 Mean từ 1.00 đến 1.80: Rất không đồng ý  Mean từ 1.81 đến 2.60: Không đồng ý  Mean từ 2.61 đến 3.40: Không ý kiến  Mean từ 3.41 đến 4.20: Đồng ý  Mean từ 4.21 đến 5.00: Rất đồng ý

Nhìn tổng quan, các biến đều có trung bình dao động từ 3 đến 4. Điều này cho thấy các yếu trên đều có tác động đến rủi ro tín dụng. Riêng biến quan sát NH1

(Tức là chính sách tín dụng của ACB khơng phù hợp) có trung bình là 2.53, thể hiện chính sách tín dụng của ACB khơng có tác động lên rủi ro tín dụng tại ACB.

Yếu tố có tác động yếu nhất đến rủi ro tín dụng là Khách quan. Trong yếu tố này thì biến KQ3 (Hệ thống thơng tin CIC khơng đầy đủ, thiếu chính xác) có trung bình bé nhất (Mean=3.20). Đối với hầu hết các đáp viên trong bảng khảo sát trên, thông tin CIC khơng phải là ngun nhân chính gây nên rủi ro tín dụng

Yếu tố Ngân hàng có tác động mạnh nhất đến rủi ro tín dụng, biến NH1 (Chính sách tín dụng của ACB khơng phù hợp) có trung bình thấp nhất (Mean=2.53), hầu hết các đáp viên đều không đồng ý với ý kiến trên, thể hiện ACB ln đưa ra những chính sách tín dụng phù hợp. Tiếp theo, là biến NH3 (Quy trình tín dụng chưa tách bạch giữa bộ phận quan hệ khách hàng và bộ phận thẩm định), có trung bình 2.77, hầu hết các đáp viên đều ở mức trung bình. Thể hiện, quy trình tín dụng của ACB có sự tách bạch giữa bộ phận thẩm định và bộ phận QHKH nhưng cịn nhiều hạn chế và có nhiều điểm khơng rõ ràng nên ACB cần có những biện pháp rõ ràng trong quy trình cấp tín dụng của ACB. Ngồi ra các biến quan sát khác nằm trong nhân tố này cũng có mức trung bình từ 2.96 đến 3.24, thể hiện rủi ro tín dụng của ACB chịu tác động bởi các biến trên.

Cuối cùng là nhân tố KH, các biến trong nhân tố KH đều có trung bình cao, trong đó cao nhất là KH1 (Sử dụng vốn sai mục đích so với phương án kinh doanh khi giải ngân.) có mean bằng 3.71. Thể hiện các đáp viên được khảo sát đều đồng ý với ý kiến trên.

5.2.2 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại NHTMCP Á Châu Á Châu

Mỗi ngân hàng đều có chính sách hạn chế rủi ro riêng. Xét về mặt tổng thể, ngân hàng khi xây dựng chính sách quản trịđều căn cứ vào các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng từ đó đưa ra những hướng giải pháp phù hợp

Nghiên cứu thực tế tại Việt Nam thì bất kỳ một Ngân hàng thuộc ngân hàng thương mại mang tính chất nhà nước hay ngân hàng thương mại cổ phần ngồi quốc

doanh có quy mơ lớn hay nhỏcũng đều chịu ảnh hưởng bởi 3 nhóm chính: yếu tố từ phía khách hàng vay, yếu tố thuộc ngân hàng và các yếu tố khách quan, trong đó yếu tố thuộc về khách hàng vay thì có ảnh hưởng nhiều nhất đến rủi ro tín dụng.

Tác giả dựa vào nghiên cứu thực nghiệm để đưa ra một số gải pháp như sau:

5.2.2.1 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay của ACB.

Từ kết quả chạy mơ hình các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng trong hoạt đông cho vay của ACB, tác giả kiến nghị một số giải pháp cần tập trung thực hiện nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và tăng cường chất lượng tín dụng

Về khả năng tài chính của ngƣời vay

Khả năng tài chính thể hiện qua vốn tự có của khách hàng tham gia vào phương án, vào kế hoạch kinh doanh của mình. Một khách hàng có tỷ lệ vốn tự có cao thể hiện khả năng tài chính của người vay, tạo sự thuyết phục cho CBTD cho vay, điều đó tạo được sự an tâm của khách hàng đối với ngân hàng.

Và các ngân hàng không nên áp dụng tất cả các ngành nghề kinh doanh với cùng một tỷ lệ vốn tự có tham gia vào phương án bởi vì mỗi ngành nghề có mức độ rủi ro khác nhau, những ngành nghề rủi ro cao thì u cầu tỷ lệ vốn tự có cao hơn những ngành có mức rủi ro thấp hơn. Nên ACB nên linh động trong vấn về đưa ra tỷ lệ vốn tự có, tùy theo mỗi ngành nghề mà quy định tỷ lệ vốn tự có tham gia khác nhau. Với những khách hàng có ít kinh nghiệm thì địi hỏi tỷ lệ vốn tự có ở mức cao để đảm bảo an toàn

Về kinh nghiệm của ngƣời đi vay

Theo kết quả ước lượng ở trên thì một trong những yếu tố gây nên rủi ro tín dụng là kinh nghiệm của người đi vay. Kinh nghiệm của người đi vay càng nhiều thì họ càng có khả năng nhìn nhận và phản ứng với thị trường càng nhanh. Vì thế, ACB có thể hạn chế được rủi ro tín dụng

Đối với những khách hàng có ít kinh nghiệm thì ACB nên chú trọng đến công tác thẩm định hơn, xét duyệt các tiêu chí khác cần khó hơn như địi hỏi tỷ lệ vốn tự có cao hơn, tần suất kiệm tra giám sát sử dụng vốn vay nhiều hơn để nhận

Về việc sử dụng vốn vay của ngƣời đi vay.

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn và đề xuất nhu cầu vay vốn thì có thể phương án vay vốn của khách hàng khả thi mang lai hiệu quả cao và có thể ngược lại là phương án vay vốn của khách hàng khơng hiệu quả; có phương án an tồn và cũng có phương án mạo hiểm; có phương án hợp pháp và có thế có phương án bất hợp pháp. Ngân hàng chỉ chấp nhận những khách hàng có phương án vay vốn hiệu quả, đúng mục đích, khơng vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc kiểm sốt những vấn đề trên khi quyết định cho vay thì rất khó khăn bởi vì nếu khách hàng muốn vay vốn của ngân hàng thì khách hàng sẽ trình bày những phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả nhưng khi ngân hàng chấp thuận cho vay và giải ngân thì khách hàng khơng thực hiện, kinh doanh kém hiệu quả, lừa đảo, chiếm đoạt vốn của ngân hàng dẫn đến khơng có khả năng thu hồi vốn vay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)