CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
3.7.2 Yếu tố từ phía khách hàng vay
(trích “Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của các Ngân hàng Thương mại TP.HCM”, tạp chí kế tốn, tháng 6/2006)
Thứ nhất: Khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích hay khơng sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Khi khách hàng vay vốn, nhân viên của ngân hàng đã thẩm định dựa trên phương án, dự án khách hàng trình bày và tính tốn phương án, dự án này hiệu quả sẽ tiến hành các thủ tục cấp tín dụng. Nếu khách hàng sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích thì có khả năng xảy ra rủi ro tín dụng vì khách hàng khơng có thiện chí thực hiện đúng cam kết với ngân hàng và khách hàng có thể đầu tư vào các dự án khơng sinh lợi nhuận
Thứ hai: Do khách hàng cố tình chiếm dụng vốn của ngân hàng. Để đạt được mục đích thu được lợi nhuận, nhiều khách hàng sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn để ứng phó với ngân hàng như mua chuộc hoặc cung cấp các báo cáo tài chính sai lệch. Trong trường hợp này, nếu khơng phát hiện ra, ngân hàng sẽ đánh giá sai về khả năng tài chính của khách và cho vay vốn với khối lượng và thời hạn không hợp lý, dẫn đến rủi ro tiềm ẩn là rất cao. Ngoài ra, cũng có những trường hợp người kinh doanh có lãi song vẫn khơng trả nợ cho ngân hàng đúng hạn mà cố tình kéo dài với ý định khơng trả nợ hoặc tiếp tục sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt.
Thứ ba: Do khách hàng kinh doanh thua lỗ nên mất khả năng trả nợ. Trường hợp này rất phổ biến do khách hàng có trình độ yếu kém trong dự đoán các vấn đề kinh tế, yếu kém trong năng lực quản lý, sử dụng vốn sai mục đích, sản phẩm chất lượng thấp khơng bán được… Hơn nữa có rất nhiều người vay sẵn sàng lao vào những cơ hội kinh doanh mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao, mà khơng tính tốn kỹ hoặc khơng có khả năng tính tốn những bất trắc có thể xảy ra nên khả năng xảy ra tổn thất với ngân hàng là rất lớn. Vì vậy, khi ngân hàng cho vay những khách hàng kém năng lực, họ sẽ sử dụng vốn không hiệu quả và kết quả là tiền vay không thể thu hồi, làm tăng tỷ lệ nợ quá hạn
Thứ tư: Tình hình tài chính yếu kém thiếu minh bạch
Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết doanh nghiệp Việt Nam. Ngồi ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho Ngân hàng hầu như chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Khi cán bộ Ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao Ngân hàng vẫn ln xem nặng phần tài sản thế chấp như là một chỗ dựa cuối cùng để phịng chống rủi ro tín dụng. Tại Việt Nam, vì nhiều lý do nên hơn 50% doanh nghiệp đều khai báo thuế không đúng với thực tế. Do đó, ngân hàng buộc phải sử dụng báo cáo nội bộ và rủi ro tín dụng phát sinh là khá lớn.