Tăng trƣởng tín dụng tại NHTMCP Á Châu từ năm 2011-2015

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 40)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

3.3 Thực trạng về rủi ro tín dụng trong hoạt độngcho vay tại NHTMCP Á

3.3.2 Tăng trƣởng tín dụng tại NHTMCP Á Châu từ năm 2011-2015

3.3.2.1 Cơ cấu dƣ nợ cho vay theo thời hạn cho vay.

Bảng 3.4: Dư nợ cho vay theo thời hạn vay tại ACB giai đoạn 2011-2015.

Đvt: tỷ đồng,%

Năm Chỉ tiêu

2011 2012 2013 2014 2015

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Tổng nợ vay cuối kỳ 102,809 100 102,815 100 107,190 100 116,324 100 134,032 100 Ngắn hạn 53,362 51.9 55,878 54.35 56,838 53.025 58,568 50.35 62,611 46.71 Trung và dài hạn 49,447 48.1 46,937 45.65 50,352 46.97 57,755 49.65 71,420 53.29

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB qua các năm)

Dựa vào bảng trên ta thấy, dư nợ ngắn hạn của ACB hầu như chiếm tỷ trọng lớn hơn so với cho vay trung và dài hạn trong tổng dư nợ tín dụng của ACB từ năm 2011 đến năm 2014, dư nợ cho vay ngắn hạn khơng có nhiều biến động lớn và tỷ trọng cho vay ln duy trì ở mức trên 50%. Bởi vì các khoản cho vay ngắn hạn dễ quản lý hơn, mau thu hồi, vòng quay vốn nhanh, ít rủi ro hơn so với các khoản vay trung và dài hạn. Điều này thể hiện cơ cấu dư nợ của ACB theo kỳ hạn trả nợ giai đoạn 2011-2014 khá là an toàn và hợp lý. Sang năm 2015 thì ngân hàng ACB tập trung vào cho vay trung dài hạn hơn so với cho vay ngắn hạn do nhu cầu vay mua

nhà, xây dựng sửa chữa nhà, mua xe cũng như tiêu dùng phục vụ nhu cầu đời sống cá nhân của người dân ngày càng tăng, chính sách đẩy mạnh của ACB về nhu cầu này cũng được quan tâm nhiều.

Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB qua các năm

Hình 3.4:Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay

3.3.2.2 Cơ cấu dƣ nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh

Bảng 3.5: Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh Đvt: tỷ đồng,% Năm

Chỉ tiêu

2011 2012 2013 2014 2015

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Tổng dƣ nợ vay cuối kỳ

102,809 100 102,815 100 107,190 100 116,324 100 134,032 100

mại Nông, lâm nghiệp 333.288 0.32 518.14 0.50 1,037 0.97 937.475 0.81 996.35 0.74 Sản xuất và gia công chế biến 15,188 14.77 13,270 12.91 20,897 19.50 21,186 18.21 21,150 15.78 Xây dựng 4,862 4.73 3,343 3.25 3,806 3.55 4,279 3.68 5,475 4.08 Dịch vụ cá nhân và cộng đồng 35,318 34.35 43,693 42.50 45,312 42.27 1,211 1.04 1,873 1.40 Kho bãi, giao thông vận tải và thông tin liên lạc 3,070 2.99 2,386 2.32 3,151 2.94 2,791 2.40 2,466 1.84 Giáo dục và đào tạo 105.762 0.10 101.094 0.10 116.841 0.11 146.458 0.13 141.006 0.11 Tư vấn và kinh doanh bất động sản 1,449 1.41 1,079 1.05 2,206 2.06 2,265 1.95 2,541 1.90 Nhà hàng và khách sạn 2,174 2.11 1,816 1.77 1,708 1.59 1,934 1.66 2,369 1.77 Dịch vụ tài chính 703.532 0.68 631.529 0.61 100 0.09 246.055 0.21 9.217 0.01 Các ngành nghề khác và cho vay cá nhân 2,853 2.78 2,778 2.70 1,860 1.74 53,105 45.65 66,678 49.75

Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB qua các năm và tác giả tự tính tốn

Dựa vào bảng trên ta thấy, ACB có cơ cấu cho vay theo ngành nghề kinh doanh khá đa dạng, nhiều ngành nghề, trong đó ta thấy ACB tập trung vào cho vay các ngành nghề như dịch vụ cá nhân và cộng đồng, thương mại, sản xuất và gia công chế biến trong giai đoạn từ năm 2011-2015. Đứng đầu trong số các ngành nghề là ngành dịch vụ cá nhân và cộng đồng như cho vay mua nhà, mua đồ gia dụng, sửa chữa du lịch,..sau đó là ngành thương mại, đây là ngành có biến động chu kỳ thấp, không phụ thuộc nhiều vào mùa vụ, khả năng thu hồi vốn cao nên dư nợ cho vay của ngành này chiếm tỷ lệ cao hơn một số ngành khác như xây dựng, nông lâm nghiệp và kế đến là ngành sản xuất và gia cơng chế biến. Với tỷ trọng trên thì được đánh giá là khá phù hợp trong điều kiện kinh tế khó khăn và giúp thúc đẩy sự phát triển các ngành nghề kinh tế quan trọng của đất nước như thương mại, sản xuất, chế biến. Ngoài ra, ACB cũng hạn chế cho vay các ngành nghề có nhiều rủi ro như kinh doanh bất động sản – ngành nghề kinh doanh đang gặp khó khăn và đóng băng trong giai đoạn 2011-2013. Năm 2014 đánh dấu năm thứ hai ACB thực hiện ý đồ chiến lược giai đoạn 2013-2018, và cũng là năm thứ hai ACB thực hiện lộ trình tái cơ cấu giai đoạn 2013-2015 để giải quyết những vấn đề tồn đọng.Định hướng kinh doanh xuyên suốt của ACB là hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực tư nhân, với quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng vì thế tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân của ACB trong 2 năm 2014-2015 cao hơn so với những ngành nghề khác, chẳng hạn năm 2014 chiếm 45.65%, 2015 chiếm 49.75% trong tổng dư nợ.

(Nguồn: Báo cáo thường niên qua các năm của ngân hàng ACB) Hình 3.5: Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề kinh doanh năm 2015

3.3.2.3 Cơ cấu dƣ nợ cho vay theo thành phần kinh tế.

Bảng 3.6: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế.

Đvt:tỷ đồng,%

Năm

Chỉ tiêu

2011 2012 2013 2014 2015

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Tổng nợ vay cuối kỳ 102,809 102,815 107,190 116,324 134,032 Doanh nghiệp Nhà 3,316 3.23 3,269 1.83 2,685 2.45 1,896 1.63 1,659 1.24

nước Công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân 62,316 60.61 54,396 56.78 57,996 53.22 59,335 51.01 64,692 48.27 Công ty liên doanh 501.34 0.49 306.256 1.17 536.554 0.50 1,199 1.03 796.4 0.59 Công ty 100% vốn nước ngoài 807.489 0.79 467.995 1.41 389.598 0.36 1,446 1.24 1,591 1.19 Hợp tác xã 20.611 0.02 26.688 0.04 35.911 0.03 46.139 0.04 63.992 0.05 Cá nhân và khách hàng khác 35,847 34.87 44,349 50.96 45,547 42.49 52,401 45.05 65,228 48.67

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB qua các năm)

Với chiến lược bán lẻ, ACB tập trung phát triển tín dụng khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, và khu vực cá nhân. Dựa vào bảng cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế thì ta có thể thấy dư nợ cho vay của ACB tập trung vào cho vay khách hàng là các công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân chiếm khoảng trên 50% dư nợ và tỷ lệ này hầu như duy trì ổn định qua các năm. Đây là những loại hình doanh nghiệp chiếm đa số tại Việt Nam và loại hình doanh nghiệp này thường có nhu cầu lớn, vịng quay nhanh để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh việc chú trọng vào loại hình doanh nghiệp, ACB cịn chú trọng phát triển tín dụng cá nhân; trong đó đẩy mạnh việc cho vay mua nhà để ở, xây dựng sửa chữa nhà, tiêu dùng phục vụ nhu cầu tiêu dùng đời sống cá nhân. Có thể thấy tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân ngày càng tăng về quy mô lẫn tỷ trọng. Năm 2011, dư nợ cá nhân đạt 35,847 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 34.87%, sang đến năm 2015 thì dư nợ

cho vay theo phân khúc này đạt 65,228 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 48.67%. Loại hình doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay chiếm tỷ lệ rất ít, khó tiệp cận và một số doanh nghiệp nhà nước cịn hoạt động khơng hiệu quả nên ACB tập trung vào các loại hình doanh nghiệp như cơng ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân. Đây là sự điều chỉnh hợp lý, trong bối cảnh hàng loạt tập đoàn nhà nước như Vinashin, Vinalines, EVN,…làm ăn thua lỗ và gây vỡ nợ.

3.4 Chất lƣợng tín dụng 3.4.1 Tỷ lệ nợ xấu của ACB 3.4.1 Tỷ lệ nợ xấu của ACB

Bảng 3.7: Tỷ lệ nợ xấu của ACB giai đoạn từ 2011-2015 Đvt:%

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

Nợ quá hạn

(nhóm 2-5)

1.2 7.8 5.8 4.75 3.06

Nợ xấu của ACB (nhóm 3-5)

0.88 2.46 3.1 2.18 1.29

Nợ xấu các

NHTM

3.07 4.08 3.61 3.25 2.55

(Nguồn: Báo cáo thường niên qua các năm của ACB và tác giả tự tính tốn)

2011 2012 2013 2014 2015 ACB 0,88% 2,46% 3,10% 2,18% 1,29% Các NHTM 3,07% 4,08% 3,61% 3,25% 2,55% 0,88% 2,46% 3,10% 2,18% 1,29% 3,07% 4,08% 3,61% 3,25% 2,55% 0,00% 0,50% 1,00% 1,50% 2,00% 2,50% 3,00% 3,50% 4,00% 4,50% ACB Các NHTM

Nguồn: Báo cáo thường niên qua các năm của ACB và tác giả tự tính tốn Hình 3.6: Tỷ lệ nợ xấu của ACB so với toàn ngành giai đoạn từ 2011-2015

Nhìn vào biểu đồ hình 3.6 trên ta thấy tỷ lệ nợ xấu của ACB luôn thấp hơn tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu của ACB tăng dần trong giai đoạn 2011-2013. Cụ thể, năm 2011 có tỷ lệ nợ xấu 0.88% tăng lên đến 3.1% trong năm 2013 (tăng tương đương 252%), tỷ lệ này cao hơn quy định của NHNN là kiểm soát nợ xấu dưới 3%. Tỷ lệ nợ xấu có tốc độ tăng trưởng cao nhất là năm 2012 với tỷ lệ nợ xấu là 2.46% (tăng tương đương 180%). Nguyên nhân của việc tăng tỷ lệ nợ xấu tại ACB là do sự suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến nền kinh tế của Việt Nam, nhiều doanh nghiệp làm ăn lỗ, phá sản và điều tất yếu là ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và ACB nói riêng. Ngồi ra, năm 2012 là một năm đầy biến động đối với ACB với sự kiện vào tháng 8/2012, mà chủ yếu là do việc chuyển nợ quá hạn của 6 cơng ty có liên quan đến Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) và một tổng công ty nhà nước (Cơng ty vận tải biển Vinalines). Và chính điều này làm ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến uy tín của ACB, dẫn đến ACB khơng tăng trưởng được dư nợ tín dụng trong khi nợ xấu gia tăng, trích lập dự phịng gia tăng. Tuy nhiên, sang năm 2014 với tất cả những nổ lực của ACB, tập trung xử lý nợ xấu tích cực bằng nhiều giải pháp như việc ACB mạnh tay sử dụng dự phịng tín dụng và tính đến thời điểm 31/12/2014, ACB đã bán 1.457.053 triệu dư nợ cho vay cho VAMC đã làm cho tỷ lệ nợ xấu của ACB giảm vào năm 2014 với tỷ lệ nợ xấu là 2.18% và trong năm 2015 ACB kiên trì thực hiện chính sách cho vay thận trọng, duy trì mức tăng trưởng ổn định đi đối với đảm bảo an toàn cũng như hạn chế nợ xấu phát sinh, quyết liệt xử lý nợ xấu còn tồn đọng cho nêntỷ lệ nợ xấu là 1.29%. Từ kết quả trên ta có thể thấy được việc quản trị rủi ro tín dụng của ACB luôn được quan tâm hàng đầu, đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế và thị trường tài chính trong nước cũng như thế giới gặp nhiều khó khăn.

Bảng 3.8: Tăng trưởng thu nhập từ tín dụng giai đoạn từ 2011-2015 Đvt: tỷ đồng,% Năm Chỉ tiêu 2011 % 2012 % 2013 % 2014 % 2015 % Thu nhập lãi thuần 6,608 86.41 6,871 4,386 77.62 4,766 79.66 5,884 81.43 Thu nhập ngoài lãi 1,039 13.59 -1,036 1,263 22.35 1,217 20.34 1,342 18.57 Tổng thu nhập 7,647 100 5,835 5,650 100 5,983 100 7,226 100

Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB qua các năm và kết quả tự tính của tác giả

Nhìn vào bảng trên ta thấy thu nhập từ lãi là nguồn thu nhập chính cho ngân hàng, chiếm từ 75% đến hơn 85% trong tổng thu nhập. Hơn nữa, thu nhập từ hoạt động cho vay còn phải bù đắp cho những khoản đầu tư thua lỗ khác của ngân hàng.Tổng thu nhập của năm 2011 là cao nhất với tổng thu nhập là 7,647 tỷ đồng và giảm dần vào năm 2012 và năm 2013. Năm 2012 với mức tổng thu nhập là 5,835 tỷ đồng, giảm 23.7% so với năm 2011, trong đó thu nhập ngồi lãi âm 1,036 tỷ đồng. Trong năm 2013 thì tổng thu nhập giảm 185 tỷ đồng so với năm 2012, tương đương với mức giảm 3%, mức giảm này tương đối nhỏ và có thể chấp nhận được. Sang đến năm 2014 thì tình hình kinh doanh ACB đã có bước cải thiện. Năm 2015 thì tổng thu nhập từ lãi là 7,226 tỷ đồng, tăng 20,77 % so với năm 2014, trong đó thu nhập lãi thuần tăng 1,118 tỷ đồng so với năm 2014. Đây là kết quả của nổ lực áp dụng chính sách quản lý chặt chẽ về cấu trúc tài sản và chất lượng dư nợ của ACB.

(Nguồn: Báo cáo thường niên qua các năm của ACB) Hình 3.7: Thu nhập từ tín dụng của ACB giai đoạn 2011-2015

3.5 Nhận xét về RRTD trong hoạt động cho vay tại ACB. 3.5.1 Những kết quả đạt đƣợc. 3.5.1 Những kết quả đạt đƣợc.

Dựa vào những phân tích về thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại ACB giai đoạn 2011-2015. ACB đã đạt được những kết quả như sau. Cụ thể:

 Ngân hàng đã có kế hoạch và nổ lực chuyển đổi cơ cấu cho vay. Cụ thể, cho vay đối với khách hàng thể nhân và doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao; tỷ trọng cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn được điều chỉnh hợp lý. Ngân hàng đã tích cực phát triển hệ thống kênh phân phối, không chỉ là các chi nhánh, phòng giao dịch mà còn các hệ thống ATM và kênh ngân hàng điện tử để nâng cao nâng lực phục vụ khách hàng và thu hút khách hàng mới, nâng cao chất lượng phục vụ và cho ra đời nhiều sản phẩm gắn với nhu cầu của người dân, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

 ACB đã thực hiện đảm bảo an toàn vốn với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đạt mức quy định của NHNN, cụ thể là CAR lớn hơn hoặc bằng 9% theo thông tư số 13/2010/TT-NHNN ban hành ngày 20/05/2010 cũng như Thông tư mới nhất

36/2014/TT-NHNN ban hành ngày 20/11/2014 quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

 ACB đã tích cực xử lý nợ xấu, nợ quá hạn trong giai đoạn 2011-2015. Tỷ lệ nợ xấu được giữ nhỏ hơn 3% (riêng năm 2013 thì tỷ lệ nợ xấu là 3.1%). ACB luôn tuân thủ quy định của NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản cho vay và ứng trước cho khách hàng. Đối với các khoản cho vay được xếp vào nợ quá hạn, ACB đã tích cực thực hiện các biện pháp khác nhau để xử lý như: cơ cấu lại nợ, gia hạn thời gian trả nợ, hoán đổi nợ thành các hình thức sở hữu tài sản , các khoản nợ và trái phiếu. Đồng thời, ACB đã tích cực thực hiện bán nợ xấu cho VAMC.

Tóm lại, với mọi nổ lực nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng cho thấy cơng tác tín dụng tại ACB trong thời gian qua đã có những bước cải thiện: có tăng trưởng dư nợ tín dụng ở mức, tỷ trọng nợ quá hạn chiếm tỷ lệ thấp so với tổng dư nợ.

3.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân.

 Tỷ lệ nợ xấu của ACB gia tăng vượt trội trong năm 2012-1014, gấp 3 lần so với giai đoạn trước đó (2011: 0.88%, 2012: 2.46%, 2013: 3.1% và 2014: 2.18%). Trong đó, tỷ lệ nợ xấu của ACB vào năm 2013 đã vượt mức cho phép của NHNN (dưới 3%). Bên cạnh đó thì tỷ lệ nợ quá hạn cũng gia tăng gấp 4, 5 lần (2012: 7,77%, 2013: 5,79%, 2014: 4,75%, và 2015:3,06%). Tình trạng này là do nghiệp vụ cho vay, đầu tư của ACB khơng có hiệu quả. Cụ thể là, đối với trường hợp một tổng cơng ty Nhà Nước và nhóm 6 công ty, ACB đã thực hiện cho vay và đầu tư quá liều lĩnh, tập trung vốn quá nhiều vào một doanh nghiệp và đầu tư vào một loại chứng khốn có rủi ro cao. Ngun nhân gây ra rủi ro này là do năng lực quảntrị của ACB trong q trình cấp tín dụng , phân loại,xếp hạng rủi ro tín dụng, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng và sai lầm khi quyết định cho vay. Một nguyên nhân khác là thuộc về Tổng công ty nhà nước khi ban lãnh đạo của doanh nghiệp thiếu năng lực quản lý, tham nhũng, sử dụng vốn sai mục đích. Trong trường hợp ACB ủy thác

được thu nhập cao khi NHTM hứa lãi suất tiền gửi them ở mức 8-10%, ngoài mức lãi suất 14% theo quy định. Vì thế mà ACB đã gặp rủi ro khi nhân viên này cố tình lừa đảo

 Ngồi ra cơng tác quản trị, điều hành của ACB có vấn đề khi thành viên của Hơi đồng Quản trị, Ban điều hành có hành vi quy phạm pháp luật và bị khởi tố. Sự

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)