Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay của ACB

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 86 - 90)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

5.2 Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt độngcho vay tạ

5.2.2.1 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay của ACB

Từ kết quả chạy mơ hình các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng trong hoạt đơng cho vay của ACB, tác giả kiến nghị một số giải pháp cần tập trung thực hiện nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và tăng cường chất lượng tín dụng

Về khả năng tài chính của ngƣời vay

Khả năng tài chính thể hiện qua vốn tự có của khách hàng tham gia vào phương án, vào kế hoạch kinh doanh của mình. Một khách hàng có tỷ lệ vốn tự có cao thể hiện khả năng tài chính của người vay, tạo sự thuyết phục cho CBTD cho vay, điều đó tạo được sự an tâm của khách hàng đối với ngân hàng.

Và các ngân hàng không nên áp dụng tất cả các ngành nghề kinh doanh với cùng một tỷ lệ vốn tự có tham gia vào phương án bởi vì mỗi ngành nghề có mức độ rủi ro khác nhau, những ngành nghề rủi ro cao thì u cầu tỷ lệ vốn tự có cao hơn những ngành có mức rủi ro thấp hơn. Nên ACB nên linh động trong vấn về đưa ra tỷ lệ vốn tự có, tùy theo mỗi ngành nghề mà quy định tỷ lệ vốn tự có tham gia khác nhau. Với những khách hàng có ít kinh nghiệm thì địi hỏi tỷ lệ vốn tự có ở mức cao để đảm bảo an toàn

Về kinh nghiệm của ngƣời đi vay

Theo kết quả ước lượng ở trên thì một trong những yếu tố gây nên rủi ro tín dụng là kinh nghiệm của người đi vay. Kinh nghiệm của người đi vay càng nhiều thì họ càng có khả năng nhìn nhận và phản ứng với thị trường càng nhanh. Vì thế, ACB có thể hạn chế được rủi ro tín dụng

Đối với những khách hàng có ít kinh nghiệm thì ACB nên chú trọng đến công tác thẩm định hơn, xét duyệt các tiêu chí khác cần khó hơn như địi hỏi tỷ lệ vốn tự có cao hơn, tần suất kiệm tra giám sát sử dụng vốn vay nhiều hơn để nhận

Về việc sử dụng vốn vay của ngƣời đi vay.

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn và đề xuất nhu cầu vay vốn thì có thể phương án vay vốn của khách hàng khả thi mang lai hiệu quả cao và có thể ngược lại là phương án vay vốn của khách hàng khơng hiệu quả; có phương án an tồn và cũng có phương án mạo hiểm; có phương án hợp pháp và có thế có phương án bất hợp pháp. Ngân hàng chỉ chấp nhận những khách hàng có phương án vay vốn hiệu quả, đúng mục đích, khơng vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc kiểm sốt những vấn đề trên khi quyết định cho vay thì rất khó khăn bởi vì nếu khách hàng muốn vay vốn của ngân hàng thì khách hàng sẽ trình bày những phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả nhưng khi ngân hàng chấp thuận cho vay và giải ngân thì khách hàng khơng thực hiện, kinh doanh kém hiệu quả, lừa đảo, chiếm đoạt vốn của ngân hàng dẫn đến khơng có khả năng thu hồi vốn vay

Do đó, các cán bộ ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng như mục đích ban đầu khơng, và dịng tiền trả nợ của khách hàng, coi đó là một quy trình quan trọng trong q trình cấp tín dụng cho khách hàng. Các cán bộ tín dụng ngân hàng phải ln gần gũi, chia sẽ thơng tin và kiểm sốt khách hàng nhầm:

- Biết được tình hình kinh doanh của khách hàng có hiệu quả khơng và đề ra những phương án xừ lý phù hợp.

- Ngân hàng phải quản lý được doanh thu của khách hàng. Trong hợp đồng tín dụng phải thỏa thuận được với khách hàng việc chuyển doanh thu và sử dụng dịch vụ tại ACB, qua đó vừa kiểm sốt được nguồn trả nợ, vừa tăng thêm phí dịch vụ thu được.

Chấm điểm tín dụng là một bước quan trong trong quá trình ra quyết định cho vay của ngân hàng. Nhưng đa số các ngân hàng nói chung và ACB nói riêng chỉ thực hiện bước này trước khi cho vay cịn sau khi cho vay thì ít có ngân hàng nào thực hiện việc chấm điểm tín dụng và rất dể dẫn đến rủi ro tín dụng. Vì vậy, ngân hàng ACB nên có cơ chế chấm điểm tín dụng trước và sau khi cho vay nhằm để cập nhật sớm thông tin và hạn chế được những rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

Ngoài ra, ngân hàng ACB cần phải xây dựng cơng thức tính rủi ro vào trong mơ hình chấm điểm để có thể lượng hóa được rủi ro mà khách hàng mang lại là bao nhiêu từ đó đưa ra những hướng giải quyết phù hợp: có thể là thu hẹp mức cấp tín dụng hiện hữu nếu tổn thất ước tính mà khách hàng mang lại cho ngân hàng là lớn hơn lợi nhuận kỳ vọng khách hàng mang lại cho ngân hàng.

Đối với cấp quản lý tại ACB thì thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các cán bộ tín dụng quản lý khoản vay định kỳ hàng quý hàng tháng thực hiện công tác kiềm tra bằng cách lập bảng báo cáo tình hình sử dụng vốn vay, hoạt động sản xuất kinh doanh và giá trị tài sản

Về kinh nghiệm của cán bộ tín dụng

Yếu tố con người là yếu tố quan trọng trong lĩnh vực tín dụng do có liên quan đến các quyết định cho vay, chất lượng và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ngày nay, hầu hết các ngân hàng đều áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật để hỗ trợ cho việc phân tích tín dụng và ra quyết định cho vay vì thế các ngân hàng hầu như có lợi thế như nhau. Vì thế vấn đề tạo ra sự khác biệt giữa các ngân hàng trong việc phòng ngừa rủi ro tín dụng là vấn đề con người. Để một ngân hàng hạn chế được các rủi ro có thể xảy ra phải có đội ngũ phân tích tín dụng chun nghiệp và một đội ngũ nhân viên tín dụng có đạo đức nghề nghiệp. Vì thế vấn đề đào tạo, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho các nhân viên mới vào là rất quan trọng

Cán bộ tín dụng càng có nhiều kinh nghiệm thì kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thẩm định cao hơn cũng như khả năng nhận dạng và xử lý rủi ro tốt hơn và vì vậy xác suất xảy ra rủi ro tín dụng càng ít hơn. Muốn hạn chế rủi ro trong cho vay thì khi thẩm định cho vay, cấn bộ tín dụng nên phối hợp với cấp cao hơn để công tác thẩm định được chuẩn xác hơn. Đội ngũ cán bộ cần được đào tạo và tái đào tạo định kỳ hàng năm, ngồi ra khi có những vấn đề phát sinh mới, sản phẩm mới thì cần tổ chức huấn luyện để triển khai thực hiện có hiệu quả hơn.

Liên quan đến cán bộ tín dụng, ACB cần nâng cao trách nhiệm và đạo đức của cán bộ tín dụng. Bộ phận nhân sự, Trưởng đơn vị cần có sự trao đổi và quán

triệt về vấn đề đạo đức nghề nghiệp đối với tất cả nhân viên trong những ngày đầu tiếp nhận công việc và được nhắc lại liên tục trong khi công tác tại ACB. Đưa ra cơ chế thưởng, phạt và nghiêm túc thực hiện khi có hành vi quy phạm. Thực hiện việc trả lương dựa trên kết quả công việc, trong đó bao gồm cả chất lượng tín dụng. Trách nhiệm của cán bộ tín dụng gắn liền với chất lượng của khoản vay, điều này nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm của cán bộ tín dụng.

Về quy trình cấp tín dụng

Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều có xây dựng quy trình cấp tín dụng tác biệt giữa bộ phận quan hệ khách hàng và bộ phận thẩm định nhằm nâng cao tính khách quan trong q trình cấp tín dụng. Đây là một sự đổi mới thành cơng và đáng khích lệ. ACB đang áp dụng quy trình trên khá hiệu quả mặc dù cịn nhiều hạn chế, chưa tách bạch rõ bộ phận quan hệ khách hàng và bộ phận phân tích tín dụng. Cán bộ tín dụng vẫn phải vừa tìm khách hàng vừa phân tích hồ sơ tín dụng đối với các khoản vay có quy mơ nhỏ do nguồn lực cịn thiếu và phải có thời gian thay đổi

Như đã trình bày ở trên, bộ phận phân tích tín dụng khơng tìm kiếm và chăm sóc khách hàng mà đảm nhận cơng việc chính là thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng. Ngồi mục đích là mang tính khách quan khi ra quyết định cho vay thì nó cịn mang một mục đích nữa là để bộ phận thẩm định có thể chuyên tâm, nghiên cứu và thẩm định có chất lượng hơn. Bộ phận phân tích tính dụng phải dựa vào các thông tin sau: thông tin do khách hàng cung cấp, thông tin từ CIC của ngân hàng nhà nước, thông tin khách hàng,.. Không những thu thập thông tin mà bộ phận phân tích tín dụng cịn phải biết chắt lọc thông tin, thông tin nào là đáng tin cậy. Ngồi ra, bộ phận phân tích tín dụng cịn phải đặt ra những tình huống trong lai và xem xét mức độ ảnh hưởng của những tình huống trên đối với tình hình kinh doanh của khách hàng. Bởi vì, nếu chỉ dựa trên những thông tin hiện tại để ra quyết định cho vay mà khơng xét đến tình huống khơng thuận lợi trong tương lai có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình kinh doanh của khách hàng thì cũng rất nguy hiểm trong suốt q trình cho vay, và có thể gây ra rủi ro tín dụng. Vì vậy, khi quyết định cho vay đối với một khách hàng thì ngồi dựa trên những thơng tin có sẵn, thơng tin ở hiện tại

thì cán bộ tín dụng phải có khả năng tiên lượng trước tình huống xảy ra và dự phòng trước những cách xử lý phù hợp.

Ngân hàng nên tổ chức định kỳ các lớp học nghiệp vụ, các khóa huấn luyện cho nhân viên phân tích tín dụng đễ hỗ trợ nghiệp vụ. Ngoài ra, ngân hàng nên tổ chức những buổi học trao đổi những kinh nghiệm thực tế, chia sẽ giữa những nhân viên thâm niên và nhân viên mới vào nghề để tránh những sai lầm có thể gặp phải

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)