CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
3.7.1 Yếu tố khách quan
Có rất nhiều yếu tố khách quan do mơi trường kinh doanh và chính sách của nhà nước ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng và ngân hàng. Bao gồm:
Thứ nhất - Môi trường kinh tế không ổn định:
Môi trường kinh tế tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng cũng như của doanh nghiệp trong nền kinh tế.Khi nền kinh tế đang tăng trưởng ổn định thì các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và có nhiều khả năng trả nợ được cho ngân hàng. Ngược lại khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, mất ổn định đã làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ, sức mua bị giảm sút, hàng hoá bị ứ đọng điều này ảnh hưởng tới các khoản nợ của các ngân hàng.
Ngồi ra, các chính sách kinh tế vĩ mơ cũng có tác động tới hoạt động của ngân hàng. Chính phủ ưu tiên hơn về luật pháp, điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực chính phủ khuyến khích đầu tư phát triển và ngược lại. Do những chính sách kinh tế
của chính phủ đã làm giảm bớt khách hàng đến với ngân hàng từ các lĩnh vực mà nhà nước khơng khuyến khích phát triển.
Thứ hai - Hệ thống pháp lý của nhà nước rờm rà, hay thay đổi, không thống nhất.
Đây không chỉ là bất lợi cho ngân hàng và cho khách hàng. Khi nhà nước thay đổi chính sách, bản thân ngân hàng, khách hàng chưa kịp thích nghi với chính sách mới lại phải thay đổi một lần nữa làm cho hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng, đính trệ và gây ra rủi ro tín dụng cao. Hơn nữa, vấn đề xử lý tài sản thế chấp cịn gặp nhiều khó khăn. Quyền được bán tài sản thế chấp của ngân hàng trong trường hợp khách hàng không đủ khả năng trả nợ thì phải thơng qua tồ án giải quyết. Nhưng khâu xử lý tài sản thế chấp ở khâu toà án rất phức tạp, thủ tục rườm rà, tốn kém, mất nhiều thời gian thậm chí cịn có những bất lợi về phía ngân hàng
Thứ ba - Hệ thống thơng tin CIC khơng đầy đủ, thiếu chính xác
Một trong những nguồn thông tin đáng tin cậy mà ngân hàng có thể tham chiếu khi cho vay là thơng tin về uy tín trả nợ của khách hàng được lưu trữ tại ngân hàng nhà nước (CIC). Mặc dù đã có sự tiến triển tốt trong năm 2010 đến nay: thông tin cung cấp nhanh và đa dạng hơn, từ thông tin quan hệ tín dụng, tình hình tài sản đảm bảo đến xếp hạng tín dụng và cảnh báo nợ xấu, nhưng thông tin cập nhật vẫn chưa kịp thời và chính xác
Thứ tư - Quy trình về xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ vay chưa chặt chẽ, tốn nhiều thời gian
Tài sản đảm bảo không phải là điều kiện tiên quyết nhưng cũng là điều kiện đủ khi quyết định cho vay. Bởi khi khách hàng khơng trả được nợ thì ngân hàng sẽ dựa trên tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Tuy nhiên việc xử lý tài sản đảm bảo khá phức tạp và tn theo quy trình. Ngân hàng khởi kiện, tịa án hòa giải, khi hòa giải khơng thành thì tiến hành xử lý tài sản đảm bảo thơng qua việc bán đấu giá để thu hồi. Trung bình thời gian thu hồi nợ kéo dài trên 2 năm, rất tốn thời gian và chi phí.
Bởi ngân hàng cũng là đơn vị kinh doanh nên không thể cưỡng chế tài sản của khách hàng để thu hồi nợ.