Các mơ hình nghiên cứu trên thế giới trước năm 2000 về các

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 25 - 28)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Mơ hình nghiên cứu về các yếu tố quyết định hiệu quả kinh

1.4.1.1.1. Các mơ hình nghiên cứu trên thế giới trước năm 2000 về các

động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại

Trong thời gian qua có khá nhiều bài nghiên cứu trên thế giới liên quan đến vấn đề lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Đặc điểm chung của các bài nghiên

cứu thƣờng là thực hiện phân tích các yếu tố thuộc về nội tại của ngân hàng, các yếu tố kinh tế vĩ mô và các yếu tố thuộc về mức độ phát triển của ngành ngân hàng, kèm theo đó là sự so sánh giữa các ngân hàng trong nƣớc và ngoài nƣớc, hay ở các cụm quốc giá khác nhau (phát triển hay đang phát triển).

Các bài nghiên cứu đo lƣờng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng bởi ROA, ROE và trong một số trƣờng hợp, có cả NIM (tỷ lệ lãi suất biên). Các biến độc lập đƣợc sử dụng là các chỉ số tài chính, vấn đề về pháp lý và trong vài trƣờng hợp, có cả biến về các yếu tố kinh tế vĩ mô. Một số yếu tố thƣờng đƣợc nghiên cứu nhƣ: các yếu tố nội tại của ngân hàng gồm quy mô, vốn, quản trị rủi ro và quản trị chi phí; các yếu tố bên ngồi mơi trƣờng kinh tế vĩ mơ nhƣ lạm phát, lãi suất, chu kỳ sản xuất và các đặc tính của thị trƣờng nhƣ mức độ tập trung, quy mô ngành và vấn đề sở hữu.

a. Các nghiên cứu trên thế giới trước năm 2000 về tác động của các yếu tố nội tại ở ngân hàng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại

Akhavein at al (1997) và Smirlock (1985) đã tìm thấy mối tƣơng quan thuận giữa quy mô và lợi nhuận của ngân hàng. Demirguc – Kunt và Maksimovic (1998) đã mở rộng phạm vi ra các chỉ số tài chính khác nhau, pháp lý và các yếu tố khác ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng, theo đó thì quy mơ là có tƣơng quan đáng kể.

Molyneux và Seth (1998) phân tích hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng nƣớc ngoài ở Mỹ giai đoạn 1987 – 1991 và thấy rằng tỷ lệ vốn đã hiệu chỉnh rủi ro có ý nghĩa tác động đến đối với hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng này.

Vấn đề quản trị rủi ro thì ln là cần thiết tất yếu trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Chất lƣợng tài sản kém và mức độ thanh khoản yếu là 2 yếu tố gây thất bại của ngân hàng. Vấn đề rủi ro có thể đƣợc chia thành rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản. Molyneux và Thornton (1992) đã tìm thấy mối tƣơng quan nghịch và đáng kể giữa mức độ thanh khoản và lợi nhuận. Ngƣợc lại, kết quả nghiên cứu của Bourke (1989) lại cho thấy rằng ảnh hƣởng của rủi ro tín dụng lên lợi nhuận là tƣơng quan nghịch. Kết quả này có thể đƣợc giải thích rằng các khoản cho vay rủi ro càng cao, các

khoản nợ không thu hồi đƣợc càng cao, điều này cũng có nghĩa là lợi nhuận mà các ngân hàng thu hồi đƣợc sẽ càng thấp.

Chi phí của ngân hàng cũng có ý nghĩa quan trọng đối với lợi nhuận của ngân hàng. Bourke (1989) và Molyneux và Thornton (1992) đã tìm thấy mối tƣơng quan thuận giữa hiệu quả quản lý chi phí và lợi nhuận.

b. Các nghiên cứu trên thế giới trước năm 2000 về tác động của các yếu tố ngoại sinh đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại

Chuyển sang các yếu tố bên ngồi ngân hàng, có một số kết quả nghiên cứu đƣợc tìm thấy.

Short (1979) đã có bài nghiên cứu cho thấy sự tƣơng quan nghịch giữa mức độ sở hữu của chính phủ và lợi nhuận, và kết quả cũng cho thấy tƣơng tự đối với nghiên cứu của Barth et al (2004). Tuy nhiên, Bourke (1989) và Molynneux và Thornton (1992) thì cho rằng vấn đề sở hữu không phải là biến thích hợp để giải thích lợi nhuận của ngân hàng.

Revell (1979) đã chỉ ra đƣợc ảnh hƣởng của lạm phát lên lợi nhuận của ngân hàng phụ thuộc vào lƣơng nhân viên trong ngân hàng và các chi phí hoạt động khác có tăng nhanh hơn tỷ lệ lạm phát hay không. Perry (1992) chỉ ra rằng lạm phát tác động đến lợi nhuận của ngân hàng phụ thuộc vào mức độ lạm phát kỳ vọng và thực tế. Hầu hết các bài nghiên cứu khác thì cho rằng có mối tƣơng quan thuận giữa lạm phát cũng nhƣ lãi suất với lợi nhuận ngân hàng.

Theo Berger (1995), hiệu quả quản lý không chỉ làm tăng lợi nhuận của ngân hàng mà cịn có thể dẫn đầu thị phần và làm tăng mức độ tập trung của thị trƣờng, vì thế có mối tƣơng quan thuận giữa mức độ tập trung của thị trƣờng và lợi nhuận.

Asli Demirguc – Kunt và Harry Huizinga (1998) nghiên cứu dữ liệu của các ngân hàng của 80 nƣớc trên thế giới trong giai đoạn 1988 – 1995, kết quả cho thấy rằng một hệ thống ngân hàng có tỷ lệ tổng tài sản trên GDP lớn hơn hay hệ số tập trung của thị trƣờng thấp hơn thì sẽ có lợi nhuận và lãi suất biên thấp hơn. Ở các nƣớc đang phát

triển, các ngân hàng nƣớc ngồi thì có lợi nhuận và lãi suất biên cao hơn so với các ngân hàng trong nƣớc, trong khi đó ở các nƣớc phát triển thì ngƣợc lại. Ngồi ra, mức thuế thu nhập doanh nghiệp cũng có ảnh hƣởng đến các khách hàng của ngân hàng.

1.4.1.1.2. Các nghiên cứu trên thế giới từ năm 2000 đến nay về các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)