Bình quân chỉ số NIM qua các năm theo từng nhóm ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 56 - 57)

Đơn vị: % Nhóm NH Năm NHTM CP NH TM Nhà nƣớc NH 100% vốn

nƣớc ngoài NH liên doanh

2006 2,64 2,64 2007 1,74 2,66 3,24 2008 2,64 2,88 3,05 2009 2,39 2,19 1,88 2,62 2010 2,64 2,78 3,72 2,75 2011 3,46 3,65 5,20 3,80 2012 3,86 3,32 5,11 3,55 2013 2,87 2,72 4,49 3,24

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu

Xem xét thu nhập lãi cận biên NIM ta có thể thấy các ngân hàng 100% vốn nƣớc ngồi có NIM lớn nhất trong nhóm các ngân hàng cịn lại do chi phí vốn của các ngân hàng này thấp. Đồng thời, hoạt động cho vay của các ngân hàng nhóm này chủ yếu là cho vay tiêu dùng lãi suất cao. Do đó, thu nhập lãi cận biên của nhóm ngân hàng này khá cao.

Chỉ số NIM của các ngân hàng thƣơng mại khá ổn định trong giai đoạn 2006 – 2010, tăng nhanh trong năm 2011 và 2012. Lý do đƣợc đƣa ra ở đây có thể là do trong 2 năm cuối giai đoạn nghiên cứu, để khống chế lạm phát, ngân hàng Nhà nƣớc đã đƣa ra các quy định về trần lãi suất huy động, chi phí lãi suất huy động thực tế của các ngân hàng có thể cao hơn, buộc các ngân hàng cho vay với lãi suất cực kỳ cao. Do đó, chỉ số NIM tính đƣợc ở đây có thể khơng chính xác và là khá cao so với mức bình thƣờng.

Sang năm 2013, tỷ lệ lãi cận biên của các ngân hàng đều có xu hƣớng giảm, quay trở lại giai đoạn trƣớc năm 2011, lãi suất huy động đƣợc ngân hàng Nhà nƣớc kiểm

soát gắt gao. Đồng thời, các ngân hàng phải giảm lãi suất cho vay, thu hẹp khoảng cách lãi suất giữa huy động và cho vay.

Ngoài ra, do sự khác nhau về cơ cấu Ban quản trị cũng nhƣ quan điểm điều hành khác nhau nên dẫn đến việc các ngân hàng thuộc các nhóm khác nhau có kết quả kinh doanh thay đổi khác nhau.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)