7. Kết cấu của luận văn
3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc, Chính phủ
3.2.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
Ngoài việc các ngân hàng có thể chủ động thay đổi chính sách thì cịn khá nhiều các vấn đề ngoại sinh liên quan đến các cấp quản lý cao hơn mà các Nhà quản lý ngân hàng khó tác động vào đƣợc. Do đó, Ngân hàng Nhà nƣớc và Chính Phủ cần có một số cơng tác hỗ trợ sự phát triển của các ngân hàng.
Thứ nhất, ngân hàng Nhà nƣớc cần hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật nhằm nâng cao niềm tin của khách hàng trong hoạt động của các ngân hàng, từ đó giúp đẩy mạnh đƣợc khả năng huy động vốn của ngành ngân hàng. Theo đó, ngân hàng Nhà nƣớc cần phải thƣờng xuyên tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại trong việc tuân thủ các quy định về hoạt động huy động, cho vay, đầu tƣ… Đặc biệt, ngân hàng Nhà nƣớc cần thanh tra cơng tác phân loại nợ, trích lập dự phịng kịp thời, tránh việc các ngân hàng thƣơng mại che giấu nợ xấu.
Thứ hai, Việt Nam đang thực hiện cơ chế quản lý kinh tế là kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Theo đó, các vấn đề về lãi suất, tỷ giá và vàng cần đƣợc phản ánh đúng cung cầu thị trƣờng của nó dƣới sự quản lý của Nhà nƣớc. Trong vai trò điều tiết thị trƣờng và kiềm chế lạm phát, việc áp dụng quy định hành chính để áp mức trần huy động nhƣ hiện nay là còn nhiều bất cập, cần đƣợc xem xét và tháo bỏ. Vì nếu lãi suất huy động khơng đủ mang lại lợi ích và thu hút đƣợc ngƣời dân gửi tiền, thì sẽ xảy ra hiện tƣợng đồng vốn chạy vào các mảng khác nhƣ chứng khoán, bất động sản, hoặc vàng mà không lƣu thông đƣợc trong nền kinh tế. Do đó, Nhà nƣớc cần có biện pháp quản lý phù hợp hơn, không để việc áp dụng các quy định hành chính khơng phù hợp với tình hình thị trƣờng thực tế khiến các ngân hàng tìm cách lách luật, khơng mang lại hiệu quả của chính sách.
Thứ ba, ngân hàng Nhà nƣớc tránh có các chính sách ƣu đãi riêng hoặc độ tập trung của ngành quá cao vào một nhóm ngân hàng nào mà gây khó khăn trong việc cạnh tranh cho các ngân hàng cịn lại nhằm tạo mơi trƣờng cạnh tranh lành mạnh. Đặc
biệt, ngân hàng Nhà nƣớc cần để các ngân hàng tự lập hơn trong hoạt động, không ỷ lại vào sự cứu giúp của ngân hàng Nhà nƣớc, nếu ngân hàng nào yếu kém thì tất yếu phải bị đào thải khỏi thị trƣờng, nhƣ vậy mới giúp hệ thống ngân hàng phát triển lành mạnh đƣợc.
Thứ tƣ, trong chỉ tiêu tăng trƣởng tín dụng hàng năm mà Ngân hàng Nhà nƣớc hoạch định cho các ngân hàng thƣơng mại cần phải dựa trên tình hình và khả năng phát triển thực tế, không chỉ chú trọng đến lƣợng mà cịn phải chú trọng cả chất của tín dụng, không để các ngân hàng chạy đua theo tăng trƣởng tín dụng mà phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ các món nợ xấu.
Thứ năm, ngân hàng Nhà nƣớc cần tiếp tục theo dõi, quản lý đối với các ngân hàng đang có dấu hiệu thanh khoản yếu kém thực hiện tái cơ cấu, sáp nhập theo kế hoạch phù hợp để đảm bảo sự phát triển tốt của ngành ngân hàng.
Thứ sáu, khi thực hiện rót vốn cho các ngân hàng thƣơng mại để thực hiện các chƣơng trình, chính sách của Nhà nƣớc thì cần phải quản lý, giám sát việc sử dụng vốn sao cho hiệu quả và thiết thực, không để các ngân hàng thực hiện chỉ mang tính hình thức hoặc giải ngân tràn lan, khơng đúng đối tƣợng theo các chính sách.
Cuối cùng, ngân hàng Nhà nƣớc cần có nhiều biện pháp để ổn định thị trƣờng vàng và ngoại tệ, hạn chế các biến động lớn từ 2 thị trƣờng này, việc điều hành thị trƣờng vàng, ngoại tệ cần linh hoạt, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế từng thời điểm, không để hiện tƣợng độc quyền xảy ra tạo điều kiện cho nhóm lợi ích đầu cơ, gây lũng đoạn thị trƣờng, đồng thời, khiến nguồn vốn không lƣu thông đƣợc trong sản xuất kinh doanh và cũng tạo ra nhiều rủi ro cho hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại.
3.2.2. Kiến nghị đối với Chính phủ
Hiện nay, Chính phủ đã và cần tiếp tục có các chính sách thay đổi về thuế để phù hợp với tình hình kinh tế sản xuất từng thời kỳ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, và cũng góp phần giúp các ngân hàng tăng hiệu quả kinh doanh hơn. Song
song với việc kích thích sản xuất thì phải có các chƣơng trình thúc đẩy, khuyến khích tiêu dùng.
Đồng thời, việc phát triển thị trƣờng bất động sản là vô cùng cần thiết, các cơ quan quản lý cần chú trọng làm nóng lại thị trƣờng bất động sản đã bị đóng băng thời gian qua, đƣa ra các chƣơng trình kích thích, hỗ trợ mua bán nhà. Theo đó, cần phải đa dạng hoá các sản phẩm của thị trƣờng bất động sản cho phù hợp hơn với nhu cầu thực tế của các tầng lớp dân cƣ. Đặc biệt, chƣơng trình cho vay ƣu đãi mua nhà hiện nay có vẻ nhƣ chƣa đƣợc thực hiện nhƣ đúng kỳ vọng của nó, vậy Chính phủ cần xem xét lại ngun nhân là xuất phát từ sản phẩm của thị trƣờng chƣa phù hợp, hay do từ phía các ngân hàng cho vay hoặc từ phía nhu cầu của ngƣời dân, từ đó, đề ra các biện pháp điều chỉnh nhằm giúp chƣơng trình này thật sự mang lại hiệu quả.
Thời gian qua, nợ xấu của các ngân hàng thƣơng mại bùng nổ, mà chủ yếu nợ xấu lại tập trung ở các doanh nghiệp Nhà nƣớc. Vậy xuất phát điểm cần đƣợc điều chỉnh đó là tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nƣớc, giám sát chặt chẽ hoạt động của các công ty này, đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả, xử lý nghiêm minh các tội phạm tham nhũng gây thất thốt tài sản, kinh doanh khơng hiệu quả, kéo theo rủi ro nợ xấu ngay cả không thu hồi đƣợc cho các ngân hàng thƣơng mại.
Ngồi ra, Chính phủ cũng cần nghiên cứu, xem xét và tạo sự độc lập hơn cho ngân hàng Nhà nƣớc trong điều hành hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay khi điều kiện phát triển kinh tế xã hội phù hợp, cho phép thực hiện.
Cuối cùng, tình hình kinh doanh của các ngân hàng phụ thuộc vào tình hình phát triển của nền kinh tế. Khi sản xuất gặp khó khăn, khơng chỉ khiến ngân hàng khó huy động vốn từ tổ chức kinh tế, dân cƣ mà cịn có nguy cơ làm tăng nợ xấu, gây ùn tắc vốn. Do đó, Chính phủ cần có nhiều chƣơng trình, chính sách kịp thời kích thích phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời, cần nâng cao cải thiện hoạt động của thị trƣờng chứng khoán hơn.