Đặc trưng của ngành ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 39 - 45)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Mơ hình nghiên cứu về các yếu tố quyết định hiệu quả kinh

1.4.2.2.1. Đặc trưng của ngành ngân hàng

HH: chỉ số đo lƣờng độ tập trung của ngành ngân hàng

HH = Tổng tài sản của 3 ngân hàng có tài sản lớn nhất

Tổng tài sản của ngành ngân hàng

Chỉ số đo lƣờng độ tập trung của ngành ngân hàng thể hiện mức độ tập trung tổng tài sản của toàn ngành vào 3 ngân hàng lớn nhất là cao hay thấp. Nếu mức độ tập trung của ngành ngân hàng càng cao thì cho thấy việc chi phối các yếu tố trong hoạt động của các ngân hàng bị tập trung vào 3 ngân hàng lớn nhất, và thị trƣờng có thể hoạt động thiếu sự cạnh tranh hồn tồn. Điều đó có thể ảnh hƣởng khơng tốt đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng còn lại. Tuy nhiên, đối với 1 số ngân hàng lớn thì có thể kinh doanh hiệu quả hơn nhờ vào điều này. Do đó, mối tƣơng quan đƣợc kỳ vọng ở đây có thể là thuận hoặc nghịch. Theo Chirwa (2003) thì độ tập trung của ngân hàng có tƣơng quan thuận với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Ngƣợc lại, Panayiotis P.Athanasoglou, Sophocles N. Brissimis và Matthaios D.Delis (2005) thì cho thấy HH có tƣơng quan nghịch với ROA.

DG: đo lƣờng khả năng huy động vốn của ngành ngân hàng

DG = Tổng vốn huy động từ tổ chức kinh tế, dân cƣ

GDP

CG: đo lƣờng khả năng luân chuyển vốn của ngành ngân hàng

CG = Tổng dƣ nợ đối với tổ chức kinh tế, dân cƣ

GDP

DG và CG thể hiện mức độ phát triển trong vai trò luân chuyển vốn trong nền kinh tế của ngành ngân hàng. Hai chỉ số này càng cao càng cho thấy mức độ phát triển của ngành ngân hàng. Mối tƣơng quan đƣợc kỳ vọng đối với 2 chỉ số này là thuận hoặc nghịch. Theo Asli Demirguc – Kunt và Harry Huizinga (1998) thì DG và CG có tƣơng quan nghịch với kết quả kinh doanh của ngân hàng với lý giải là khi khả năng huy động và cho vay của ngành ngân hàng càng cao thì cũng càng mang lại mức độ cạnh tranh cao và thử thách lớn cho các ngân hàng.

T: mức thuế thu nhập doanh nghiệp mà các ngân hàng phải trả

T = Thuế thu nhập mỗi ngân hàng phải trả

Lợi nhuận trƣớc thuế của ngân hàng

Chỉ số T thể hiện mức thuế phải bỏ ra trên mỗi phần lợi nhuận của ngân hàng. Mức thuế này càng cao có thể khiến các ngân hàng ít đƣợc khuyến khích để tìm kiếm thêm lợi nhuận, đồng thời, mức thuế khác nhau đối với các nhóm ngân hàng khác nhau càng khiến cho các ngân hàng đang chịu mức thuế cao hơn thiếu động lực để kinh doanh hiệu quả hơn. Do đó, mối tƣơng quan đƣợc kỳ vọng là tƣơng quan nghịch (theo Asli Demirguc – Kunt và Harry Huizinga (1998))

1.4.2.2.2. Đặc điểm kinh tế vĩ mô

INF: tỷ lệ lạm phát hàng năm, đƣợc đo bằng chỉ số CPI

Mức tỷ lệ lạm phát hàng năm đo lƣờng mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng hàng năm. Tỷ lệ lạm phát ảnh hƣởng đến thu nhập và chi phí của ngân hàng. Tuy nhiên, sự ảnh hƣởng đó cịn tùy thuộc vào sự khác nhau giữa tỷ lệ lạm phát kỳ vọng và tỷ lệ lạm phát thực tế. Mối tƣơng quan đƣợc kỳ vọng ở đây có thể là thuận hoặc nghịch. Theo Khizzer Ali, Muhammad Farhan Akhtar và Hafiz Zafar Ahmed (2010) thì INF có tƣơng quan nghịch với ROA.

RI: lãi suất thực hàng năm

Mức lãi suất thực hàng năm đƣợc đo bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát hàng năm. Mức lãi suất thực thể hiện thu nhập thực hoặc chi phí thực đã đƣợc loại trừ lạm phát của một ngƣời gửi tiền/cho vay hoặc đi vay. Khi lãi suất thực cao, thu hút đƣợc nguồn tiền huy động nhƣng đồng thời cũng làm tăng chi phí đầu vào của ngân hàng. Ngƣợc lại, lãi suất thực cao khiến nhu cầu vay giảm sút và khả năng không trả đƣợc nợ cũng cao, điều này làm giảm thu nhập từ lãi của ngân hàng. Mối tƣơng quan của lãi suất thực và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng có thể kỳ vọng là thuận hoặc nghịch. Theo Deger Alper và Adem Anbar (2011) thì lãi suất thực có tƣơng quan nghịch với ROE.

RGDP: tỷ lệ tăng trƣởng GDP hàng năm có điều chỉnh lạm phát

Nhu cầu chi tiêu sẽ tăng lên khi GDP thực tăng. Theo đó, nhu cầu sử dụng dịch vụ của ngân hàng sẽ tăng lên và xác suất vỡ nợ sẽ giảm xuống trong giai đoạn GDP thực tăng. Đồng thời, việc huy động lƣợng tiền nhàn rỗi và cho vay tiêu dùng, sản xuất kinh doanh cũng tăng lên. Do đó, tƣơng quan thuận đƣợc kỳ vọng ở đây (theo Khizzer Ali, Muhammad Farhan Akhtar và Hafiz Zafar Ahmed (2010), Shelagh Heffernan và Maggie Fu (2008))

U: tỷ lệ thất nghiệp thành thị hàng năm

Việc tăng lên của tỷ lệ thất nghiệp có thể làm giảm nhu cầu chi tiêu và làm tăng tỷ lệ vỡ nợ. Vì vậy, tƣơng quan nghịch đƣợc kỳ vọng ở đây (theo Shelagh Heffernan và Maggie Fu (2008))

Vậy mơ hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam gồm 3 mơ hình:

Mơ hình 1: Mơ hình ROA và các yếu tố ảnh hưởng

ROA = α + β1LOGTAi,t + β2EAi,t + β3LQDi,t + β4LLRi,t + β5NLAi,t + β6DPi,t + β7OIAi,t + β8OEAi,t + β9ROLi,t + β10NIMi,t + β11MNi,t + β12DB1i,t + β13DB2i,t + β14DB3i,t + β15HHt + β16DGt + β17CGt + β18Ti,t + β19INFt + β20RIt + β21RGDPt + β22Ut + εi,t (2.1)

Mơ hình 2: Mơ hình ROE và các yếu tố ảnh hưởng

ROE = α + β1LOGTAi,t + β2EAi,t + β3LQDi,t + β4LLRi,t + β5NLAi,t + β6DPi,t + β7OIAi,t + β8OEAi,t + β9ROLi,t + β10NIMi,t + β11MNi,t + β12DB1i,t + β13DB2i,t + β14DB3i,t + β15HHt + β16DGt + β17CGt + β18Ti,t + β19INFt + β20RIt + β21RGDPt + β22Ut + εi,t (2.2)

Mơ hình 3: Mơ hình NIM và các yếu tố ảnh hưởng

NIM = α + β1LOGTAi,t + β2EAi,t + β3LQDi,t + β4LLRi,t + β5NLAi,t + β6DPi,t + β7OIAi,t + β8OEAi,t + β9ROLi,t + β10MNi,t + β11DB1i,t + β12DB2i,t + β13DB3i,t + β14HHt + β15DGt + β16CGt + β17Ti,t + β18INFt + β19RIt + β20RGDPt + β21Ut + εi,t (2.3)

Trong đó: α là hằng số, β là hệ số hồi quy, ε là phần dƣ của phƣơng trình hồi quy, i ngân hàng nghiên cứu thứ i, t là năm nghiên cứu t.

Nhận xét:

Cả 3 mơ hình trên đƣợc lựa chọn dựa trên nghiên cứu chủ yếu của Shelagh Heffernan và Maggie Fu (2008), The Determinants of Bank Performance in China. Đây là nghiên cứu đối với các ngân hàng ở Trung Quốc, một nƣớc trong khu vực châu Á Thái Bình Dƣơng và cũng là nƣớc đang phát triển, thị trƣờng ngân hàng có thể có nhiều nét tƣơng đồng với Việt Nam. Tuy nhiên, có một số biến độc lập tác giả lấy từ các nghiên cứu khác trên thế giới và cho là cần đƣợc đánh giá và xem xét ở Việt Nam.

Tác giả sử dụng trong mơ hình 3 biến phụ thuộc là ROA, ROE và NIM. Trong đó, biến ROA và ROE đa phần đƣợc các nghiên cứu trên thế giới sử dụng để đo lƣờng hiệu quả kinh doanh. Riêng nghiên cứu của Shelagh Heffernan và Maggie Fu (2008) sử dụng các biến phụ thuộc là ROAA (tỷ lệ thu nhập sau thuế trên tổng tài sản bình quân), ROEA (tỷ lệ thu nhập sau thuế trên tổng vốn chủ sở hữu bình quân), EVA (giá trị kinh tế tăng thêm) và NIM, nhƣng do hạn chế trong sử dụng số liệu nên tác giả lựa chọn không sử dụng biến EVA và chọn ROA thay cho ROAA, ROE thay cho ROEA vì tất cả các số liệu của biến độc lập đều sử dụng số liệu tại thời điểm cuối năm nên số liệu tổng tài sản và vốn chủ sở hữu đƣợc sử dụng cũng là số liệu cuối năm (thay vì là bình quân nhƣ Shelagh Heffernan và Maggie Fu (2008) sử dụng). Đồng thời, mơ hình sử dụng biến NIM là phù hợp vì đa số các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam vẫn còn hoạt động theo huy động và cho vay truyền thống.

Tuy nhiên, mơ hình này sẽ thật sự phù hợp với điều kiện là tất cả các biến là thu thập đƣợc và chính xác. Có một số biến độc lập, do đặc thù thị trƣờng ngân hàng Việt Nam thời gian qua nên có thể khiến cho số liệu thu đƣợc là khơng đúng và dẫn đến mơ hình thu đƣợc là chƣa phản ánh hợp lý. Ngoài ra, một điều kiện khác đƣợc đặt ra chính là các biến độc lập trong cả 3 mơ hình trên khơng đƣợc có sự tƣơng quan chặt chẽ với nhau.

Kết luận chƣơng 1

Qua chƣơng 1, tác giả đã tóm tắt những cơ sở lý thuyết về các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại cùng với các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại.

Đồng thời, dựa trên các mơ hình nghiên cứu trong nƣớc và trên thế giới có liên quan đến đề tài nghiên cứu, tác giả đã phát triển và lựa chọn mơ hình nghiên cứu cho các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam.

Nhƣ vậy, bài viết đã chọn đƣợc mơ hình dùng để phân tích và thực hiện nghiên cứu cho đề tài “Các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam” với 3 mơ hình tƣơng ứng với 3 biến phụ thuộc và 22 biến độc lập, gồm 14 biến độc lập thuộc về nhóm các yếu tố nội tại của mỗi ngân hàng, 8 biến độc lập thuộc về nhóm các yếu tố ngoại sinh (trong đó có 4 biến thuộc về đặc trƣng của ngành ngân hàng, 4 biến thuộc về đặc điểm kinh tế vĩ mô).

CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)