1.2. Sự phát triển của các quy định ngân hàng
1.2.3.1. Nội dung của Basel I I:
Basel II xuất hiện trong sự cần thiết phải cải tiến cho tập đầu tiên của yêu cầu về vốn. Mục đích là để giải quyết những thiếu sót quan trọng nhất của Basel I.. Có
hai xu hướng chính khuyến khích q trình xem xét. Một mặt, các hoạt động chứng khoán đang phát triển nhanh của các ngân hàng, mặt khác là các tổ chức ngân hàng lớn phát triển mơ hình nội bộ để đánh giá rủi ro. Sự khác biệt giữa cách tiếp cận Basel I và các kỹ thuật tiên tiến để quản lý rủi ro được sử dụng bởi các ngân hàng do đó đã tăng lên. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh liên ngân hàng ngày càng trở nên mãnh liệt, chênh lệch giá và chiến lược chứng khoán cũng trở nên phức tạp hơn (Tarullo, năm 2004)
Trụ cột 1 của Basel II - Yêu cầu vốn tối thiểu :
Tương tự như Basel I, Basel 2 vẫn qui định mức vốn an toàn (CAR) ≥ 8%, được xác định bằng cách lấy tổng vốn chia cho tài sản có rủi ro. ( Phụ lục 2)
Trong khi nội dung của Basel I không đề cập đến xếp hạng tín dụng thì tại Basel II nội dung có đề cập đến xếp hạng tín dụng, khơng áp đặt hệ số rủi ro rõ ràng cho từng khoản mục mà cịn tùy thuộc vào việc khoản mục đó được thực hiện với chủ thể như thế nào, uy tín và xếp hạng tín dụng của chủ thể. Việc xếp trọng số bao nhiêu tùy thuộc vào mức độ tín nhiệm ( từ AAA đến dưới B- và khơng xếp hạng) do các cơ quan xếp hạng tín nhiệm quy định như cơ quan S & P. Điểm khác biệt nữa trong Basel II là nợ được chia thành 5 nhóm có thêm hệ số 150 % trọng số lần lượt là 0%, 20 %, 50 %, 100 % và 150% (Phụ lục 2).
Trụ cột 2 của Basel II – Thanh tra, giám sát ngân hàng :
Với cột trụ này, Basel II nhấn mạnh 4 nguyên tắc chủ chốt của công tác kiểm tra, giám sát ( Phụ lục 3). Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại (residual risk).
Trụ cột 3 của Basel II – Nguyên tắc thị trường và minh bạch thông tin
Trong trụ cột 3, Ủy ban Basel II đưa ra nguyên tắc minh bạch chung: các ngân hàng cần có chính sách về tính minh bạch được hội đồng quản trị thơng qua.
Chính sách này phải thể hiện rõ cách tiếp cận của ngân hàng đối với việc xác định sự minh bạch nào và kiểm sốt nội bộ nào sẽ thực hiện theo q trình minh bạch; thể hiện rõ các mục tiêu và chiến lược dành cho việc công khai hóa các thơng tin về thực trạng tài chính và hoạt động ngân hàng.
Ngoài ra, các ngân hàng cũng phải xây dựng kế hoạch thực hiện cơng khai tài chính bao gồm cả chu kỳ cơng bố. Đó là cơng khai cơ cấu vốn, cơng khai cơ cấu rủi ro và các đánh giá rủi ro, công khai hiện trạng phù hợp vốn.
Điều này cho phép các bên tham gia thị trường có thể thẩm định mức vốn an tồn và có sự so sánh. Các ngân hàng phải có chính sách cơng khai rõ ràng và một quy trình để đánh giá sự chính xác trong các báo cáo của họ. Đối với từng loại rủi ro riêng biệt, các ngân hàng phải mô tả các mục tiêu và các chính sách quản trị rủi ro của họ. ( Chu Thị Hương Giang, 2009).