1.2. Sự phát triển của các quy định ngân hàng
1.2.4.2. Đánh giá Basel II I:
- Buộc các ngân hàng phải tăng mức vốn dự trữ, đặc biệt là vốn các cổ đông hoặc của chủ sở hữu.
- Gia tăng tiêu chuẩn về hạn mức tối thiểu về vốn của các ngân hàng.
- Áp dụng bổ sung tỷ lệ đòn bẩy tối thiểu thử nghiệm ở mức Các khoản DTA,
tài sản hoãn nợ thuế, hoặc các MSR, các tài sản sinh lợi từ bất động sản ( như các loại trái phiếu hoặc các cơng cụ tài chính được hỗ trợ bởi bất động sản …) sẽ khơng được tính đến trong CET1. Đây là một hướng chính sách mới giúp ngân hàng tránh xa khỏi lĩnh vực phi ngân hàng thương mại như đầu tư vào các dự án bất động sản. ( Nguyễn Đức Nguyên, 2012)
Khuyết điểm:
- Các tiêu chuẩn của Basel III khơng mang tính trói buộc, chỉ là cơ sở để mỗi
nước soạn thảo những quy định riêng sao cho thống nhất với nguyên tắc chung. Điều này dẫn đến sự khác biệt giữa các nước trong việc thực hiện các quy định Basel.
- Tiêu chuẩn đòn bẩy so sánh vốn với tồn bộ tài sản mà khơng tính đến rủi
ro, mục tiêu là giới hạn tỉ lệ vốn mà ngân hàng có thể vay so với cổ phần thường. Các ngân hàng châu Âu đã phản đối tỉ lệ địn bẩy với lập luận là chế độ kế tốn bảng cân đối ngân hàng Mỹ hẹp hơn so với các đối tác quốc tế nên việc hạn chế địn bẩy có thể dẫn đến sự đối xử khơng cơng bằng đối với các ngân hàng ngồi Mỹ. ( Văn Thanh, 2011)
- Trọng số rủi ro vẫn cho phép các ngân hàng tạo ra đòn bẩy hiệu quả rất cao.
Các ngân hàng cần nắm giữ các tài sản cầm cố để chống lại các tài sản có tỷ lệ rủi ro cao. Đây là động cơ để tìm ra các tài sản có tỷ lệ rủi ro thấp và sau đó có thể tận dụng được. Ví dụ: Nợ cơng được xếp hạng AA sẽ vẫn mang trọng số nợ là 0.
- Basel III quy định chung cho tất cả các nước. Tuy nhiên mỗi quốc gia lại có
các điều kiện kinh tế khác nhau, điều này gây khó khăn cho các thị trường mới nổi trong việc áp dụng Basel III.
- Việc duy trì một vùng đệm vốn có thể bảo đảm an tồn ổn định của tồn hệ thống là một điều nên làm, tuy nhiên,trên thực tế nếu một ngân hàng phải chi trả lãi suất tiền gửi cao trong bối cảnh chính sách duy trì lãi suất cao chống chọi lạm phát thì đấy là một khoản chi phí khơng nhỏ. Ngân hàng vừa mất đi chi phí cơ hội để cho vay sinh lời từ vùng đệm này mà còn phải trả lãi vay tương ứng. (Nguyễn Đức Nguyên, 2012).
KẾT KUẬN CHƢƠNG 1
Mặc dù có rất nhiều ý kiến trái chiều đối với nội dung của Hiệp ước Basel, thậm chí có nhiều ý kiến chỉ trích cũng như phê bình về hiệp ước này, nhưng để đạt được mục tiểu ổn định nền kinh tế, giảm thiểu ảnh hưởng cũng như tác động của sự suy thối tồn cầu, thì nhiều quốc gia trên thế giới đã cố gắng ban hành nhiều quy định nhằm tiến tới một chuẩn mực quốc tế chung thông qua việc áp dụng cũng như đưa các quy tắc trong các hiệp ước Basel vào hoạt động của khối trung gian tài chính. Như chúng ta đã biết, ngân hàng là nơi chứa đựng rất nhiều rủi ro cũng như là nguồn gốc dẫn đến những cuộc khủng hoảng , suy thoái nặng nề cho nền kinh tế quốc gia nói riêng và thế giới nói chung. .Và các quy tắc này được xây dựng dựa trên sự tích lũy kinh nghiệm từ hàng loạt các vụ sụp đổ của nhiều hệ thống ngân hàng thương mại lớn trên thế giới. Bộ quy tắc vừa được ban hành mới nhất đã được tập hợp trong hiệp ước Basel mới với tên gọi là Hiệp ước Basel III.
Trong tình hình kinh tế hiện nay, việc duy trì một hệ thống ngân hàng lành mạnh đang là yêu cầu bức thiết của các nhà làm luật cũng như các chủ ngân hàng, do đó, để ổn định cũng như mở rộng tăng trưởng một cách phù hợp thì mỗi ngân hàng nên thực hiện đầy đủ và tích cực đối với các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động, giảm thiểu tối đa rủi ro, nâng cao chất lượng dịch vụ và tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là các Hiệp ước Basel.
CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỐN TỰ CÓ TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM TRONG CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN HIỆP ƢỚC BASEL
2.1. Kinh nghiệm quản lý vốn tự có của một số nƣớc trên thế giới :
Tại Mỹ:
Theo báo cáo của Fed, vào năm 2012, suy thoái kinh tế đã khiến 18 ngân hàng lớn nhất chịu tổn thất tổng cộng 462 tỉ USD, tỉ lệ thất nghiệp tăng lên mức kỷ lục 12,1%, tới 97% nguồn vốn của ngân hàng là vốn huy động từ doanh nghiệp và cá nhân. Tuy nhiên, chỉ có 01 ngân hàng đổ vỡ, còn lại 17 ngân hàng đã trụ vững trước suy thoái, trong khi vẫn đảm bảo lượng vốn trên mức tối thiểu theo qui định. Tính đến cuối năm 2012, vốn cổ phần cấp 1 tăng gần 400 tỉ USD, gấp đôi so với thời điểm cuối năm 2008, lượng tiền mặt và chứng khốn có tính thanh khoản cao của các định chế tài chính đạt trên 2.500 tỉ USD tăng gần 2 lần kể từ cuối năm 2007 lên trên 2.500 tỉ USD.
Sau hàng loạt đợt kiểm tra và các biện pháp củng cố hệ thống tài chính, đầu tháng 6/2012, Fed đã soạn thảo qui định yêu cầu các ngân hàng trong nước chấp nhận tồn bộ gói điều chỉnh, buộc các ngân hàng phải duy trì lượng vốn đệm mạnh hơn để đối phó với thiệt hại do các cú sốc kinh tế - tài chính trong nước và quốc tế. Buộc các ngân hàng có hoạt động quốc tế phải tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 7%, cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn 2% hiện hành và cao hơn cả tỷ lệ 4% mà các ngân hàng Mỹ áp dụng sau khi kiểm tra sức chịu đựng của ngân hàng vào năm 2009. Dự kiến các ngân hàng Mỹ sẽ phải nhanh chóng tăng tỉ lệ vốn thơng thường cấp 1 là 7% so tổng tài sản vào cuối năm 2018, khi giai đoạn điều chỉnh này kết thúc.
Hiện tại, Fed đang xây dựng kế hoạch tiếp theo nhằm đảm bảo tính an tồn của hệ thống ngân hàng, buộc các ngân hàng lớn phải hy sinh một phần lợi nhuận để tăng tỉ lệ vốn tự có trên tổng tài sản, đưa ra những qui định khắt khe hơn đối với
các ông chủ phố Wall, tiến tới tuyên bố kế hoạch áp đặt giới hạn đòn bẩy chung đối với các ngân hàng Mỹ, tiếp tục gây sức ép lên các ngân hàng nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn tài trợ qui mô lớn và cho vay ngắn hạn quá mức. Vào năm 2014, sau kết quả của đợt “stress test”, có 5 ngân hàng bị Fed từ chối kế hoạch vốn bao gồm: Citigroup, HSBC, Ngân hàng Hoàng gia Scotland (RBS), Santander và Zions, và cũng qua đợt “stress test” đó đã cho thấy các ngân hàng lớn nhất của Mỹ đang trong tình trạng khả quan hơn so với giai đoạn khủng hoảng tài chính và thậm chí cịn tốt hơn so với cách đây một năm. Hầu hết các ngân hàng đệ trình kế hoạch vốn cho Fed đều sẽ nâng cổ tức và mua lại cổ phiếu quỹ, động thái được xem là sẽ đẩy giá cổ phiếu lên cao và được nhà đầu tư hoan nghênh nhưng có thể làm cạn kiệt nguồn vốn cần thiết để trang trải khoản thua lỗ từ hoạt động cho vay và các khoản đầu tư không hiệu quả. Trước đây, các ngân hàng có thể gia tăng các khoản chi tiêu này mà không bị giám sát chặt. Tuy nhiên kể từ khủng hoảng tài chính đến nay, kế hoạch chi trả cổ tức hàng năm của các ngân hàng cần phải nhận được sự phê chuẩn của Fed.
Khối EU :
Sau khi lãnh đạo khu vực đồng tiền chung euro quyết định cho Chính phủ Tây Ban Nha vay 100 tỉ euro (125 tỉ USD) để vực dậy các ngân hàng trong nước, thế giới bắt đầu tỏ ra lo ngại về tác động dây chuyền của khủng hoảng nợ châu Âu, khi hàng loạt ngân hàng tại nhiều nước khu vực euro tiếp tục bị đánh tụt hạng và tác động của nó đến hệ thống ngân hàng tồn cầu. Bên ngoài khu vực đồng tiền chung euro, các Chính phủ và Ngân hàng Trung ương (NHTW) bắt đầu tập trung quan tâm đến việc bảo vệ hệ thống ngân hàng trong nước nhằm tránh lặp lại những thảm kịch như đã xảy ra vào năm 2008 mà nguyên nhân cơ bản là do những khiếm khuyết trong các qui định tài chính. Trong đó, NHTW các nước phát triển đang yêu cầu các ngân hàng thương mại (NHTM) phải tăng vốn và khả năng thanh toán, tăng cường tiềm lực tài chính, thực hiện các thỏa thuận về giám sát ngân hàng theo Basel 3 vốn
đã được chỉnh sửa về cơ bản vào cuối tháng 3 vừa qua, và bắt đầu áp dụng từ năm 2013.
Theo ước tính của Ngân hàng Hồng gia Anh có trụ sở tại Scotland, cho tới năm 2018, các ngân hàng châu Âu cần giảm 3.200 tỷ euro trong tổng tài sản 32.000 tỷ euro để thực hiện qui định mới về vốn và địn bẩy tài chính, được các nhà lãnh đạo châu Âu thông qua và bắt đầu áp dụng từ ngày 01/01/2014. Trong đó, các ngân hàng lớn nhất tại châu lục này sẽ phải giảm tới 661 tỷ euro trong tổng tài sản và tăng thêm 47 tỷ euro vốn tự có trong 5 năm tới và giảm khả năng phụ thuộc vào các gói cứu trợ. Các ngân hàng nhỏ là đối tượng chịu áp lực lớn khi mà phải giảm khoảng 2.600 tỷ euro từ bảng cân đối tài sản. Trong khi đó, tình trạng nợ xấu ở mức cao vẫn đang trải khắp châu Âu và đe dọa tính thanh khoản của ngân hàng, song các ngân hàng vẫn chưa có đủ vốn để giảm nợ xấu và củng cố năng lực tài chính.
Mặc dù vậy, các ngân hàng trong khối euro vẫn cố gắng theo đuổi việc hoàn thành các yêu cầu được qui định trong hiệp ước quốc tế này, để đảm bảo sự phát triển bền vững cũng như theo kịp với thông lệ quốc tế. Chẳng hạn như, Deutsche Bank, ngân hàng này đang đưa ra kế hoạch là sẽ tìm cách giảm khoảng 20% tài sản trong vòng 2,5 năm tới, tương đương 200-300 tỷ euro.Tiếp đó là ngân hàng Barclays cũng thông báo đã giảm 5,8 tỷ bảng trong bảng cân đối tài sản vào tháng 7 vừa qua và có kế hoạch giảm tiếp 65-80 tỷ bảng (tương đương 5% tổng tài sản) nhằm đáp ứng tỷ lệ đòn bẩy 3% trên tổng tài sản. Ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ, UBS dự tính sẽ nâng tỷ lệ địn bẩy thêm 25 điểm cơ bản từ tỷ lệ 2,9% hiện nay, trong khi Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ có ý định nâng tỷ lệ này lên 4,2% vào năm 2019.
Tại các nƣớc Châu Á :
Singapore :
Vào ngày 28/12/2011, Cơ quan tiền tệ Singapore ( MAS ) đã ra thông cáo sửa đổi thông tư 637 của MAS về yêu cầu vốn rủi ro đối với các ngân hàng tại Singapore. Tỷ lệ an toàn vốn cổ phần thường tối thiểu (CET1) phải đạt 6,5% năm 2019 cao hơn 2% so với tỷ lệ CET1 của BCBS. MAS cũng yêu cầu các ngân hàng
Singapore đáp ứng yêu cầu an toàn vốn tối thiểu theo thông lệ quốc tế từ ngày 01/01/2013, sớm hơn hai năm so với yêu cầu của BCBS. Cách tiếp cận tăng tốc như vậy cũng có nghĩa là từ ngày 01/01/2013, các ngân hàng Singapore sẽ đáp ứng một tỷ lệ an toàn vốn cổ phần thường tối thiểu là 4,5 %, tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 tối thiểu là 6,0%, và tỷ lệ an toàn vốn CAR tối thiểu là 8,0%. Phù hợp với các yêu cầu của BCBS, MAS cũng sẽ sẽ đưa ra một tấm đệm bảo toàn vốn là 2,5 % trên các yêu cầu an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ đòn bẩy là 3,0 %, cũng như một số điều chỉnh và các khoản khấu trừ khác. Lợi thế thương mại và các tài sản vơ hình khác cũng như tài sản thuế thu nhập hoãn lại ( DTA ) được khấu trừ khỏi CET1 thay vì vốn cấp 1. Do đó, 2,0% sẽ được tính vào tổng hệ số CAR, nâng tỷ lệ này lên 10,0% để có thể chống đỡ cho các rủi ro hệ thống. Dần dần tấm đệm bảo toàn vốn sẽ nâng tỷ lệ này lên đến 12,5% vào năm 2019 ( Trần Văn Cảm, 2012). Đồng thời, MAS cũng đưa ra các yêu cầu bắt buộc về tính thanh khoản mới, nhằm đảm bảo các ngân hàng có tài sản chất lượng và tính thanh khoản cao. Khung thanh khoản mới cũng được mở rộng đến các khoản tiêu sản không phải là đồng đơla Singapore (SGD) nhằm mục đích phản ánh tốt hơn hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở tại Singapore. Dự kiến, các ngân hàng tại Singapore sẽ phải đáp ứng yêu cầu mới về tính thanh khoản từ tháng 1/2015, trong khi quy định liên quan đến ngân hàng nước ngồi sẽ có hiệu lực từ tháng 1/2016.
Sau một năm nỗ lực thực hiện, thì đến cuối năm 2012, theo Bảng xếp hạng của Bloomberg, Ngân hàng OCBC (Oversea-Chinese-Banking) của Singapore tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu danh sách 10 ngân hàng mạnh nhất thế giới, đây là lần thứ 2 liên tiếp OCBC lập kỷ lục quán qn, ngồi OCBC thì nằm trong top 10 cịn có thêm hai ngân hàng của Singapore là United Overseas Bank và DBS Group Holdings. Tiêu chí đánh giá thứ tự xếp hạng danh sách bao gồm tỷ lệ vốn cấp 1 trên tài sản rủi ro, nợ xấu trên tổng tài sản, dự phòng tổn thất cho vay trên nợ xấu tài sản, mức huy động tiền gửi và hiệu quả sử dụng vốn.Với kết quả trên, Singapore có thể được xem là một trong những quốc gia tại Châu Á đang đi tiên phong trong tiến trình thực hiện đầy đủ và hồn thiện về nâng cao chất lượng quản lý vốn tự có của ngân hàng.
Malaysia :
Với hệ thống tổ chức ngân hàng hoạt động trên hơn 19 quốc gia, cùng tổng tài sản lên tới 258 tỷ RM, Malaysia cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để có thể đối phó với sự cạnh tranh của các đối thủ khác trên thị trường quốc tế, đưa nền kinh tế và hệ thống tài chính ngày càng phát triển. Vào năm 2010, Malaysia nói chung đã hỗ trợ BCBS đưa ra các sáng kiến để thúc đẩy một hệ thống ngân hàng linh hoạt hơn với vốn chất lượng cao hơn. Ngân hàng Negara Malaysia (BNM) đã ban hành một thông tư trong tháng 12 năm 2011 công bố cam kết áp dụng các yêu cầu về vốn theo đề xuất của BCBS phù hợp với bảng thời gian đã được BCBS thỏa thuận (tức là, bắt đầu từ tháng 01 năm 2013). BNM cũng đã xuất bản một bản phác thảo vào tháng 5 năm 2012, trong đó có mời gọi ý kiến và phản hồi của công chúng. Sau khi xem xét các phản hồi nhận được từ các ngành công nghiệp, BNM đã hoàn thiện để ban hành khung an toàn vốn trong tháng 11 năm 2012.
Các hướng dẫn về việc thực hiện Basel III, được ban hành trong tháng 12/2011, đã đưa ra những định nghĩa chặt chẽ hơn về vốn và tăng cường chất lượng của nó, cũng như thực hiện các tỷ lệ địn bẩy và thanh khoản.Tỷ lệ CET1 tối thiểu sẽ đạt 4,5%, trong khi tổng vốn cấp 1 sẽ được cố định ở mức 6,0%, và tổng số CAR ở mức 8% vào năm 2015. Như vậy, dần dần bộ đệm bảo toàn vốn sẽ mang lại tổng hệ số CAR mục tiêu cho các ngân hàng Malaysia là 10,5% vào năm 2019. Trên cơ sở xem xét các thông tin phản hồi, BNM lên kế hoạch sẽ ban hành các văn bản dự thảo các quy tắc và cơ chế để thực hiện tấm đệm vốn mới (ngược chu kỳ và bảo toàn vốn) vào năm 2014. Cơ quan quản lý cũng sẽ làm rõ các quy trình giám sát và các yêu cầu quản lý rủi ro hiện tại trước khi các yêu cầu mới được thực