Kiến nghị và giải pháp đối với các NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đảm bảo nguồn vốn tự có của ngân hàng thương mại việt nam theo hiệp ước basel (Trang 76 - 81)

3.2.1. Thực hiện các biện pháp nhằm gia tăng vốn tự có một cách hợp lý : hợp lý :

Thực tế là hiện nay, vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam vẫn còn quá nhỏ so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Đây là một vấn đề gây đau đầu với nhiều nhà nhà quản lý, các chủ sở hữu ngân hàng, bởi với sự bất lợi về vốn như vậy thì các ngân hàng Việt Nam khó có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, cũng như theo kịp với các chuẩn mực về vốn mà nước khác trên thế giới đang áp dụng. Sau đây là những giải pháp có thể giúp giải quyết vấn đề này trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế hiện nay, đó là:

 Đẩy nhanh hơn nữa tiến trình cổ phần hóa các NHTM Nhà nước đồng thời

với việc hình thành các tập đồn tài chính ngân hàng quy mơ lớn.

 Tiến hành sáp nhập các NHTMCP nhỏ thành ngân hàng quy mơ lớn để phát

huy được lợi ích kinh tế nhờ quy mô, đồng thời tận dụng được những thế mạnh hiện có của bản thân các ngân hàng này về mạng lưới cũng như hệ thống các khách hàng lâu năm.

Khi lựa chọn phương án gia tăng vốn tự có bằng phương phát hành cổ phiếu ( hay trái phiếu) thì cần phải cân nhắc, xem xét, lựa chọn dựa các yếu tố như chi phí, thời gian, rủi ro thanh khoản, quyền kiểm soát ngân hàng, … đồng thời phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật trong vấn đề tăng vốn tự có. Nguồn vốn tự có tăng thêm phải được tính tốn sao cho phù hợp với mục tiêu, mức rủi ro có thể chấp nhận, để tránh sự lãng phí có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng.

Đối với nguồn vốn tự có được trích từ lợi nhuận giữ lại cần được xác định dựa trên quyết định về việc lựa chọn giữa lợi nhuận giữ lại và mức lợi nhuận chia cho cổ đơng dưới hình thức cổ tức. Tỷ lệ thu nhập giữ lại quá thấp sẽ làm cho việc tăng trưởng vốn chậm, làm gia tăng rủi ro, …Mặt khác, tỷ lệ này quá cao sẽ dẫn đến thu nhập của cổ đông bị giảm xuống, kéo theo sự giảm giá thị trường cổ phiếu của ngân hàng. Chính vì vậy, các chủ ngân hàng cần có những tính tốn, hoạch định sao cho phù hợp với bối cảnh hoạt động, cũng như mục tiêu và phương hướng hoạt

động của ngân hàng. Hơn thế nữa, trong quá trình tăng vốn nên tránh hiện tượng tăng vốn ồ ạt sẽ tạo áp lực cũng như sự nghi ngại cho cá cổ đông.

Bên cạnh đó, các ngân hàng cần xây dựng chiến lược tăng vốn đi kèm với sử dụng vốn hợp lý, đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả, gia tăng uy tín cũng như chất lượng cho ngân hàng

3.2.2. Quan tâm đến hiệu quả của việc tăng thêm sử dụng vốn tăng thêm: thêm:

Trước khi đưa ra phương án để gia tăng vốn tự có, ngân hàng cần phải xây dựng một chiến lược sử dụng vốn tăng thêm này một cách có hiệu quả. Nếu khơng thì lượng vốn tăng thêm khơng những không làm gia tang lợi nhuận cho ngân hàng mà trái lại nó cịn có thể trở thành gánh nặng cho chính bản thân ngân hàng.

Chiến lược này cần phải được xây dựng dựa trên tình hình thực tế, và phù hợp với điều kiện năng lực của chính ngân hàng đó. Đặc biệt, ngân hàng phải đánh giá hiệu quả kinh doanh dự kiến trên cơ sở vốn mới, trong đó phải nêu rõ : mức tăng trưởng Tổng tài sản có, tín dụng, các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, tỷ suất lợi nhuận …Đồng thời, trong chiến lược đó, ngân hàng phải đánh giá lại khả năng quản trị, điều hành, kiểm soát của Hội đồng quản trị, Ban điều hành và hệ thống kiểm soát nội bộ của Hội đồng quản trị, Ban điều hành và hệ thống kiểm soát nội nộ đối với quy mô vốn và quy mô hoạt động khi thay đổi vốn điều lệ

3.2.3. Giải pháp làm giảm tài sản “ có “ rủi ro :

Đối với các tài sản có hệ số rủi ro cao thì ngân hàng nên dè dặt, và có những biện pháp đảm bảo an toàn chặt chẽ hơn so với những tài sản có hệ số rủi ro thấp hơn.

- Trong quá trình cho vay, ngân hàng cũng nên chú trọng đến việc phân tích tính

khả thi của những dự án cho vay, tình hình tài chính của người đi vay, ngân hàng nên tìm kiếm những khách hàng có độ an tồn cao, nhằm giảm thiểu tối đa các khoản nợ xấu, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

- Đối với tài sản đảm bảo cần ưu tiên tiên các tài sản có tính thanh khoản cao, nên hạn chế các tài sản đảm bảo như bất động sản hay chứng khoán bởi đây là các tài sản tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất trong nền kinh tế.

- Cần nhanh chóng xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu đang tồn tại, không để nợ

xấu ứ đọng quá lâu.

- Nên phát triển các công cụ phái sinh để phòng ngừa sự biến động tiêu cực, đảm

bảo giá trị hợp đồng không bị suy giảm theo thời gian.

3.2.4. Tính tốn đến tỷ lệ vốn dự phịng thích hợp :

Bên cạnh đó, phải tính đến khả năng có một tỷ lệ vốn dự phịng thích hợp với điều kiện của nền kinh tế nước ta nhằm chủ động đối phó với những diễn biến xấu từ nội tại nền kinh tế và từ những biến động ngoại lai. Có như vậy, mới đảm bảo cho sự phát triển an toàn và vững chắc của hệ thống tài chính - ngân hàng ở nước ta, đồng thời, hướng đến việc tuân thủ các chuẩn mực của Basel 3 trên cơ sở chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế.

Lộ trình áp dụng cụ thể cho tỷ lệ này là 0,625% từ đầu năm 2019; 1,25% năm 2020; 1,875% năm 2021 và 2,5% đến đầu năm 2022. Đối với những NHTM không đạt tỷ lệ tối thiểu theo quy định, NHNN buộc các NHTM phải trích lợi nhuận giữ lại để gia tăng vốn, giảm dòng tiền để chi trả cổ tức, mua lại cổ phần và giảm tiền thưởng cho các nhà quản trị

3.2.5. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực :

Như đã nói, thực tế hiện nay, nguồn nhân lực ngân hàng khơng thiếu thậm chí có thể là dư thừa, nhưng nguồn nhân lực có chun mơn, kỹ năng trong các lĩnh vực về áp dụng các chuẩn mực Basel thì đang rất thiếu. Do vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh, cũng như khả năng tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, thì các NHTM cần phải tập trung vào yếu tố con người, cụ thể là: xây dựng và phát triển một đội ngũ nhân sự đủ lớn mạnh về chất và lượng, tạo môi trường làm việc thoải mái, thuận lợi, cùng các chế độ đãi ngộ thích hợp để khích lệ tinh thần làm việc của

nhân viên. Cùng với đó, cần phải biết tiếp thu học hỏi kinh nghiệm từ các nước trên thế giới, muốn như vậy thì các NHTM cần phải đầu tư để mời các chuyên gia nước ngồi có chun mơn, kinh nghiệm trong lĩnh vực Basel này về để tổ chức đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm cho đội ngũ nhân sự của ngân hàng, hoặc cử các nhân sự có năng lực sang nước ngồi để học hỏi từ các nước có kinh nghiệm.

3.2.6. Tách bạch rõ ràng việc quản lý và quản trị ngân hàng :

Đối với vấn đề quản lý và quản trị ngân hàng thì cần có sự tách bạch rõ giữa chức năng quản trị điều hành và quản lý kinh doanh giữa HĐQT và Ban điều hành. Hồn thiện tổ chức bộ máy từ Hội sở chính đến các chi nhánh theo hướng gọn nhẹ, phù hợp với thông lệ quốc tế đi đôi với tiếp tục mở rộng hợp lý mạng lưới chi nhánh, điểm giao dịch và các kênh phân phối khác của ngân hàng.

3.2.7. Cải tiến chất lƣợng cơ sở hạ tầng :

Nâng cao chất lượng công nghệ thông tin, phục vụ cho việc đánh giá, phân tích, đo lường. Theo đuổi sự tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến ở các nước trên thế giới, nâng cao chất lượng cơ sở dữ liệu. Phối hợp đồng bộ với NHNN trong việc cập nhập dữ liệu, tạo đường liên kết thông tin với NHNN để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho NHNN trong hoạt động thanh tra, giám sát. Đồng thời, tổ chức đào tạo về lĩnh vực công nghệ thông tin cho bộ phận nhân sự để tạo sự phối hợp thống nhất, nhanh chóng trong các hoạt động của ngân hàng. Thu hút hơn nữa sự tham gia của các đối tác nước ngoài, các nhà đầu tư chiến lược vào quản lý điều hành hoạt động của ngân hàng, qua đó, hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng, nâng cao năng lực quản lý và quản trị điều hành.

3.2.8. Nâng cao chất lƣợng quản lý rủi ro :

Vốn tự có là nguồn vốn hấp thụ tổn thất tài chính cho ngân hàng. Tuy nhiên, khi ngân hàng gặp tổn thất, rủi ro thì cũng tác động khơng nhỏ đến nguồn vốn tự có. Khi ngân hàng gặp rủi ro thì sẽ ảnh hưởng đến kêt quả kinh doanh của ngân hàng, có thể dẫn đến kết quả thua lỗ. Như chúng ta đã biết, tại khoản 2.2b điều 2

hàng bao gồm cả khoản lỗ kinh doanh. Do đó, khi rủi ro xảy ra đồng thời với việc vốn tự có của ngân hàng giảm xuống. Bên cạnh đó, khi ngân hàng gặp rủi ro, thì cũng ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng, từ đó sẽ khiến cho các cổ đơng có thể rút vốn khỏi ngân hàng, làm ảnh hưởng đến nguồn vốn tự có của ngân hàng. Vì vậy, khi rủi ro gia tăng đồng nghĩa với việc gia tăng áp lực về vốn tự có. Chính vì vậy mà bên cạnh việc tuân thủ các quy định bắt buộc của NHNN, các TCTD cũng cần phải nỗ lực hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng mình cho phù hợp với điều kiện hoạt động cụ thể của mỗi ngân hàng và từng bước tiếp cận với các chuẩn mực của các Basel. Đồng thời, cả NHNN và NHTM phải cũng phối hợp với nhau để tìm ra phương pháp nâng cao hiệu quả việc ứng dụng các Hiệp ước vốn tại Việt Nam

3.3. Kiến nghị và giải pháp đối với NHNN và các cơ quan giám sát ngân hàng Việt Nam :

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đảm bảo nguồn vốn tự có của ngân hàng thương mại việt nam theo hiệp ước basel (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)