2.3. Thực trạng áp dụng hiệp ước Basel tại Việt Nam giai đoạn 2005-2013 trong
2.3.2. Giai đoạn sau khi NHNN ban hành thông tư số 13/2010/ TT-
Năm 2010 với sự ra đời của thông tư 13, nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lên 9%, cùng với việc buộc phải thực hiện nghị định 141 với số vốn đièu lệ tối thiểu yêu cầu là 3000 tỷ, đã dẫn đến các cuộc chạy đua về vốn của ngân hàng. Đến hết tháng 11/2010, toàn hệ thống ngân hàng cịn khoảng 19 NHTM khó có khả năng hồn thành tăng vốn đúng hạn, sau đó NHNN được Chính Phủ phê duyệt việc gia hạn thêm 1 năm nữa, tức là đến ngày 31/12/2011.
Đến năm 2011 có khoảng 25 ngân hàng trong nước tiến hành tăng vốn điều lệ, trong đó có 19 ngân hàng thực hiện tăng vốn điều lệ trong năm 2011, 5 ngân hàng hực hiện tăng vốn để đảm bảm quy định đến 31/12/2011 vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng, gồm VietABank, NamVietBank, OCB, NamABank, VietCapital Bank, còn 3 ngân hàng chưa đảm bảo vốn điều lệ trên 3.000 tỷ đồng là SaigonBan, PGBank và BaoVietBank. (Gafin, 2012).
Năm 2012 là thời gian mà ngành ngân hàng Việt Nam phải chịu nhiều sóng gió, cụ thể như là các vụ bát bớ, kiện tụng, tăng trưởng tín dụng thấp, tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh, cùng với các hoạt động mua bán, sáp nhập, thay đổi nhân sự cấp cao ồ ạt … Những điều đó đã tạo nên một bức tranh tồn cảnh về ngành ngân hàng khá phức tạp. Sang năm 2013, tình hình hoạt động của ngành ngân hàng có chút khởi sắc, nhưng vẫn chịu nhiều dư âm từ những khoảng thời gian trước đây
Hình 2.8 : Tổng quy mơ vốn tự có và vốn điều lệ của khối ngân hàng thƣơng mại cổ phần tới từ tháng 12/2012 đến tháng 10/2013 (đơn vị: tỷ đồng)
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Nhìn vào hình vẽ 2.8, có thể dễ dàng nhận thấy rằng vào tháng 1/2013, có một sự giảm mạnh về vốn tự có của khối NHTM CP. Trong suốt từ tháng 01/2013 đến
tháng 08/2013, mặc dù có sự cải thiện về vốn tự có nhưng nhìn chung nó vẫn thấp hơn vốn điều lệ của ngân hàng, đây là một điều nghe có vẻ khơng hợp lý khi mà vốn tự có lại bao gồm vốn điều lệ và các quỹ khác. Nhưng đến tháng 09/2013, khối này đã dần lấy lại được phong độ, thậm chí đến tháng 10/2013 thì vốn tự có của khối NHTM CP đã cao hơn so với tháng 12/2012, điều này có thể là do trong tháng 10 vừa qua một số ngân hàng đã bớt lỗ, thu hồi được nợ xấu và hoàn nhập dự phòng, lợi nhuận đã cải thiện và thể hiện ở quy mơ vốn tự có.
Bảng 2.5 : Vốn tự có của tồn hệ thống ngân hàng năm 2013
Đơn vị : Tỷ đồng Loại hình TCTD Vốn tự có Số tuyệt đối Tốc độ tăng trƣởng NHTM Nhà nƣớc 167.026 0.27 NHTM Cổ phần 194.839 -0.15
NH Liên doanh, nƣớc ngồi 104.633 4.39
Cơng ty tài chính, cho th 3.077 15.07
Ngân hàng HTX Việt Nam 2.464 6.38
Toàn hệ thống 472,038 1.09
Nguồn : http://www.sbv.gov.vn
Số liệu vừa được NHNN tổng hợp đến cuối năm 2013 ở bảng 2.5 cho thấy, tổng vốn tự có của tồn hệ thống tăng thêm 1,09%, so với năm 2012, lên gần 472.038 tỉ đồng. Đóng góp vào mức tăng nói trên, khối cơng ty tài chính, cho thuê
đang dẫn đầu với tốc độ tăng 15,07%, đứng trên Ngân hàng Hợp tác xã với mức tăng 6,38% và cao hơn mức tăng 4,39% của nhóm các NHTM NH liên doanh, nước ngoài, và lớn hơn nhiều so với mức tăng 0,27% của NHTM CP. Nhìn vào bảng ta có thể thấy trong năm 2013, trong khi các ngân hàng khác đang nỗ lực gia tăng nguồn vốn tự có thì NHTM CP lại có xu hướng giảm vốn tự có so với năm 2012. Đây có lẽ là do sự giảm sút đột ngột về mức vốn tự có vào tháng 01/2013, cùng với mức vốn tự có thấp hơn tháng 12/2012 kéo dài từ tháng 01/2013 đến tận tháng 09/2013, nguyên nhân có thể bắt nguồn từ sự thay đổi về cơ cấu vốn để tính vốn tự có, đặc biệt là do kinh doanh thua lỗ. Song nếu xếp theo quy mô, các NHTM CP hiện vẫn đứng đầu với vốn tự có khoảng 194.839 tỉ đồng.
Hình 2.9 : Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của một số NHTM giai đoạn 2010 – 2013
Nhìn vào biểu đồ ở hình 2.9 ta có thể thấy rằng, giai đoạn 2011-2013, hầu hết các ngân hàng đều đáp ứng được yêu cầu của Basel III về tỷ lệ an toàn vốn ( trên 9%). Đặc biệt, năm 2012 có thể được coi là năm đột biến với hệ số CAR của một số ngân hàng rất cao, chẳng hạn như ngân hàng Bảo Việt với hệ số CAR là 42%, tiếp đó là ngân hàng Kiên Long với hệ số CAR là 33,72%. Như vậy là từ năm 2010 với hệ số CAR chỉ là 9% thì đến năm 2012 ngân hàng Kiên Long đã tăng CAR lên gấp 4 lần, tuy nhiên sang năm 2013 thì CAR của ngân hàng Kiên Long lại giảm xuống còn 20,74%, mặc dù vậy con số này vẫn là khá cao so với toàn hệ thống ngân hàng. Tương tự, ngân hàng Bảo Việt, sang năm 2013 hệ số CAR cũng giảm xuống cịn 35,07%, tuy có giảm so với năm 2012 nhưng con số naỳ vẫn khá lớn so với các ngân hàng khác. Hầu như các ngân hàng đều đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trên 9%, đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong thông tư số 13/2010/TT_NHNN. Riêng có ngân hàng Cơng Thương, vào năm 2010, con số này chỉ có 8,02%, vẫn cịn thấp hơn mức qui định, nhưng đến năm 2011 con số này đã tăng thành 10,57%, vượt mức qui định, và đến năm 2013 con số tiếp tục tăng lên thành 13,17 %, điều này cho thấy ngân hàng đang từng bước hồn thành lộ trình tiến tới các chuẩn mực quốc tế, mà ở đây là hiệp ước Basel. Sau một năm thi hành thơng thư số 13, thì hầu hết các ngân hàng đều có tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu vượt mức qui định. Với tỷ lệ này, các ngân hàng thương mại ở nước ta sẽ có điều kiện thuận lợi thoả mãn tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu của Basel 3 đến năm 2017 và chỉ phải điều chỉnh gia tăng tỷ lệ này vào các năm tiếp theo từ 2018 trở đi để đạt được tỷ lệ vốn tối thiểu 10,5% kể cả phần vốn đệm dự phịng tài chính. Nếu chỉ có vậy thì khơng có gì đáng lo ngại vì vốn của các ngân hàng thương mại ở nước ta hiện nay hầu hết là vốn cấp 1 và là vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, tỷ lệ an tồn vốn nói trên là tỷ lệ tính tốn theo chuẩn mực kế tốn Việt Nam, nếu tính theo chuẩn mực kế tốn quốc tế thì tỷ lệ an tồn vốn CAR của các ngân hàng thương mại Việt Nam có một sự sai lệch khá xa.
Để có thể tiếp cận gần hơn với chuẩn mực và thông lệ quốc tế, cũng như tiêu chuẩn ngày càng cao trong hệ thống ngành ngân hàng nhằm đảm bảo sự an toàn và
hiệu quả trong việc quản lý rủi ro, nâng cao chất lượng hoạt động của ngành, thì các cơ quan quản lý Nhà Nước đã ban hành rất nhiều quyết định, nghị định , thông tư … nhằm hướng dẫn các TCTD thực hiện các nguyên tắc gần với quy định quốc tế, mà người ta vẫn thường hay gọi là Hiệp ước Basel.Tuy nhiên, từ lý thuyết đến thực tiễn không phải lúc nào cũng dễ dàng, trong khi đây là một chuẩn mực quốc tế được áp dụng cho nhiều quốc gia trên thế giới, với sự khác nhau về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế, cũng như văn hóa … nên khơng có một tiêu chuẩn Basel II áp dụng chung cho tất cả các nước. Do đó, mỗi nước sẽ có các tùy chỉnh riêng cho phù hợp với đặc thù của quốc gia dựa trên các chỉ dẫn của Basel. Cơ quan quản lý Nhà Nước của mỗi quốc gia sẽ đưa ra các quy định, hướng dẫn về triển khai Basel II cho các ngân hàng, sao cho phù hợp với tình hình hoạt động, mức độ rủi ro cũng như cấu trúc của chúng. Đồng thời, cơ quan này thực hiện việc phê chuẩn ngân hàng nào sẽ được coi là “tuân thủ Basel”.