quy định liên quan tới hiệp ƣớc Basel:
Thành tựu :
Đầu tiên, là việc NHNN đã từng bước hoàn thiện các văn bản luật theo hướng ngày càng tiếp cận các điều khoản của Basel. Cụ thể, hiện tại các NHTM đang thực thi theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN cùng với Thông tư 22/2011/TT- NHNN ngày 30/08/2011 và Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010, đây là văn bản đã hoàn chỉnh hơn rất nhiều so với các văn bản trước. Là một trong những bước tiến hết sức tích cực trong việc thiết lập một hệ thống tài chính lành mạnh và ổn định. Chẳng hạn như, với việc quy định vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỷ đồng, đã giúp hệ thống ngân hàng tránh tình trạng bị chi phối bởi một hay một vài cá nhân, đồng thời với một mức vốn đáng kể như vậy sẽ khiến cho các chủ sở hữu có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ tài sản của min, giảm được vấn đề về tâm lý ỷ lại và lựa chọn bất lợi. Hay như việc nâng hệ số đủ vốn lên 9% trong Thơng tư 13 có thể được xem là một sự tiến bộ so với quy định trong Basel II về tỷ lệ an toàn vốn tối
thiểu là 8%, giúp nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng, giảm thiểu rủi ro, và phù hợp với xu hướng chung của toàn cầu.
Sau một thời gian thực hiện lộ trình gia tăng vốn tự có theo chuẩn quốc tế Basel, thì cho đến nay các NHTM CP đã có qui mơ vốn tự có tăng lên đáng kể. Đặc biệt là đối với vốn điều lệ, đã có nhiều ngân hàng đã đưa vốn điều lệ lên cao hơn nhiều so với qui định và hoàn thành trước kế hoạch đề ra. Điều này cho thấy một dấu hiệu khả quan về nguồn vốn của ngân hàng thương mại trong thời gian tới.
Trong các nguyên tắc của Basel II rất chú trọng đến hoạt động thanh tra, giám sát. Nắm bắt được điều này, các cơ quan quản lý Nhà Nước và các NHTM Việt Nam đã không ngừng phát triển, cũng như nâng cao chất lượng trong hoạt động này. Thời gian qua, hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN đã đóng một vai trị quan trọng trong việc bảo đảm tuân thủ pháp luật về lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng và đã đạt được những kết quả khả quan như: khuôn khổ pháp lý về thanh tra, giám sát ngân hàng ngày càng được nâng cao; từng bước xây dựng được nội dung giám sát theo kịp với sự phát triển của hoạt động ngân hàng và các yêu cầu của thông lệ quốc tế; tổ chức giám sát được thực hiện trên cả hai nội dung là giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ theo các nguyên tắc giám sát của quốc tế
(nguyên tắc 20 của Basel). Ngày 7/4/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành
Nghị định 26/2014/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành ngân hàng. Việc ban hành Nghị định 26 thể hiện một bước tiếp tục hoàn thiện về khung pháp lý về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành ngân hàng.
Tóm lại, trên con đường hướng tới chuẩn quốc tế, Việt Nam trong khoảng chục năm trở lại đã có nhiều đổi mới. Tuy nhiên, xét ở phương diện rộng, các ngân hàng Việt vẫn còn cách xa so với chuẩn mực quốc tế. Đặc biệt trong những năm 2008 - 2009, khi khủng hoảng tài chính buộc thế giới phải cải cách một lần nữa thì Việt Nam lại càng tụt xa. Trước sự phát triển nhanh chóng của thế giới đặt ra cho
chúng ta yêu cầu phải đẩy nhanh cải cách tài chính theo chuẩn quốc tế. Không chỉ là tiếp cận mà cịn phải góp phần khắc phục những điểm yếu nội tại của chúng.
Hạn chế
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, ngay cả Basel I chúng ta vẫn còn một số
tiêu chí chưa đáp ứng được, chứ chưa nói đến Basel II, Basel III. Việc tiếp cận với các chuẩn mực của Basel, đặc biệt là Basel II địi hỏi kỹ thuật phức tạp và chi phí khá cao. Đối với một nước có hệ thống ngân hàng mới đang ở giai đoạn phát triển ban đầu như Việt Nam, việc áp dụng Basel II gặp nhiều khó khăn, thách thức và mất nhiều thời gian. Cịn đối với Basel III thì mặc dù hiện nay, khi các ngân hàng trên thế giới đã đề cập tới việc áp dụng Basel III thì ở Việt Nam, dường như mọi việc đều chưa sẵn sàng.
Hiện nay, quy mô vốn của các NHTM Việt Nam hiện nay vẫn còn thấp xa so với những ngân hàng lớn của một số quốc gia trong khu vực. Cùng với đó, tỷ lệ an toàn vốn CAR của các ngân hàng Việt Nam (khoảng hơn 11%) mặc dù đã đáp ứng đủ yêu cầu về an toàn vốn tối thiểu theo yêu cầu của NHNN nhưng vẫn thấp hơn nhiều nếu so sánh với mức bình quân 13,1% của các ngân hàng khu vực Châu Á Thái Bình Dương (gồm 52 ngân hàng thuộc 10 nước) và tỷ lệ 12,3% của các ngân hàng các nước trong khu vực. Vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính. Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và mở rộng quy mô hoạt động địi hỏi ngân hàng phải có uy tín lớn trên thị trường. Uy tín đó phải được thể hiện trước hết ở qui mô, mức độ rủi ro của ngân hàng. Nguồn vốn lớn là điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đặc biệt ngày nay, sự xuất hiện hàng loạt các tổ chức tín dụng đã làm cho tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng trở nên gay gắt. Với năng lực tài chính vững mạnh, ngân hàng sẽ chủ động hơn trong việc đối phó với các rủi ro, cũng như khẳng định được vị thế của mình trên đấu trường quốc tế. Do đó, với qui mơ vốn còn khá mỏng như vậy, các ngân hàng Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa
trong việc nâng cao chất lượng cũng như khối lượng trong cấu trúc vốn của mình, có như vậy thì các ngân hàng mới có thể tiến lại gần các thơng lệ quốc tế.
So với cách tính tỷ lệ CAR theo Basel II, thì tại Thơng tư 13, mẫu số sẽ nhỏ hơn và tỷ lệ CAR sẽ cao hơn, vì tại thơng tư này ở mẫu số khơng đề cập đến rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động nên các ngân hàng sẽ cần phải huy động một lượng vốn lớn, cả vốn cấp 1 và vốn cấp 2 để nâng tỷ lệ CAR đạt chuẩn, và điều này sẽ dẫn đến tình trạng nhiều ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng thiếu vốn khi tiến đến tuân thủ Basel II.
Khi mà cuộc chạy đua về vốn bắt đầu diễn ra, đã có nhiều ngân hàng tăng vốn quá mức, không tương xứng với mức độ và phạm vi, cũng như qui mô hoạt động của ngân hàng. Điều này sẽ tạo ra áp lực trả lãi, cũng như chi trả cổ tức, cùng hàng loạt các vấn đề khác. Theo đó, khi mà nguồn vốn tăng quá nhanh, sẽ đưa ngân hàng vào bối cảnh sử dụng vốn không hiệu quả.Chẳng hạn như khi ngân hàng đưa ra kế hoạch tăng số vốn khá lớn bằng phương pháp phát hành trái phiếu chuyển đổi, niêm yết trên thị trường chứng khốn, ban đầu nó sẽ khiến lợi nhuận ngân hàng khá cao, tuy nhiên, như chúng ta đã biết, thị trường chúng khoán là một thị trường có rất nhiều biến động, nếu ngân hàng cứ tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực này và một khi nó đi vào khó khăn sẽ đưa ngân hàng vào con đường bế tắc.
Hoạt động giám sát của NHNN đối với NHTM vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu trong 25 nguyên tắc giám sát của Basel. Theo đánh giá của tổ chức CIDA, thì hoạt động giám sát của NHNN mới chỉ đáp ứng được 6 trong tổng số 25 nguyên tắc giám sát của Basel. Các nguyên tắc giám sát mà NHNN đã đáp ứng bao gồm việc chuyển đổi quyền sở hữu (nguyên tắc 4), các cuộc sáp nhập lớn (nguyên tắc 5), tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn tối thiểu (nguyên tắc 6 - tuy nhiên tỷ lệ này chưa tính theo chuẩn mực quốc tế), giới hạn tín dụng đối với khách hàng lớn (nguyên tắc 10), rủi ro thanh khoản (nguyên tắc 14) và kiểm toán, kiểm soát nội bộ (nguyên tắc 17). Công tác thanh tra, giám sát ngân hàng chưa thể đáp ứng Trụ cột 2
của Hiệp ước Basel II cũng như Bộ 25 nguyên tắc Basel về thanh tra, giám sát ngân hàng.
Trong khi ở nước ngồi có tới 80% ngân hàng đang dùng một trong hai phương pháp IRB-Cơ bản hoặc IRB-Cao cấp, thì tại Việt Nam lại có tới 20% ngân hàng “khơng có nhận thức” về việc NHNN đang lập kế hoạch thực hiện Khung giám sát theo Hiệp ước về vốn Basel II, 47% cho biết họ sẽ chọn phương pháp Tiêu chuẩn (dễ triển khai nhất và khơng khác gì so với Basel I có từ năm 1988), còn 1/3số ngân hàng Việt Nam chọn phương pháp IRB-Cơ bản và khơng có ngân hàng nào nghĩ tới IRB-Cao cấp. Đây là một con số khá khiêm tốn so với quốc tế, như vậy có thể thấy là con đường để Việt Nam đạt được chuẩn mực quốc tế còn khá là xa. ( Minh Tuấn, 2013)
Mặc dù, chỉ đang ở trong giai đoạn từng bước tiếp cận với các tiêu chuẩn trong Basel II, nhưng trong tương lai khơng xa thì Việt Nam cũng sẽ nhanh chóng tiến tới thực hiện Basel III. Nhưng để có thể nhanh chóng thực hiện được điều này, thì các nhà quản lý cần phải nhanh chóng khắc phục những hạn chế, tồn tại mà ngành ngân hàng Việt Nam đang còn mắc phải. Trước hết, cần phải tìm được nguyên nhân dẫn đến những hạn chế , rồi từ đó mới tìm phương hướng, cách thức để giải quyết vấn đề :
Nguyên nhân của hạn chế:
Nguyên nhân khách quan :
Việc đánh giá và tính tốn rủi ro của các loại tài sản “ Có “ rủi ro tại các NHTM không phải do tự ngân hàng quyết định mà dựa hoàn toàn vào quy định của NHNN. Đây được xem như là một trở ngại chính trong việc cản trở các NHTM sử dụng tiêu chuẩn Basel. Các NHTM coi như không thể linh hoạt trong việc tính tốn các hệ số rủi ro cho những tài sản của mình để hướng tới chuẩn Basel.
Bộ máy giám sát tài chính ngân hàng tại Việt Nam chưa được xây dựng đồng bộ và hiệu quả. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế việc thực thi có hiệu quả chính sách giám sát ngân hàng. Kiểm tra tại chỗ, thanh tra tuân thủ vẫn
là nội dung hoạt động chủ yếu, khả năng giám sát toàn bộ thị trường tiền tệ, cảnh báo sớm và ngăn ngừa rủi ro cịn yếu. Bên cạnh đó, việc phân định chức năng, phối hợp nghiệp vụ và trao đổi thông tin giữa các cơ quan thực hiện giám sát chủ yếu bao gồm: Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và Bộ Tài chính chưa được quy định cụ thể gây khó khăn trong quá trình tác nghiệp, hoạt động chồng chéo. Chẳng hạn như việc cơ quan Thanh tra, giám sát dù thực hiện một chức năng quan trọng của Ngân hàng Trung ương, nhưng hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng bị chi phối bởi nhiều văn bản pháp quy khác nhau về thanh tra, phòng chống rửa tiền, bảo hiểm tiền gửi, xử lý vi phạm hành chính… Điều này nhiều khi gây khó khăn, chồng chéo trong công tác xử lý các vi phạm trong hoạt động ngân hàng nói riêng và cơng tác thanh tra, giám sát nói chung.
Chất lượng thông tin đầu vào là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng hoạt động của ngân hàng, nhưng thực tế thông tin thiếu minh bạch, thiếu tin cậy diễn ra rất phổ biến ở mọi lĩnh vực. Mặc dù chức năng của CIC là thu thập, cung cấp thông tin nhưng thực tế cho thấy các thông tin từ dữ liệu CIC chưa được cập nhập kịp thời, đầy đủ. Thực trạng này có một phần lỗi từ các NHTM trong việc cung cấp thông tin, nhưng phần lớn là do NHNN chưa có chế tài chặt chẽ đối với việc cập nhật thông tin này. Với hạn chế về chất lượng cơ sở dữ liệu sẽ là rào cản đối với các NHTM CP và NHTM NN trong việc phối hợp các hoạt động như thanh tra, giám sát, xây dựng các chỉ tiêu đánh giá năng lực hoạt động cũng như độ an toàn vốn của ngân hàng. Để có thể cải thiện, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, đổi mới cơ sở dữ liệu, thì các ngân hàng phải tốn một mức chi phí khá lớn, cùng với một khoảng thời gian vơ cùng dài. Đây có thể được xem là một thách thức khơng hề nhỏ đối với các NHTM Việt Nam hiện nay.
Ngồi ra, cịn nhiều khó khăn khác ảnh hưởng đến việc ứng dụng Basel tại Việt Nam như trình độ quản lý của cơ quan giám sát ngân hàng cịn yếu kém, chi phí ứng dụng Basel là khá cao, chưa xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, rào cản về ngôn ngữ .
Nguyên nhân chủ quan :
Hiện tại, Việt Nam đang thiếu một đội ngũ nhân lực có chun mơn cao trong hoạt động ứng dụng Hiệp ước Basel II vào công tác quản trị rủi ro. Để nắm vững và vận dụng được các chuẩn mực này, các nhà quản trị, hay chuyên gia giám sát ngân hàng bắt buộc khơng thể thiếu kỹ năng phân tích, dự báo. Đây thực sự là những yêu cầu cao đối với các chuyên gia ngân hàng Việt Nam tại thời điểm này. Tuy nhân lực ngành nhân hàng không hề thiếu nhưng để đáp ứng được những yêu cầu khắt khe này thì số lượng có thể đáp ứng khơng là bao nhiêu. Việc tìm kiến các chuyên gia tài chính thơng thạo và có khả năng tư vấn áp dụng Basel tương đối khó tìm tại Việt Nam, trong khi tại các nước phát triển trên thế giới, các hiệp ước Basel đã ứng dụng đã khá lâu, thậm chí khi Việt Nam chưa hồn thành được Basel II thì tại các nước này đã tiến tới Basel III, do đó việc bắt buộc phải mời các chuyên gia nước ngồi giàu kinh nghiệm là điều khơng thể tránh khỏi.
Hạ tầng công nghệ thông tin tại các NHTM cũng như cơ quan quản lý nhà nước hiện nay không đồng đều. Đây là khó khăn cản trở việc xây dựng và ứng dụng các chuẩn Basel II. Cho đến thời điểm hiện tại, có thể nói, hạ tầng cơng nghệ ngân hàng của hệ thống ngân hàng Việt nam vẫn còn rất lạc hậu, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ của các ngân hàng thương mại và năng lực quản lý điều hành của NHNN. Với quy mô vốn nhỏ bé và tỷ suất lợi nhận không cao dẫn đến đầu tư cho cơng nghệ hiện đại bị hạn chế. Trong q trình hiện đại hố ngân hàng, việc chuyển dữ liệu từ phần mềm cũ sang phần mềm mới là trở ngại lớn nhất đối với một số ngân hàng lạc hậu, đặc biệt là những ngân hàng lớn, khối lượng dữ liệu cần chuyển đổi lớn - sức ép về công nghệ lạc hậu càng cao. Trong khi đó, các ngân hàng nước ngồi có ưu thế tuyệt đối về cơng nghệ, vốn đầu tư.