- Theo sức mua tương đương
14 Hệ số giản cách thu nhập ≤8 9,2 0,86 Hoàn thành GĐ2 15 Tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch % 100% 70(t.thị)
1.4.3 Bài học kinh nghiệm để TP.HCM có thể tham khảo
Qua kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới (Trung Quốc, Hàn Quốc) và một số địa phương trong nước (Hà Nội, Đà Nẵng) có thể rút ra những bài học để TP.HCM tham khảo trong quá trình thúc đẩy CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT như sau:
Thứ nhất, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH,
HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức. Bài học phát triển nguồn nhân lực thể hiện qua đổi mới hệ thống giáo dục cho phù hợp với quá trình hội nhập, xây dựng quy mơ và cơ cấu đội ngũ trí thức, nhất là trí thức khoa học cơng nghệ đáp ứng từng giai đoạn CNH. Thực hiện ưu đãi thỏa đáng đội ngũ chuyên gia trong ngoài nước.
Thứ hai, phát triển khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH và hội
nhập quốc tế. Chính quyền Thành phố cần đưa ra quy hoạch tổng thể từng giai đoạn và phát triển một số ngành công nghệ trọng điểm, như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới…
Thứ ba, phát triển công nghệ thông tin. Thành phố cũng đã và đang triển khai
giải pháp công nghệ thông tin, tuy nhiên cần thực hiện ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin theo chiều sâu.
Thứ tư, nhận thức đúng về tầm quan trọng của CNH, HĐH gắn với phát triển
KTTT. Chính quyền Thành phố ln đóng vai trị quan trọng đưa ra những hoạch định, những chính sách cụ thể trong từng giai đoạn nhằm phát triển kinh tế tri thức để thúc đẩy CNH, HĐH.
Tóm tắt chương 1
Chương này làm rõ lý thuyết CNH, HĐH và KTTT. CNH được hiểu với ý chung nhất là: (theo nghĩa hẹp), là quá trình chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp
(hay tiền công nghiệp) lên nền kinh tế lấy công nghiệp làm chủ đạo, từ chỗ tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm chủ yếu giảm dần và nhường chỗ cho lao động công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn hơn; (Theo nghĩa rộng) là quá trình chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp (hay tiền công nghiệp) lên kinh tế công nghiệp, từ xã hội nông nghiệp lên xã hội công nghiệp, từ văn minh nơng nghiệp lên văn minh cơng nghiệp. Nó khơng chỉ đơn thuần là những biến đổi về kinh tế mà bao gồm cả các biến đổi về văn hóa và xã hội từ trạng thái nông nghiệp lên xã hội cơng nghiệp, tức là trình độ văn minh cao hơn.
Hiện đại hóa theo nghĩa đơn giản là quá trình nâng cấp, thay đổi kỹ thuật từ trình độ thấp lên trình độ cao.
Có thể hiểu kinh tế tri thức là một nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trong chương này, tác giả còn nghiên cứu kinh nghiệm CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT của một số nước và tỉnh/thành trong nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm bổ ích cho sự nghiệp CNH,HĐH gắn với phát triển KTTT ở TP.HCM.
Chương 2