Phương hướng thực hiện CNH,HĐH gắn với phát triển KTTT ở TP.HCM đến

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức tại TPHCM đến năm 2025 (Trang 78 - 81)

- Theo sức mua tương đương

2007 2009 2011 2012 2013 2014 2015 Trung bình

3.1.3 Phương hướng thực hiện CNH,HĐH gắn với phát triển KTTT ở TP.HCM đến

TP.HCM đến 2025

3.1.3.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng hiện đại

Một là, thúc đẩy CDCCKT theo hướng phát triển mạnh các ngành sử dụng lao động có chun mơn kỹ thuật chất lượng cao, có tiềm năng và lợi thế phát triển; chú

trọng CDCCKT trong từng ngành, lĩnh vực và chuyển dịch theo hướng gia tăng hàm lượng cơng nghệ trong sản phẩm. Theo hướng này, TP.HCM có những ngành như: Công nghiệp CNTT; tự động hóa; cơng nghệ sinh học; công nghệ vật liệu mới… để từng bước đưa Thành phố trở thành trung tâm phát triển về khoa học-công nghệ trong cả nước.

Công nghệ thông tin. Về công nghiệp phần mềm: Tập trung phát triển theo

hướng xuất khẩu và phục vụ nhu cầu trong nước. Về phần cứng: Sản xuất, lắp ráp các loại máy tính, thiết bị CNTT và viễn thơng, đặc biệt thúc đẩy phát triển ngành CNTT theo hướng tăng hàm lượng tri thức, như ngành công nghệ vi mạch.

Công nghệ sinh học. Thúc đẩy ứng dụng tiến bộ công nghệ sinh học vào sản

xuất và đời sống, tập trung nghiên cứu công nghệ sinh học ứng dụng vào các ngành: chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, nông lâm nghiệp, ngành y. Phát triển công nghệ bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm, xử lý ô nhiễm môi trường, xử lý rác thải. Ứng dụng công nghệ nuôi cấy tế bào động vật để sản xuất chế phẩm phục vụ chẩn đốn, chữa bệnh…

Cơng nghệ tự động hóa, cơ điện tử. Nghiên cứu sản xuất sản phẩm cơ khí thế hệ

mới; lựa chọn nghiên cứu, ứng dụng làm chủ công nghệ và từng bước thiết kế, chế tạo các thiết bị tự động hóa phục vụ sản xuất; chú trọng sản xuất các bộ phận, linh kiện cung ứng cho các ngành công nghiệp kỹ thuật số; cải tiến và nâng cao trình độ tự động hóa dây chuyền hiện có, tiếp cận cơng nghệ tự động hóa điều khiển hiện đại.

Công nghệ vật liệu mới. Nghiên cứu công nghệ vật liệu mới, vật liệu nano cho

thay thế các loại vật liệu truyền thống có nguồn gốc sản xuất từ tài nguyên đất, gỗ hay các vật liệu tái sinh thay thế cho vật liệu kim loại hay ngói sử dụng trong xây dựng và sản xuất hàng tiêu dùng.

Hai là, điều chỉnh cơ cấu kinh tế ngành theo hướng gia tăng các ngành thân thiện với môi trường, sử dụng công nghệ mới, công nghệ sạch, đây cũng là nội dung

yêu cầu cơ bản của CNH gắn với phát triển kinh tế tri thức – là hướng đi CNH sinh thái nhằm phát triển kinh tế bền vững. Phải coi trọng ứng dụng các công nghệ mới, công nghệ sạch nhằm tạo ra những sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường, như: các sản phẩm năng lượng (năng lượng sinh học, xăng dầu sinh học, các năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng…); các sản phẩm nông nghiệp; các sản phẩm tái chế…

Ba là, phát triển nhanh các ngành dịch vụ mà thành phố có lợi thế, đi đơi với nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh, theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu, thương mại, du lịch, vận tải… nhằm nâng cao tỷ trọng trong GRDP làm cơ sở làm cơ sở CDCCKT theo hướng dịch vụ-cơng nghiệp-nơng nghiệp.

. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Xây dựng Thành phố trở thành trung tâm tài

chính, ngân hàng, bảo hiểm lớn của khu vực phía Nam và cả nước.

. Du lịch. Phát triển du lịch Thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí của nhân dân, kiều bào, khách quốc tế.

3.1.3.2 Phát triển khoa học và công nghệ hiện đại

Thúc đẩy KH&CN phát triển mạnh mẽ để trở thành động lực chủ yếu thúc đẩy phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội gắn với phát triển KTTT. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, chính sách tài chính để tạo bước phát triển đột phá cho khoa học-công nghệ; thực hiện tốt chính sách đối với đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ. Khuyến khích đầu tư xã hội, tăng đầu tư công để nâng chất lượng, hiệu quả các chương trình khoa học cơng nghệ trọng điểm; quan tâm đào tạo đội ngũ chuyên gia trong các lĩnh vực khoa học-công nghệ trọng điểm, như cơ khí chế tạo, điện tử, công nghệ thơng tin, vi mạch, hóa dược, vật liệu mới, y sinh học, khoa học tính tốn, quản lý đơ thị, bảo vệ mơi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; đồng thời có cơ chế thích hợp để gắn kết trong sử dụng cơ sở nghiên cứu, thí nghiệm của các

cơ quan nghiên cứu, trường đại học và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư nghiên cứu phát triển, đổi mới công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học-công nghệ để nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh; tăng cường hợp tác quốc tế, xây dựng mơ hình hợp tác hiệu quả trong nghiên cứu phát triển khoa học-công nghệ. Trên cơ sở định hướng trên, cần cụ thể hóa phát triển một số ngành mũi nhọn như: Cơng nghiệp cơ khí chế tạo, tự động hóa; Chương trình thiết kế, chế tạo thiết bị trong nước thay thế nhập khẩu về các lĩnh vực: cơ khí, điện tử, hóa dược, nhựa-cao su; Chương trình robot cơng nghiệp; ngành điện tử-cơng nghệ thông tin; Công nghệ nano và vật liệu mới… Áp dụng có hiệu quả các thành tựu cơng nghệ bức xạ trong công-nông nghiệp, xử lý môi trường, trong y tế, sinh học tạo giống cây trồng, chế tạo các chế phẩm sinh học.

3.1.3.3 Phát triển nguồn nhân lực, tạo nền tảng và động lực cho CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục-đào tạo gắn với nâng

cao chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội và hội nhập quốc tế. Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ X (năm 2015), đã đưa “Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” là một trong 7 chương trình trọng điểm cho nhiệm kỳ 2016-2020. Đại hội khẳng định: “Vừa nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chung vừa chú trọng xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao gắn với phát triển khoa học-công nghệ; tập trung cho những ngành, lĩnh vực có hàm lượng cơng nghệ, giá trị gia tăng cao, có vai trị quyết định, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội thành phố”9

.

3.1.3.4 Thúc đẩy phát triển và hồn thiện khu cơng nghệ cao

Khu công nghệ cao là nơi biến các tri thức, các phát kiến khoa học mới thành công nghệ và sản phẩm. Muốn phát triển công nghiệp, nông nghiệp với tốc độ cao và bền vững, tiến dần đến nền kinh tế tri thức phải phát triển ngành công nghệ cao. Thành phố là một trong những địa phương phát triển khu công nghệ cao sớm nhất trong cả nước. Trong đó, gồm có Cơng viên phần mềm Quang Trung; Khu công nghệ

9

cao – SHTP; Khu nông nghiệp Công nghệ cao; Viện Khoa học-công nghệ và Tính tốn,… Năm 2015, Thành phố đã cấp phép xây dựng khu công nghệ cao “Công viên Khoa học Công nghệ”. Với lợi thế trên, Thành phố cần tiếp tục phát triển và hoàn thiện hoạt động của các khu công nghệ cao để đưa CNH, HĐH gắn liền với phát triển kinh tế tri thức.

3.2 Các giải pháp chủ yếu thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT ở TP.HCM ở TP.HCM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức tại TPHCM đến năm 2025 (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)