Quá trình thực hiện CNH,HĐH gắn với phát triển KTTT ở TP.HCM, giai đoạn 2007-

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức tại TPHCM đến năm 2025 (Trang 46 - 53)

- Theo sức mua tương đương

THỰC TRẠNG CNH,HĐH GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KTTT Ở TP.HCM, GIAI ĐOẠN 2007-

2.2 Quá trình thực hiện CNH,HĐH gắn với phát triển KTTT ở TP.HCM, giai đoạn 2007-

giai đoạn 2007-2015

2.2.1 Đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT ở TP.HCM HĐH gắn với phát triển KTTT ở TP.HCM

Sự nghiệp CNH, HĐH của TP.HCM thực sự khởi đầu từ sau Đại hội Đảng lần thứ VII (1991) và được triển khai cụ thể bằng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ V, đặc biệt là việc thực hiện mục tiêu quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội TPHCM giai đoạn 1996-2010 được Thủ tướng phê duyệt năm 1997. Đến năm 2012, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 16-NQ/TW tiếp tục định hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh: “Xây dựng TP.HCM văn minh, hiện đại, với vai trị đơ thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp CNH-HĐH, đóng góp ngày càng lớn đối với khu vực và cả nước; từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học-cơng nghệ của đất nước và khu vực Đơng Nam Á”.

Q trình CNH, HĐH của Thành phố được đánh dấu bằng những nỗ lực của Đảng bộ Thành phố qua các kỳ đại hội với chủ trương xây dựng khu chế xuất-khu công nghiệp. TP.HCM đã chủ động sáng tạo, đi đầu trong nhiều mơ hình để thúc đẩy quá trình CNH, HĐH kinh tế thành phố theo hướng phát triển kinh tế tri thức, như xây dựng khu chế xuất, phát triển các khu công nghiệp tập trung, xây dựng khu

công nghệ cao, xây dựng khu phần mềm Quang Trung, khu công nghiệp nông nghiệp ứng dụng kỹ thuật cao v.v…. cùng với nhiều biện pháp khác để thúc đẩy quá trình CDCCKT, thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.

Với những chủ trương, quyết định trên, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM nỗ lực xây dựng thành phố văn minh hiện đại, có vị trí tương xứng với các đô thị lớn trong khu vực Đông Nam Á, từ năm 2011, TP.HCM đã tập trung nguồn lực để thực hiện phương châm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế và xây dựng

đồng bộ kết cấu hạ tầng đô thị và hướng tới mục tiêu từng bước trở thành “đô thị sống tốt” theo tiêu chí các đơ thị văn minh, hiện đại trên thế giới.

Để phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, tháng 2 năm 2015 Thành ủy TP.HCM có chỉ thị số 29-CT/TU về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 20 của BCH Trung ương Đảng về phát triển khoa học và công nghệ. Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố đã lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện.

2.2.2 Thực trạng thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT tại TP.HCM

2.2.2.1 Trang bị khoa học-công nghệ tiên tiến, hiện đại cho các ngành kinh tế

Từ năm 2008, TPHCM đã thực hiện đề án “Đổi mới công nghệ công nghiệp sản xuất phục vụ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trên địa bàn thành phố”. Đề án nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới cơng nghệ, cụ thể: thực hiện chương trình đào tạo đội ngũ kỹ thuật, nghiên cứu và phát triển (R&D), nâng cao năng suất, chất lượng cho các doanh nghiệp; chương trình nâng cao năng lực tiếp thu, giải mã cơng nghệ nước ngồi; chương trình tiêu chuẩn hóa sản phẩm công nghệ, hệ thống kiểm định chất lượng và đăng ký sở hữu trí tuệ; phát triển nhóm tư vấn cơng nghệ; chuyển giao công nghệ từ nước ngồi, giới thiệu cơng nghệ thiết bị mới; chương trình hỗ trợ tài chính- tín dụng…

Với chủ trương xem khoa học - công nghệ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, trong những năm qua, TP.HCM đã tập trung đầu tư cho lĩnh vực này và đạt được những kết quả khả quan. Qua đó, góp phần giải quyết nhiều vấn đề thực tế đồng thời từng bước xây dựng thành phố trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục đào

tạo và khoa học công nghệ của đất nước cũng như trong khu vực. Chỉ riêng trong giai đoạn 2011-2015, ngân sách thành phố chi cho khoa học công nghệ ln chiếm tỷ lệ trung bình trên 2% tổng chi ngân sách hàng năm. Ngồi ra, cịn có kinh phí đầu tư cho khoa học và cơng nghệ từ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp thơng qua Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, chương trình kích cầu của thành phố, vốn đăng ký hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ trên địa bàn. Khoa học công nghệ trong những năm qua có những bước tiến rõ rệt, tạo ra nhiều sản phẩm khoa học và cơng nghệ có tính đột biến trên nhiều lĩnh vực như y tế, cơ khí chế tạo, năng lượng, quản lý đô thị, chip điện tử, công nghệ nano, nông nghiệp công nghệ cao… Từ năm 2011 đến nay, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của hoạt động chuyên môn và khoa học công nghệ luôn dẫn đầu trong 9 ngành khu vực dịch vụ, chiếm tỷ trọng 5,5% GDP của Thành phố. Thơng qua đóng góp này, khoa học cơng nghệ đã làm tăng năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) của Thành phố. Cụ thể, tỷ trọng đóng góp tăng TFP giai đoạn 2011-2015 của Thành phố bằng 32,8%; cao gấp 1,89 lần so với giai đoạn 2006-20115.

Khoa học - công nghệ TP.HCM đã phát triển mạnh mẽ, tập trung vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, đi sâu ứng dụng vào các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng… tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ có chất lượng và sức cạnh tranh cao. Với mục tiêu thúc đẩy CDCCKT của Thành phố theo hướng sản xuất - kinh doanh có hàm lượng khoa học-cơng nghệ cao. TP.HCM thành lập một số mơ hình nghiên cứu, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đạt trình độ tiên tiến để nâng cao năng lực nghiên cứu và sáng tạo cơng nghệ cao. Trong đó, có thể kể đến như Công viên phần mềm Quang Trung với 120 doanh nghiệp. Khu công nghệ cao – SHTP với khả năng sản xuất 94% nhóm ngành sản phẩm cơng nghệ cao của Thành phố và sự tham gia của nhiều công ty công nghệ nổi tiếng thế giới như Intel, Samsung, Nidec…; Khu nông nghiệp công nghệ cao với thành quả đã hình thành vùng trồng hoa lan, rau an tồn theo mơ hình VietGap; Viện Khoa học-cơng nghệ và

5

Tính tốn với các cơng trình nghiên cứu về virus H5N1, vật liệu mới, chip xử lý tính tốn song song,…

Ngồi ra, TP.HCM cịn là địa phương đi đầu trong cả nước về hoạt động xây dựng và phát triển thị trường khoa học và công nghệ, cụ thể, năm 2012, Sở Khoa học- Công nghệ đã triển khai và đưa vào hoạt động Chợ công nghệ và thiết bị TP.HCM – Techmart online. Tính đến nay, có hơn 4.000 cơng nghệ, thiết bị của các viện, trường, nhà khoa học đã được giới thiệu, chào bán trên Techmart online, góp phần đưa các sản phẩm cơng nghệ ra thị trường với chi phí thấp. Các hoạt động này đã góp phần đẩy mạnh tạo lập và phát triển thị trường KH-CN, tăng cường gắn kết giữa nghiên cứu, đào tạo với sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ đổi mới cơng nghệ, xúc tiến thương mại hóa sản phẩm khoa học cơng nghệ và quan trọng là góp phần rất lớn vào sự nghiệp CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức tại TP.HCM.

Theo khảo sát gần đây của Bộ KH-CN với 100 doanh nghiệp ở Hà Nội và TP.HCM cho thấy, mức đầu tư cho đổi mới thiết bị, công nghệ chỉ ở mức 3% doanh thu cả năm; đa số các doanh nghiệp sử dụng công nghiệp những năm 1980, 69% doanh nghiệp phụ thuộc vào nguyên vật liệu, 52% phụ thuộc trang thiết bị nhập khẩu, 19% lệ thuộc vào bí quyết cơng nghệ, số cán bộ kỹ thuật chuyên môn cũng chỉ đạt 7%6. Tuy nhiên, TP.HCM có những cơ hội phát triển mạnh mẽ về KH-CN, trong đó có hạ tầng KH-CN tương đối phát triển, phù hợp với sản phẩm cơng nghệ cao. TP.HCM có những cơ sở giáo dục đào tạo, như các trường đại học, viện nghiên cứu, phịng thí nghiệm quốc gia trọng điểm, trung tâm công nghệ cao, trung tâm chẩn đốn y học hiện đại… Bên cạnh đó, TP.HCM cịn có cơ hội lớn để thúc đẩy thu hút cơng nghệ tiên tiến, như năng lực cán bộ KH-CN – có trên 1 triệu trí thức tham gia vào tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội, như nghiên cứu tại các trung tâm, giảng dạy tại các cơ sở giáo dục tốt nhất cả nước.… Mặt khác, TP.HCM là địa phương thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước nhiều nhất. Trong năm 2015, TP.HCM thu hút 4,5 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) và tính đến cuối năm 2015, số vốn đầu tư kể cả cấp mới và tăng vốn theo lũy kế đã lên hơn 40,5 tỷ USD với 5.765 dự án

6

FDI còn hiệu lực. Đặc biệt có nhiều dự án đầu tư của các doanh nghiệp công nghệ nổi tiếng trên thế giới như Intel, Nidec, Samsung… Năm 2015, Thành phố đã cấp phép xây dựng thêm khu công nghệ cao “Công viên Khoa học Công nghệ”, dự kiến đầu tư xây dựng từ năm 2016-2020. Khi đi vào hoạt động, các sản phẩm chủ yếu của Công viên là công nghệ thông tin, công nghệ và sản phẩm sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ lưu trữ năng lượng theo nguyên lý mới; công nghệ vũ trụ; cơ điện tử và tự động hóa; cơng nghệ y sinh.

Như vậy, TP.HCM đã có và cịn nhiều tiềm năng phát triển cơng nghệ tiên tiến để góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.

2.2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tích cực

Từ năm 2007 đến 2015, cơ cấu kinh tế ngành của Thành phố có sự chuyển dịch tích cực phù hợp với định hướng CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Bảng 2.1 Cơ cấu kinh tế ngành TP.HCM, giai đoạn 2007-2015

Ngành

Năm

Tỷ trọng các ngành kinh tế (%) (giá hiện hành)

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Nông –lâm-thủy sản 1,4 1,4 1,3 1,1 1,0 1,1 1,0 1,0 0,99 C.nghiệp-xây dựng 46,5 44,2 44,5 45,3 41,2 40,3 40,7 39,4 39,6 Dịch vụ 52,1 54,4 54,2 53,6 57,8 58,6 58,3 59,6 59,4

Nguồn: Niên giám thống kê TPHCM

Cơ cấu kinh tế ngành TP.HCM thể hiện qua biểu đồ.

Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp, xây dựng

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu kinh tế ngành TP.HCM năm 2007

Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM

Nông,lâm, thủy sản Công nghiệp, xây dựng

Dịch vụ

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu kinh tế ngành TP.HCM năm 2015

Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM

Bảng 2.1 cho thấy CDCCKT ngành tại TP.HCM trong giai đoạn 2007-2015 theo xu hướng giảm tỷ trọng đóng góp của ngành nơng nghiệp vào cơ cấu GDP. Nếu như năm 2007 tỷ lệ là 1,4% thì đến năm 2014 giảm cịn 0,99%. Ngành dịch vụ có xu hướng tăng mức đứng góp vào GDP. Năm 2007, ngành dịch vụ có tỷ trọng 52,1% trong cơ cấu GDP thì năm 2008 tăng lên 54,4%; năm 2009: 54,2%; năm 2010: 53,6%; năm 2011: 57,8%; năm 2012: 58,6; năm 2013: 58,3%; năm 2014: 59,6% và năm 2015: 59,4%. Nếu so sánh cơ cấu ngành dịch vụ năm đầu kỳ nghiên cứu (2007) với năm cuối kỳ nghiên cứu (2015) thì mức chênh lệch tăng là 7,3 điểm %. Đối với ngành công nghiệp-xây dựng: Nếu như cơ cấu công nghiệp-xây dựng năm 2007 là 46,5% thì năm 2008 là 44,2%; năm 2009: 44,5; năm 2010: 45,3%; năm 2011: 41,2%; năm 2012: 40,3; năm 2013 cơ cấu này có tăng khơng đáng kể: 40,7%; 2014: 39,4% và năm 2015: 39,6%. Tỷ trọng của ngành công nghiệp-xây dựng trong GDP ở Thành phố có giảm nếu so năm 2007 và năm 2015.

Như vậy, ở TP.HCM trong giai đoạn 2007-2015 có sự gia tăng cơ cấu ngành dịch vụ trong GDP; ngành nơng nghiệp có xu hướng tỷ trọng và ngành công nghiệp- xây dựng giảm nhẹ so với đầu kỳ. Điều này cho thấy CDCCKT ngành dịch vụ và

nông nghiệp phù hợp với hướng CNH, HĐH. Ngành cơng nghiệp - xây dựng có giảm trong kỳ nghiên cứu có thể do nguyên nhân khách quan như hiệu quả ứng dụng cơng nghệ chưa phát huy tác dụng… Tuy nhiên nhìn tổng thể sự chuyển dịch cơ cấu như trên theo hướng quy hoạch của TP.HCM: “Dịch vụ - Công nghiệp-xây dựng và Nông

nghiệp” trong cơ cấu GDP.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành công nghiệp-xây dựng.

Bảng 2.2 Cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp và xây dựng, giai đoạn 2007-2015

Ngành

Năm

Tỷ trọng các ngành kinh tế (%) (giá hiện hành)

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Công nghiệp 88,5 87,3 86,6 85,9 86,1 86,2 86,2 87,1 87,0 Xây dựng 11,5 12,7 13,4 14,1 13,9 13,8 13,8 12,9 13,0

Nguồn: Niên giám thống kê TPHCM

Bảng 2.2 cho thấy tỷ trọng công nghiệp năm 2007 so với năm 2015 giảm không đáng kể (1,5 điểm %) và ngành xây dựng tỷ trọng năm 2007 so với năm 2015 tăng 1,5 điểm %. Có thể do nguyên nhân thời kỳ này TP.HCM phát triển nhanh kết cấu hạ tầng xây dựng.

Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp

Bảng 2.3 Giá trị sản xuất công nghiệp (giá hiện hành) phân theo ngành công nghiệp, năm 2007 – 2015

(Tỷ đồng) Giá trị sản xuất cơng nghiệp Trung

bình 2007 2009 2011 2013 2015 Tổng số 352.083 529.866 742.771 917.868 1.088.013 726.504 Khai khoáng Cơ cấu (%) 2.828 4.876 8.132 17.431 20.552 10.763 0,8 0,9 1,10 1,90 1,89 1,48

C.nghiệp chế biến, chế tạo Cơ cấu (%)

343.885 520.128 721.715 886.683 1.050.948 704.671 97,67 98,16 97,20 96,60 96,59 96,99 97,67 98,16 97,20 96,60 96,59 96,99 S.xuất và phân phối

điện…

Cơ cấu (%)

6.601 7.787 8.909 8.802 10.294 8.478 1,87 1,47 1,20 0,96 0,95 1,17 1,87 1,47 1,20 0,96 0,95 1,17 Cung cấp nước, hoạt động

quản lý và xử lý rác thải Cơ cấu (%)

1.313 1.463 4.015 4.952 6.219 3.592 0,37 0,27 0,54 0,54 0,56 0,49 0,37 0,27 0,54 0,54 0,56 0,49

Bảng 2.3 cho thấy, cơ cấu ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất trong nội bộ ngành cơng nghiệp, trung bình 96,99% và tăng dần trong giai đoạn 2007-2015 – năm 2007 giá trị sản xuất ngành chế biến là 343.885 tỷ đồng thì đến năm 2015 là 1.050.948 tỷ đồng. Điều này cho thấy nhóm ngành chế biến, chế tạo tăng nhanh chóng trong giai đoạn nghiên cứu. Đây là những ngành này có hàm lượng khoa học-công nghệ được ứng dụng ngày càng cao.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông-lâm-thủy sản nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức tại TPHCM đến năm 2025 (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)