Khai thác, phát triển và sử dụng các nguồn lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức tại TPHCM đến năm 2025 (Trang 85 - 98)

- Theo sức mua tương đương

2007 2009 2011 2012 2013 2014 2015 Trung bình

3.2.2 Khai thác, phát triển và sử dụng các nguồn lực

3.2.2.1 Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực

Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là chương trình đột phá mà Đảng bộ Thành phố đã đưa vào Nghị quyết Đại hội lần thứ X, nhiệm kỳ 2016-2020. Mục tiêu của chương trình là: Xây dựng nhanh nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế, trong đó, tập trung nguồn lực cho những ngành có hàm lượng cơng nghệ giá trị gia tăng cao.

Để cung cấp các nhà khoa học, kỹ sư, cơng nhân có trình độ chun mơn kỹ thuật để phục vụ CNH, HĐH cho thành phố, cần có các giải pháp sau đây:

- Nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng. Hoàn chỉnh quy hoạch

mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Khuyến khích các trường xây dựng chương trình đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất theo định hướng tiên tiến cấp khu vực Đông Nam Á, tiếp cận chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo tiên tiến của các nước như: Singapore, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Chuyển trọng tâm của giáo dục từ hình thức trang bị kiến thức sang bồi dưỡng rèn luyện phương pháp tư duy, phương pháp giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, khả năng tự đào tạo. Theo hướng này, sinh viên sau khi ra trường có kỹ năng giải quyết vấn đề mới nảy sinh một cách nhanh nhạy, sáng tạo trong công việc, luôn nghiên cứu áp dụng công nghệ mới, tiên tiến… trách nhiệm này thuộc về các trường đại học, làm sao đào tạo sinh viên là “học cách làm”. Đối với công nhân lành nghề, cần có sự phối hợp giữa các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo để cơng nhân có thể tham gia nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Xây dựng hệ thống thông tin nhu cầu nhân

lực các cấp trình độ, ngành nghề. Tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển dạy nghề thành phố. Thực hiện đẩy mạnh công tác xã hội hóa dạy nghề nhằm huy động mọi nguồn lực của xã hội. Cần tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành về phát triển nhân lực trên địa bàn Thành phố. Xây dựng mối liên hệ giữa các doanh nghiệp,

cơ quan, đơn vị sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo, phát triển nhân lực (giữa các đơn vị hành chính, sự nghiệp với Sở Nội vụ, Trung tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, giữa doanh nghiệp với các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cơ sở dạy nghề….) để tìm sự thống nhất giữa cung và cầu lao động.

Thực hiện chương trình đào tạo đội ngũ doanh nhân. Xây dựng đội ngũ doanh

nhân có chất lượng cao gắn với phát triển khoa học công nghệ, chú trọng nâng cao kỹ năng nghiên cứu, phân tích, tìm kiếm thơng tin và thâm nhập thị trường.

- Đổi mới quả lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực. Từng cơ quan, đơn

vị, doanh nghiệp cần quan tâm dự báo nhu cầu và xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ngắn cũng như dài hạn. Trên cơ sở cầu lao động cụ thể, Thành phố phối hợp cùng cơ quan quản lý ngành thực hiện điều chỉnh quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo, số lượng đào tạo phù hợp từng chuyên ngành. Nâng cao năng lực quản lý của cơ quan phát triển nguồn nhân lực: Sở Nội vụ, Sở LĐ-TB&XH, Sở GD&ĐT, Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực… Mỗi đơn vị cần phải xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực trong từng giai đoạn; thực hiện tuyển dụng cơng khai, minh bạch; có kế hoạch thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực; đổi mới phương pháp đánh giá năng lực công tác và chế độ khen thưởng-kỷ luật; đổi mới phương pháp quản lý nhân lực theo hướng hiện đại, hiệu quả.

- Chính sách đãi ngộ thu hút nhân tài. Thực hiện trả lương, phân phối thu

nhập theo năng lực và kết quả cơng tác; Có chính sách phụ cấp và đãi ngộ đặc biệt cho nhân lực có trình độ cao, tạo điều kiện cho các tài năng nâng cao thu nhập bằng trí tuệ và năng lực của mình; Nghiên cứu thực hiện cơ chế thuê, hợp tác, tư vấn đối với chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực công nghệ cao phục vụ xây dựng và phát triển khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin của Thành phố.

Đối với khu vực tư, Thành phố cải tiến khâu cấp phép lao động cho người nước ngoài, người Việt định cư ở nước ngoài vào làm việc; ưu tiên thu hút nhân tài cho khu cơng nghệ cao. Thành phố cũng cần có chính sách thỏa đáng để giữ nguồn nhân lực này, như có chính sách ưu đãi về vật chất: trả lương thỏa đáng theo trình

độ của họ; Cần xây dựng cơ chế sử dụng người hợp lý để thu hút được nhiều nhân tài phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.

- Mở rộng quan hệ hợp tác giáo dục – đào tạo với nước ngồi. Khuyến khích

xã hội hóa, tạo cơ chế thơng thống để hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng, mời gọi chuyên gia, doanh nhân nước ngoài đến trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm cho các doanh nghiệp. Khai thác khả năng học tập, tiếp thu trình độ khoa học, kỹ thuật, cơng nghệ tiên tiến của quốc tế bằng cách gửi sinh viên đi đào tạo đại học, sau đại học; trao đổi học giả với các trường đại học có uy tín trên thế giới. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo sau đại học để triển khai các dự án trao đổi học thuật, tham gia hội thảo quốc tế, mời giáo sư nước ngoài giảng dạy hoặc báo cáo khoa học; mở rộng các chương trình đào tạo tiên tiến. Thực hiện liên kết đào tạo với các trường có uy tín ở nước ngồi. Hợp tác hoặc khuyến khích mở trường đại học nước ngoài tại Thành phố.

3.2.2.2 Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT

Để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của Thành phố trong thời gian tới, cần có nhiều biện pháp huy động vốn. Vì vậy, huy động tổng hợp các nguồn vốn đầu tư phát triển phải được xác định là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Đối với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tập trung. Đẩy mạnh cải cách hành

chính trong các lĩnh vực thu ngân sách, tạo điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng phục vụ người nộp thuế. Triển khai thực hiện cơng tác hiện đại hóa cơng nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng lực quản lý, điều hành ngân sách phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế. Đảm bảo quản lý chặt chẽ, kiểm tra, kiểm soát được hoạt động tài chính của các đối tượng để thu hồi đầy đủ, kịp thời các khoản thu thuế, phí vào ngân sách.

Đối với nguồn vốn tín dụng đầu tư. Ngân hàng cần cải tiến thủ tục để tạo điều

kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn, như: nới rộng điều kiện thế chấp, áp dụng mức lãi suất ưu đãi cho những khoản vay dài hạn để đầu tư phát triển công nghiệp, triển khai và đẩy mạnh cho vay theo hình thức bảo lãnh tín dụng đối với

doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nguồn vốn này tùy thuộc vào khả năng phát triển sản xuất. Vốn tín dụng đầu tư dài hạn, vốn tín dụng từ quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia tập trung cho một số đơn vị sản xuất kinh doanh theo đối tượng ưu tiên, nhất là các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động hiệu quả thuộc các ngành công nghiệp và sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Nguồn vốn đầu tư từ nhân dân và doanh nghiệp. Khuyến khích các thành phần

kinh tế bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế. Cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư trong việc tiếp cận với cơ hội kinh doanh, đơn giản các thủ tục, quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký kinh doanh, gia nhập thị trường, tiếp cận nguồn vốn và các quan hệ tài chính, tín dụng nhằm phát huy cao nhất các nguồn lực để phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân góp phần vào tăng trưởng kinh tế thành phố.

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi thơng

qua tun truyền quảng bá hình ảnh mơi trường đầu tư thuận lợi ở thành phố. Điều chỉnh, bổ sung, ban hành bổ sung các chính sách khuyến khích về đầu tư và kinh doanh đổi mới công nghệ vào các lĩnh vực công nghệ cao, phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực; đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch và mở rộng thị trường xuất khẩu. Cơng khai các quy trình thủ tục hành chính để đơn giản thủ tục đầu tư, rút ngắn thời gian thẩm định, cấp phép đầu tư, tạo điều kiện thuận tiện và thực hiện các thủ tục đơn giản, nhanh chóng cho các nhà đầu tư nước ngồi.

3.2.2.3 Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học-công nghệ

Đẩy mạnh phát triển khoa học-công nghệ, từng bước phát triển KTTT phục vụ CNH, HĐH trong thời gian tới, Thành phố cần chú trọng các giải pháp sau:

- Gắn kết hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ với thực tiễn và nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội thành phố. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học

công nghệ vào phát triển sản phẩm công nghệ cao, chú trọng phát triển các hướng công nghệ ưu tiên của thành phố; triển khai có hiệu quả các chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ đổi mới công nghệ, tái cấu trúc doanh nghiệp theo hướng ứng

dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố; tăng nhanh tỷ trọng đóng góp của khoa học-cơng nghệ vào q trình phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố. Xác định danh mục các sản phẩm chủ yếu để đặt hàng với các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu; gắn kết nghiên cứu, đào tạo với sản xuất-kinh doanh, chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng các đề án khoa học- cơng nghệ có giá trị ứng dụng thực tiễn.

Phát triển thị trường khoa học - công nghệ gắn với thực thi quyền sở hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu, khai thác sáng chế, ứng dụng và phát triển cơng nghệ, khuyến khích sáng tạo khoa học - công nghệ. Đưa vào khai thác hiệu quả Sàn giao dịch công nghệ thành phố nhằm thúc đẩy chuyển giao cơng nghệ trong và ngồi nước đến doanh nghiệp; phát triển hạ tầng thông tin và thống kê khoa học và công nghệ.

- Nâng cao năng lực quản lý, xây dựng và hồn thiện cơ chế, chính sách thích hợp để phát huy tiềm năng khoa học - công nghệ.

Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, chính sách tài chính để tạo bước phát triển đột phá cho khoa học - công nghệ; ưu tiên đầu tư cho khoa học - công nghệ so với các lĩnh vực khác; xây dựng các nhiệm vụ khoa học - công nghệ trên cơ sở đặt hàng, giao nhiệm vụ và đầu tư tập trung để tạo ra những công nghệ, thiết bị hồn chỉnh có thể chuyển giao và thương mại hóa.

Thể chế hóa các cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng tri thức khoa học và cơng nghệ trong và ngồi nước phục vụ phát triển kinh tế-xã hội thành phố; thực hiện tốt các chính sách đối với đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ, nhất là các chuyên gia giỏi; hình thành Quỹ hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ để bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn.

Xây dựng Đề án thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm thúc đẩy đầu tư và phát triển công nghệ cao; khai thác Quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia đồng thời kết hợp với Chương trình kích cầu thơng qua đầu tư của thành phố nhằm thúc đẩy q trình đổi mới cơng nghệ, đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong các doanh nghiệp; điều chỉnh,

bổ sung và hoàn thiện Quỹ phát triển công nghệ mới hỗ trợ doanh nghiệp khoa học công nghệ; đẩy mạnh triển khai cơ chế đồng đầu tư để thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm gắn kết giữa doanh nghiệp với các viện - trường.

- Phát triển tiềm lực khoa học - công nghệ bảo đảm phát triển bền vững và hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới.

Khuyến khích đầu tư xã hội, tăng đầu tư công; xây dựng cơ chế huy động nguồn lực xã hội và doanh nghiệp, vai trò tiên phong tham gia của các doanh nghiệp nhà nước để đầu tư nghiên cứu phát triển, đổi mới công nghệ; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh, đồng thời nâng cao chất lượng hiệu quả các chương trình khoa học cơng nghệ trọng điểm của thành phố. Đầu tư và khai thác hiệu quả các trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ tại các trường đại học, khu Công nghệ cao, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao, Trung tâm công nghệ sinh học, Công viên phần mềm Quang Trung… nhằm thúc đẩy hình thành doanh nghiệp khoa học cơng nghệ.

Hỗ trợ trường đại học, viện nghiên cứu trên địa bàn thành phố đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đặt hàng và giao nhiệm vụ cho các đơn vị này giải quyết các vấn đề bức xúc của thành phố cũng như đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố. Quan tâm đội ngũ chuyên gia trong các lĩnh vực khoa học - cơng nghệ trọng điểm như cơ khí chế tạo, điện tử, cơng nghệ thơng tin, vi mạch, hóa dược, vật liệu mới, y sinh học, khoa học tính tốn, quản lý đơ thị, bảo vệ mơi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Thúc đẩy việc hình thành các nhóm nghiên cứu đủ mạnh để thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc trong công tác quản lý và định hướng cho phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của thành phố.

Tăng cường hợp tác quốc tế, xây dựng các mơ hình hợp tác hiệu quả trong nghiên cứu phát triển khoa học - công nghệ nhằm khai thác hiệu quả trong nghiên cứu phát triển khoa học - công nghệ nhằm khai thác hiệu quả tri thức khoa học và công nghệ quốc gia.

Xây dựng triển khai thực hiện đề án “Nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, công tác giảng dạy và học tập tại các trường phổ thơng”.

Phát huy vai trị của Liên hiệp các Hội Khoa học – Kỹ thuật trong việc tập hợp lực lượng nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội về khoa học và công nghệ góp phần xây dựng các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ trong công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động nghiên cứu khoa học của thành phố; công tác thông tin và vai trò kết nối giữa các nhà khoa học với các doanh nghiệp và xã hội.

3.2.2.4 Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), kinh doanh sản phẩm mới, công nghệ mới

Doanh nghiệp vừa và nhỏ giữ vai trò to lớn trong phát triển kinh tế. Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, DNVVN chiếm khoảng 97% trong tổng số doanh nghiệp, đóng góp 40% GDP, 30% tổng kim ngạch xuất khẩu, 15% tổng thu ngân sách và giải quyết hơn 60% lao động.

Do vậy, TP.HCM cần khuyến khích các loại hình doanh nghiệp này phát triển, nhất là các doanh nghiệp tham gia sản xuất một khâu nào đó trong kết cấu sản phẩm công nghệ mới, phức tạp được các công ty xuyên quốc gia giao cho. Dựa vào thế mạnh và hiện trạng phát triển kinh tế của Thành phố, các doanh nghiệp nên đầu tư vào các ngành: du lịch, dịch vụ, ngành công nghiệp mũi nhọn, như: công nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức tại TPHCM đến năm 2025 (Trang 85 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)