Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức tại TPHCM đến năm 2025 (Trang 64 - 67)

- Theo sức mua tương đương

2007 2009 2011 2012 2013 2014 2015 Trung bình

2.3.1. Những kết quả đạt được

- Phát triển khu công nghiệp, khu công nghệ cao

Tính đến 30/9/2015, 3 khu chế xuất và 13 khu cơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh có 1.387 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 9,043 tỷ USD, trong đó đầu tư nước ngồi 559 dự án, vốn đầu tư là 5,4 tỷ USD; đầu tư trong nước 828 dự án, vốn đầu tư đăng ký 54.641 tỷ VNĐ (tương đương 3,65 tỷ USD); kim ngạch xuất khẩu là 46 tỷ USD với các thị trường chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản, châu Âu và Đài Loan; sản phẩm xuất đi trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đồng thời thu hút 280.778 lao động.

Theo Quyết định 188/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về qui hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đến 2010 có tính đến 2020 xác định quỹ đất khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung là 7.000ha trong đó đã khai thác 4000 ha, diện tích đất cịn lại là 3.000 ha. Định hướng phát triển khu chế xuất, khu cơng nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh chú trọng thu hút các nhà đầu tư vào các lĩnh vực kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến – đặc biệt là các ngành cơ khí, điện-điện tử và hóa chất.

Khu công nghệ cao TP.HCM được thành lập năm 2002, với tổng diện tích 913ha, tính đến những tháng đầu năm 2016 trong khu công nghệ cao thu hút 94 dự án với tổng vốn đầu tư trên 4 tỉ USD. Các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, nghiên cứu, đào tạo, cung ứng dịch vụ cơng nghệ cao đã góp phần quan trọng trong q trình CDCCKT theo chủ trương của Thành phố là gia tăng tỷ trọng công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ công nghệ cao, nâng dần hàm lượng khoa học-công nghệ thông qua các sản phẩm công nghệ cao như: chipset (Intel), module cảm biến kỹ thuật số (DGS), máy in (Jabil), thiệt bị đọc mã vạch (Datalogic), thẻ thông minh các loại (MK, VTC), dược phẩm, thuốc chữa bệnh (Nanogen), động cơ bước cho đầu đọc DVD, máy ảnh kỹ thuật số (Nidec Sankyo), dịch vụ bảo hành, bảo trì máy móc, thiết bị trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn (GES)…

- Khu Nông nghiệp cơng nghệ cao TP.HCM có diện tích 88,17 ha là nơi thu hút và quy tụ các nguồn lực, năng lực công nghệ cao trong nông nghiệp, theo hướng nền nông nghiệp đô thị, khu du lịch tri thức nông nghiệp, là nơi ươm tạo công nghệ mới, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ, thương mại hóa cơng nghệ, hỗ trợ kinh tế hộ, kinh tế trang trại. Từng bước làm chủ tri thức, công nghệ mới trong các ngành chủ lực của sản xuất nông nghiệp, là nơi nghiên cứu, ứng dụng các tri thức công nghệ đã làm chủ vào thực tế tại Khu Nông nghiệp công nghệ cao; đồng thời khuếch tán công nghệ cao tới các nông hộ, trang trại,… ở các tỉnh Nam Bộ.

Khu Nơng nghiệp Cơng nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh là nơi hỗ trợ cho ra đời và đi vào hoạt động của các doanh nghiệp nơng nghiệp có ý tưởng sáng tạo dựa trên công nghệ cao, là nơi cung cấp các dịch vụ cho các đối tượng tham gia nghiên cứu, sản xuất trong Khu Nông nghiệp công nghệ cao và tham gia đào tạo ngắn hạn nguồn nhân lực, tổ chức hoạt động du lịch tri thức nông nghiệp.

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển

kinh tế tri thức tại TP.HCM đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng tại Thành phố. Trong giai đoạn 2007-2015, Thành phố đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao so với cả nước.

Bảng 2.9 Tốc độ tăng trưởng kinh tế Thành phố giai đoạn 2007-2015

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tốc độ(%) 12,6 10,7 8,6 11,6 10,3 9,2 9,3 9,6 9,8 SPXH giá so sánh (ngàn) 341.172 378.317 413.655 463.295 510.785 557.571 609.280 667.712 733.148

Tốc độ tăng trưởng kinh tế Thành phố thể hiện qua biểu đồ: 0 2 4 6 8 10 12 14 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tốc độ

Biểu đồ 2.3 Tăng trưởng kinh tế TPHCM

Nguồn: Theo số liệu Cục thống kê Thành phố.

Bảng 2.9 cho thấy tổng sản phẩm GDP của Thành phố năm 2007 theo giá so sánh là 341.172 ngàn đồng, đến năm 2015 là 733.148 ngàn tăng 2,15 lần; tốc độ tăng trưởng bình quân là 9,85%/năm, đây là tốc độ khá cao so với cả nước.

- Ứng dụng cơng nghệ thơng tin có những bước phát triển vượt bậc

Thành phố luôn là địa phương đi đầu cả nước trong việc thực hiện chủ trương, định hướng về xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng CNTT, phát triển CNTT với các cơng trình mang tính đột phá như: Chương trình phát triển CNTT 2011-2015, Chương trình phát triển cơng nghiệp vi mạch giai đoạn 2013-2020; triển khai thực hiện dự án Công viên phần mềm Quang Trung 2 và Chuỗi Công viên phần mềm như một cơng viên phần mềm trọng điểm quốc gia; Chương trình ứng dụng CNTT trong quản lý và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp…

- Số lượng đầu tư trong và ngồi nước ngày càng tăng. Chỉ tính trong giai đoạn

2011-2015, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 1,18 triệu tỉ đồng, chiếm 31% GDP. Trong đó, ngân sách Thành phố cho đầu tư phát triển 98.724 tỷ đồng (chiếm 7,6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội).

Trong 5 năm gần đây, có 2.259 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư đạt 10,2 tỷ USD; có 669 dự án điều chỉnh vốn đầu tư là 3,26 tỷ USD. Tính chung tổng vốn đầu tư cấp mới kể cả tăng

vốn là 13,5 tỷ USD. Hiện có 5.531 dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi cịn hiệu lực với tổng vốn đầu tư là 39,6 tỷ USD.

- Chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao. TP Hồ Chí Minh là đơ thị có nguồn nhân lực lớn nhất nước, với khoảng 4,7 triệu người trong độ tuổi lao động, tổng số người có việc làm hiện vào khoảng 3,2 triệu người. Ðội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật có trình độ chun mơn cao trên địa bàn chiếm tới 30% so với cả nước. Số lao động đã qua đào tạo tăng từ 40% năm 2005 lên 55%. Thuận lợi lớn nhất của TP Hồ Chí Minh là có một hệ thống giáo dục - đào tạo khá đồng bộ từ mầm non đến đại học và dạy nghề.

Ðặc biệt, TP Hồ Chí Minh có tới 72 trường đại học, cao đẳng (chưa kể các trường thuộc khối cơng an, quốc phịng, phân hiệu trường), mỗi năm có thể tuyển hơn 116 nghìn sinh viên; 370 cơ sở dạy nghề, hằng năm có thể thu nhận hơn 30 nghìn học viên trung cấp, cao đẳng nghề và khoảng 320 nghìn học sinh sơ cấp nghề và dạy nghề thường xun (khơng chính quy). Ngồi ra, ở đây cịn có 84 trường trung cấp chuyên nghiệp với tổng số học sinh lên đến hơn 83 nghìn 500 em.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức tại TPHCM đến năm 2025 (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)