Thuyết hành động hợp lý (TRA-Theory of Reasoned Action)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến ý định mua thực phẩm chức năng của khách hàng, nghiên cứu trường hợp tại TP hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 28)

Được giới thiệu bởi Fishbein vào năm 1967, Thuyết hành động hợp lý cung

cấp đầu mối cho sự phát triển của Thuyết hành vi kế hoạch. Thuyết này khẳng định con người xem xét điều ngụ ý của hành vi trước khi hành động. Do đó, tên của lý

thuyết này là: Thuyết hành động hợp lý.

Sử dụng Thuyết hành động hợp lý như khung lý thuyết, (Ajzen & Fishbein,

1980) phỏng đoán rằng thái độ đối với hành vi xuất phát từ niềm tin cơ bản liên

quan đến những hành vi này. Thuyết hành động hợp lý giả định thái độ là kết quả

của sự kết hợp của niềm tin về các đặc tính của các đối tượng thái độ đặc biệt và

việc đánh giá các đặc tính này. Ý định đóng một vai trị quan trọng trong lý thuyết này và được xác định là sự dự báo lớn nhất có hay khơng một người nào đó sẽ hồn thành một hành vi cụ thể (Ajzen & Fishbein, 1980).

Thuyết hành động hợp lý lý luận rằng hai yếu tố quan trọng quyết định về ý định là thái độ của một cá nhân đối với hành vi (AAct) và những áp lực (nhận thức)

của các chuẩn mực chủ quan (SN). Ajzen & Fishbein (1980) cho rằng một cách tổng quát, cá nhân sẽ có ý định thực hiện một hành vi khi họ đánh giá nó tích cực và khi họ tin rằng "những người quan trọng khác" nghĩ họ nên thực hiện nó. Tuy nhiên, trọng số tương đối của AACT và SN khác nhau dựa trên dự định và cũng thay đổi từ người này sang người khác (Ajzen & Fishbein, 1980).

Hình 2.2. Mơ hình Thuyết hành động hợp lý

(Nguồn: Ajzen & Fishbein, 1980)

Thuyết hành động hợp lý khác với lý thuyết dự đoán trước đó về thái độ và

hành vi trong nguyên lý của sự tương hợp được xem xét khi phát triển quy mô và các biến. Ajzen & Fishbein (1980) nhận thấy thái độ là yếu tố dự báo tốt hơn khi đo lường ở cùng một mức độ tổng quát hoặc chuyên biệt như là hành động. Bên cạnh thái độ, các nhà nghiên cứu đã không tạo sự tham chiếu đến các yếu tố khác thường xuyên được sử dụng bởi các nhà khoa học xã hội để giải thích hành vi. Đặc điểm

nhân cách (độc đốn, hướng nội, hướng ngoại, v.v..), các biến nhân khẩu học (tuổi,

Niềm tin của một người rằng hành vi sẽ dẫn đến một kết quả chắc chắn và sự đánh giá của họ về kết quả này

Niềm tin của một người rằng những cá nhân cụ thể hoặc một nhóm người nghĩ rằng họ nên hoặc khơng nên thực hiện một hành vi và động lực của họ để làm theo sự tham khảo cụ thể

Thái độ đối với hành vi

Tầm quan trọng tương đối

của việc cân nhắc về thái độ và chuẩn mực Chuẩn mực chủ quan Ý định ơ Hành vi

giới tính, v.v…) và các yếu tố như địa vị xã hội được loại trừ khỏi mơ hình. Trong khi Ajzen & Fishbein (1980) nhận ra tầm quan trọng của những yếu tố này, họ coi chúng là biến bên ngoài.

Thuyết hành động hợp lý được vận dụng trong các bối cảnh khác nhau. Tuy

nhiên, có những câu hỏi về tính tổng quát của nó và sự hoạt động của một số

biến trong phương trình và mơ hình khơng giải thích kết quả nghiên cứu là sự dự báo tốt nhất của hành vi trong tương lai là hành vi trong q khứ (Aiken, 2002). Mơ hình này cũng khơng đánh giá cho việc kiểm soát hành vi nhận thức. Sự thiếu hụt này dẫn đến sự cập nhật mở rộng của Icek Ajzen vào năm 1991 cho mơ hình, được gọi là Thuyết hành vi kế hoạch.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến ý định mua thực phẩm chức năng của khách hàng, nghiên cứu trường hợp tại TP hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)