Nghiên cứu của Ooi Say Keat (2009):
Ooi Say Keat đã nghiên cứu đề tài: ”Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua
của người tiêu dùng đối với các sản phẩm bổ sung chế độ ăn uống ở đảo Penang”. Trong đó tác giả khảo sát mối quan hệ giữa thái độ, chuẩn mực chủ quan và tính sẵn sàng cảm nhận đối với ý định mua các sản phẩm bổ sung chế độ ăn uống tại đảo
Penang.
Nghiên cứu của Chai Soo Hong (2006):
Chai Soo Hong đã nghiên cứu đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi của người tiêu dùng Malaysia đối với việc lựa chọn thực phẩm chức năng”.
Trong đó tác giả đo lường tác dụng của niềm tin cơ bản của người tiêu dùng vốn
xác định thái độ, chuẩn mực chủ quan và kiểm soát hành vi nhận thức ảnh hưởng đến việc lựa chọn thực phẩm chức năng của họ. Bên cạnh đó, tác giả cũng khảo sát
các định thức bổ sung như sự quan trọng nhận thức của mùi vị, giá trị sức khỏe và sự nhạy cảm nhận thức đối với bệnh tật đến ảnh hưởng đến việc lựa chọn thực phẩm chức năng của người tiêu dùng.
Nghiên cứu của Yet Mee Lim và cộng sự (2006):
Yet Mee Lim và cộng sự đã nghiên cứu đề tài: “Dự định mua sắm trực tuyến: Nghiên cứu ở giới trẻ Malaysia”. Trong đó tác giả khảo sát ý định mua sắm trực
tuyến của giới trẻ Malaysia. Mục đích chính của nghiên cứu này là xác định các
nhân tố có thể liên kết với ý định mua sắm trực tuyến và kết quả là có thể dẫn đến
hành vi mua sắm trực tuyến thực tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy thái độ đối với việc mua sắm trực tuyến và các chuẩn mực chủ quan (sự ảnh hưởng của nhận thức xã hội) đóng vai trị quan trọng đối với dự định tham gia mua hàng trực tuyến của giới trẻ Malaysia.
Knabe Ann đã nghiên cứu đề tài: ”Ứng dụng Thuyết hành vi kế hoạch của
Ajzen : Nghiên cứu cho sự lựa chọn khóa học trực tuyến trong lĩnh vực giáo dục quan hệ công chúng”. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 yếu tố tác động đến việc lựa chọn khóa học trực tuyến trong lĩnh vực giáo dục cơng chúng, đó là: thái độ đối với hành vi, chuẩn mực chủ quan và kiểm sốt hành vi nhận thức. Trong đó, chuẩn mực chủ quan là nhân tố ảnh hưởng nhất trong việc dự đoán ý định.
Nghiên cứu của Patch. C và các cộng sự (2005):
Patch. C và các cộng sự đã nghiên cứu đề tài: ” Thái độ và dự định đối với
việc mua các thực phẩm bổ sung acid béo omega-3”. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 yếu tố tác động đến việc mua các thực phẩm bổ sung acid béo omega-3, đó là:
thái độ đối với hành vi, chuẩn mực chủ quan và kiểm sốt hành vi nhận thức. Trong
đó, thái độ đối với hành vi là nhân tố ảnh hưởng nhất trong việc dự đốn ý định.
Ngồi ra cịn có các nghiên cứu của Ajzen & Madden (1986): “Dự định tham gia khóa học và đạt điểm A trong khóa học”; Beale & Manstead (1991): “ Dự định hạn chế việc hấp thu đường ở những đứa trẻ”, trong đó sử dụng 3 yếu tố thái độ đối với hành vi, chuẩn mực chủ quan và kiểm soát hành vi nhận thức để dự đoán ý định hành vi.