CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thiết kế nghiên cứu
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu sự dụng trong luận văn là phương pháp định lượng. Lý do tác giả sự dụng phương pháp này nhằm xác định các yếu tố cấu thành nên HTKSNB là hiện hữu tại trường Cao Đẳng Kinh tế Đối ngoại. Dựa trên lý thuyết đã được hình thành và kiểm chứng, tác giả sự dụng bảng câu hỏi để khảo sát các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB tại trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại.
Để xác định và đánh giá tính hữu hiệu của HTKSNB tác giả thực hiện tổng kết các nghiên cứu trước liên quan và các cơ sở lý thuyết về HTKSNB. Dựa vào đó để xác định phương pháp nghiên cứu phù hợp.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng cách thông qua bảng câu hỏi. Mục đích là dùng để kiểm định lại mơ hình đo lường cũng như mơ hình lý thuyết và giả thuyết trong mơ hình. Thang đo được kiểm định bằng cách đánh giá độ tin cậy của hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy bội. Kết hợp phân tích mơ tả được dùng để mơ tả, giải thích các yếu tố trên.
Phương pháp phân tích khám phá EFA sẽ được sử dụng đê xác định các nhân tố và biến quan sát giải thích cho nhân tố, biến quan sát được chọn là biến có hệ số tải nhân tố 0,5 ( Hair và các tác giả, 1998), hệ số KMO ( Kaiser - Meyer - Olkin) là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, 0 ,5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp. Kiêm định Barlett có ý nghĩa thống kê (Sig. ≤ 0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008), thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50, số lượng nhân tố được xác định dựa vào hệ số Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, hệ số này phải có giá trị ≥ 1 , khác biệt về hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0,30 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha dùng để xác định độ tin cậy của thang đo. Thang đo có độ tin cậy đáng kể khi hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng phải lớn hơn 0,3 (Nually & Burnste in, 1 994) . Các bước này thực hiện nhằm loại bỏ các biến không phù hợp trong thang đo.
Cuối cùng tác giả thực hiện phương pháp thống kê mô tả nhằm thống kê đánh giá các yếu tố cấu thành nên hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường Cao đẳng Kinh tế Đối Ngoại. Từ đó, đánh giá sự tính hữu hiệu của từng yếu tố cấu thành nên HTKSNB tại đơn vị, đánh giá những thành phần nào cịn yếu kém, ngun nhân vì sao để từ đó đề xuất các kiến nghị cho phù hợp.