CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.3. Giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại Trường CĐKTĐN
5.3.2. Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro
Nhà trường đang trong giai đoạn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng các nguồn lực, tăng cường cơ sở vật chất, tiết kiệm chi phí, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống người lao động. Để đạt các mục tiêu trên, cần phải nhận dạng được những yếu tố tác động, những rủi ro, mà nếu chúng xảy ra sẽ làm cho mục tiêu bị ảnh hưởng để có các biện pháp đối phó, ngăn ngừa hoặc làm giảm thiểu tác hại gây ra.
Ban lãnh đạo phải thực sự thấy được mối nguy hại nếu rủi ro xảy ra, nhìn thấy được những tổn hại, thất thoát, làm ảnh hưởng đến mục tiêu phấn đấu của nhà trường, phải quan tâm hơn nữa đến việc nhận dạng, phân tích và có biện pháp xử lý nếu rủi ro xảy ra. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá rủi ro.
Để nhận dạng rủi ro, cần phải thực hiện rà soát các nguy cơ tiềm ẩn, những yếu tố tác động từ bên ngồi (chính trị, xã hội, kinh tế, ngành giáo dục, giáo dục mầm non, hệ thống pháp luật nhà nước…). Rà soát lại cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt
động, công tác quản lý điều hành mọi mặt trong nhà trường để xem xét có các kẽ hở, các rủi ro tiềm ẩn và khả năng xảy ra rủi ro cũng như tổn hại khi rủi ro xảy ra. Có thể lấy kết luận của ban Thanh tra, ý kiến đóng góp của CBGV, sinh viên trong trường, khách hàng cung cấp, dựa vào các báo cáo của các phòng ban chức năng để nhận dạng những khó khăn, hạn chế và rủi ro. Phòng ban chức năng phải tự quan sát, nhận dạng kẽ hở, rủi ro trong các quy trình hoạt động, đánh giá khả năng phối hợp, giám sát, kiểm tra và đề xuất những biện pháp kiểm sốt phù hợp.
Phân tích những thế mạnh và ưu điểm để phát huy, những hạn chế và khó khăn cần khắc phục. Phối hợp công tác kiểm định chất lượng, tự đánh giá trường một cách trung thực và đưa ra các giải pháp thực hiện cụ thể nhằm cải tạo điều kiện, hoàn thiện trường, giảm thiểu rủi ro, tiến đến đạt mục tiêu đề ra.
Theo tác giả nghiên cứu, hiện nay trường đang đứng trước một số rủi ro chủ yếu ở phạm vi toàn đơn vị, bao gồm:
- Rủi ro sử dụng không hiệu quả các nguồn lực của nhà trường (không tiết kiệm chi phí, chi tiêu khơng hiệu quả, xảy ra gian lận, sai sót đáng kể…)
- Rủi ro bị sai phạm chính sách, chế độ, quy định của nhà nước và của trường. - Rủi ro không đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo. Trong đó, các ngun nhân chính yếu là do cơng tác quản lý chất lượng đào tạo cịn lỏng lẻo dẫn đến tình trạng giáo viên dạy thiếu nhiệt huyết, thiếu sự đầu tư cho chất lượng bài giảng làm cho sinh viên thụ động, kết quả học tập của sinh viên không đồng đều và không cao. - Rủi ro trong công tác tuyển sinh. Với nhiều chủ trương mới và trong giai đoạn mới của Bộ giáo dục thì việc tuyển sinh ngày càng khó khăn hơn. Đặc biệt là các trường cao đẳng chuyển hướng sang đào tạo nghề nghiệp sẽ chuyển hướng đăng ký vào các trường đại học, với hình thức xét tuyển thì có nhiều cơ hội các thí sinh lựa chọn dễ dàng hơn.
Với các rủi ro nêu trên, cần phải thiết lập hoặc hồn thiện các thủ tục kiểm sốt nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro. Trong phạm vi luận văn này, tác giả xin
đề xuất hoàn thiện một số thủ tục kiểm sốt sau:
- Hồn thiện một số quy trình, hoạt động về quản lý tài chính và tài sản: quy trình tiền lương; quy trình mua sắm trực tiếp và sửa chữa tài sản; quy trình thanh toán; và hoạt động quản lý tài sản nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các sai sót, gian lận, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nhà trường, đồng thời nâng cao tính tuân thủ các luật lệ và quy định.
- Hồn thiện quy trình xây dựng chương trình đào tạo để chuẩn bị tiến hành xây dựng đồng loạt các chương trình đào tạo của trường theo hệ thống tín chỉ phù hợp với quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ của Bộ GD&ĐT.
- Hoàn thiện hoạt động quản lý chất lượng giảng dạy của giáo viên nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro giáo viên giảng dạy thiếu trách nhiệm, không đảm bảo chất lượng bài giảng, chất lượng môn học… như yêu cầu làm ảnh hưởng tới mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Củ thể: thăm dò ý kiến sinh viên bằng phiếu khảo sát về chất lượng giảng dạy của giáo viên. Để từ đó điều chỉnh cho phù hợp.
- Lập kế hoạch dự phòng cho việc tuyển sinh nhằm giảm thiểu rủi ro trong tuyển sinh.
- Thành lập ban đánh giá rủi ro chuyên biệt nhằm đánh giá rủi ro qua từng năm để có biện pháp phịng ngừa và có chính sách phù hợp cho nhà trường trong tương lai.