Chương 1 : TỔNG QUAN
1.5. Sinh tổng hợp Oxide nitric
1.5.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ Oxide nitric
1.5.6.1. Các yếu tố về nhân trắc học
- Giới tính: Nhiều nghiên cứu khác nhau trên sốlượng lớn bệnh nhân của cùng một chủng tộc cho thấy khơng có mối liên quan giữa nồng độ FeNO và giới [47].Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cho rằng nữ có nồng độ FeNO thấp hơn nam có thể do chiều cao nữ thấp hơn nam nên thể tích phổi nhỏhơn.
- Chiều cao: FeNO có mối liên quan chặt chẽ với chiều cao, ở trẻ nhỏ chiều cao là biến sốđộc lập có mối liên quan chặt chẽ với FeNỌ Sự thay đổi chiều cao từ 120 cm đến 180 cm có thể làm tăng gấp đơi nồng độ FeNO từ 7 ppb đến 14 ppb. Mối liên quan này có thể do sự tăng khẩu kính và tiết diện của niêm mạc đường dẫn khí làm tăng mức độ hình thành và khuếch tán NO ở người có chiều cao lớn [48].
- Cân nặng: Mối liên quan giữa cân nặng hoặc chỉ số khối cơ thể và FeNO vẫn chưa thống nhất. Một số nghiên cứu trên quần thể nhỏ cho thấy mối liên quan tuyến tính thuận. Trong một số trường hợp khi giảm cân ở người béo phì cũng ghi nhận sự giảm nồng độ FeNO [49].
- Tuổi: ở trẻ em nồng độ FeNO có mối tương quan tỷ lệ thuận với tuổi, do sự thay đổi kích thước đường dẫn khí theo tuổi thông qua sự tăng chiều cao và diện tích bề mặt cơ thể [50]. Các nghiên cứu ở người trưởng thành không thấy mối liên quan giữa tuổi và nồng độ FeNO [51].
1.5.6.2. Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại và ngoại lai
- Thuốc lá: Người đang hút thuốc lá có thể làm giảm nồng độ FeNO từ 40-60%. Có mối liên quan giữa mức độ giảm FeNO và thời gian hút thuốc lá. [52]. Theo nghiên cứu của Velasco, nhóm trẻ hen mức độ nhẹ và trung bình phơi nhiễm khói thuốc lá có nồng độ FeNO thấp hơn so với nhóm khơng phơi nhiễm khói thuốc lá [53].
- Cơ địa dị ứng: Cơ địa dị ứng thơng qua IgE có liên quan đến nguyên nhân làm tăng FeNO từ 15-60%. Có sự khác biệt lớn về mức độ gia tăng
FeNO ở người có cơ địa dị ứng. Người dị ứng với nhiều loại dị ngun có nồng độFeNO cao hơn người dịứng với ít loại dị nguyên [54].
- Khẩu kính đường dẫn khí: Những nghiên cứu cắt ngang khơng thấy có mối liên quan hoặc liên quan rất yếu giữa nồng độ FeNO với FEV1. Nghiệm pháp gây co thắt phế quản trong chẩn đốn xác định tình trạng tăng phản ứng phế quản cũng có thể làm giảm FeNO ở người bình thường và người bị hen. Điều này gợi ý có mối liên quan giữa FeNO và khẩu kính phế quản, có thể do giảm diện tích bề mặt niêm mạc đường dẫn khí và giảm mức độ khuếch tán NỌ Việc dùng các thuốc giãn phế quản tác dụng chậm kéo dài có thể làm tăng nồng độ FeNO đồng thời với cải thiện FEV1, vì vậy cần ghi nhận thời điểm dùng thuốc giãn phế quản trước đó ở người đo FeNO và có thểđo đồng thời với chức năng hơ hấp để có giá trị tham khảo [55].
- Các thủ thuật đo chức năng hô hấp: Đo chức năng hô hấp trước khi đo FeNO có thể làm giảm nồng độ FeNỌ Tuy nhiên một số nghiên cứu gần đây cho thấy khơng có sự ảnh hưởng của đo chức năng hô hấp trước khi đo FeNO ở người khỏe mạnh, một số nghiên cứu khác thấy có sự giảm FeNO khoảng 10% trong 5-10 phút sau khi đo chức năng hô hấp ở trẻ hen phế quản [56].
- Gắng sức: Ảnh hưởng của gắng sức đến kết quả đo FeNO chưa đạt được sự đồng thuận tuyệt đốị Một số nghiên cứu nhận thấy giảm 10% nồng độ FeNO đo được ngay sau khi gắng sức ở người khỏe mạnh và ở bệnh nhân hen. Nồng độ FeNO trở về mức bình thường trong vịng vài phút sau gắng sức ở bệnh nhân hen, còn ở người bình thường FeNO đạt mức cao hơn khoảng 5 ppb (20%) so với ban đầu ở thời điểm 5 phút sau khi gắng sức và trở về bình thường sau 30 phút. Theo khuyến cáo, chỉ nên đo FeNO sau khi ngưng gắng sức 1 giờ [56].
- Chế độ ăn: Đồ ăn thức uống giàu nitrat sẽ làm tăng FeNO một cách có ý nghĩạ FeNO có thể tăng gấp 1,5 lần sau khi ăn 200 gram cải bó xơi và kéo dài khoảng 15 giờ, rau xà lách làm tăng FeNO cao nhất 2 giờ sau khi ăn và
kéo dài nhiều giờ sau đó. Người bệnh không sử dụng thức ăn, đồ uống giàu nitrat một ngày trước khi đo NỌ Nếu đã sử dụng thức ăn giàu nitrat nên xúc miệng bằng chlohexidine để hạn chế ảnh hưởng của nitrat. Nên đo FeNO sau khi ăn một giờ [57].
- Nhịp sinh học: Một số nghiên cứu không thấy có sự thay đổi FeNO trong ngày ở người khỏe mạnh và ở bệnh nhân hen. Một số nghiên cứu khác trên người bình thường thấy tăng FeNO khoảng 15% vào buổi chiều so với buổi sáng. Vì vậy khi thực hiện nghiên cứu hoặc theo dõi bệnh nhân nên đo FeNO vào một thời điểm nhất định trong ngày [58].
- Nhiễm trùng: Nhiễm virus đường hô hấp trên hoặc dưới đều làm tăng nồng độ FeNO ở bệnh nhân hen, chỉ nên đo FeNO khi tình trạng nhiễm virus hồi phục hồn tồn [59].