Đo nồng độ NO khí thở ra với lưu lượng 50ml/s

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hiệu quả kiểm soát hen bằng oxit nitric khí thở ra ở trẻ trên 5 tuổi tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 29 - 31)

Một lượng nhỏ nồng độ NO được tạo ra trong cơ thể góp phần duy trì sự hằng định của nội môị Tăng sản xuất NO là hậu quả của tăng phản ứng viêm và tổn thương mô, đẩy mạnh quá trình tổn thương và chết tế bàọ Rối loạn chức năng các vi tuần hoàn là kết quả của sự mất cân bằng giữa nồng độ NO và các gốc oxy phản ứng, đóng vai trị quan trọng trong cơ chế sinh lý bệnh học của bệnh [42].

NO được xem là chất hóa học trung gian của chu trình guanyl và của phân tử guanosine3’,5’-cyclic monophosphate (cGMP). cGMP ức chế sự phát triển của các tế bào cơ trơn mạch máu, giảm ngưng tập tiểu cầu, giảm bám dính các bạch cầu trung tính, NO do tế bào nội mạc sản xuất [43]. NO cũng có vai trị thơng qua con đường không phụ thuộc cGMP. NO gắn với các protein chứa haem như oxyhaemoglobin và protein chứa sắt sunfur của enzyme vòng acid tricarboxylic, NO cũng có thể gắn với gốc thiol nhóm (-SH) của phân tử glyceraldehyde-3-phosphate dehydrogenase (GADPH), làm giảm hoạt động của glycotytic, tác động lên cơ tim, gây độc tế bào thần kinh, tổn thương hồi phục sau thiếu máu cục bộ và ức chế chuỗi hô hấp tế bàọ

- Gây giãn mạch: NO gây giãn cơ trơn thành mạch, ứng dụng trong gây giãn động mạch vành bằng Trinitrine [38].

- Dẫn truyền thần kinh: NO có thể lan truyền dễ dàng giữa các tế bào thần kinh, có vai trị trong lưu giữ trí nhớ dài hạn.

- Diệt khuẩn: Các đại thực bào sản xuất NO có tác dụng diệt khuẩn. Trong một số trường hợp như nhiễm khuẩn huyết, sự sản xuất q mức NO góp phần tăng nặng tình trạng giãn mạch, gây tụt huyết áp trong sốc.

- Gây giãn cơ trơn phế quản trực tiếp qua cGMP hoặc gián tiếp qua ức chế giải phóng achetylcholin ởđầu tận cùng thần kinh hệ cholinergic.

- Gây giãn cơ trơn đường tiêu hóa, tăng khả năng chứa đựng thức ăn dạng lỏng ở dạ dàỵ

- Tác dụng apoptosis (chết tế bào theo chương trình): NO điều hịa q trình apoptosis thơng qua vai trị của peroxynitritẹ Trong điều trị, NO được sử dụng gây giãn mạch đường thở (gây giãn mạch chọn lọc trên các mao mạch ở vùng phổi có thơng khí tốt, làm giảm sự tăng áp lực động mạch phổi liên quan đến co mạch do thiếu máu và làm tăng oxy máu).

- Trong hệ hô hấp, NO được sản xuất đều đặn, thường xuyên, có tác dụng điều hịa tuần hồn khí phế quản, giảm tiết dịch đường thở và kích thích hoạt động của lông mao phế quản, làm giảm các trung gian gây độc từ các gốc oxy hóa như H2O2, alkylhydroperoxide, superoxidẹ Khi NOS cảm ứng (iNOS) tăng sẽ làm tăng sản xuất NO lên nhiều lần, tạo thành môi trường độc đối với virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng. Vai trò này của iNOS tại biểu mô đường thở rất quan trọng đối với cơ thể. Bản thân NO khơng có tác dụng gây độc nhưng sự tạo thành peroxynitrite là một chất oxy hóa mạnh có tác dụng ức chế hoạt động của enzym, gây biến đổi ADN, tăng tính nhạy cảm của tế bào với phóng xạ và là tác nhân alkyl hóạ Vì vậy NO được sử dụng đểức chế sự phát triển của các tế bào ung thư [42].

1.5.5. Phương pháp đo nồng độ Oxide nitric khí th ra

Nguyên lý đo NO khí thở ra

 Khí thở ra trực tiếp thường tạo ra áp lực chống lại kháng lực vùng miệng (5 –15 cmH2O). Khí NO được sản xuất từ vùng mũi họng sẽ khơng lẫn vào NO có nguồn gốc từđường thở dưới nhờ sự đóng của khẩu cái mềm trong thì thở rạ

 Đảm bảo lưu lượng khí thở ra hằng định: Theo khuyến cáo của hội lồng ngực Hoa kỳ, đo nồng độ NO ở lưu lượng 50 mL/giây [44], [45]. Hội nghị đồng thuận mới nhất đã khuyến cáo lưu lượng thở ra là khoảng 50 ± 5 mL/giây [46], tuy nhiên có thể áp dụng đo nồng độ NO ở các vận tốc lưu lượng khác nhau tùy thuộc vào loại thông tin cần tìm kiếm (ví dụ: khi đánh giá viêm ởđường thở xa nên được đánh giá với các vận tốc lưu lượng thở ra cao hơn).

 Thời gian thở ra: phải ít nhất là 6 giây đối với người lớn và 4 giây đối với trẻ < 12 tuổị Phân suất NO đo được là giá trị trung bình trong giai đoạn bình ngun kéo dài ít nhất 3 giây, và sự chênh lệch giữa giá trị cao nhất với giá trị thấp nhất của giai đoạn bình ngun này là khơng q 10%.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hiệu quả kiểm soát hen bằng oxit nitric khí thở ra ở trẻ trên 5 tuổi tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 29 - 31)