Chương 1 : TỔNG QUAN
1.6. Chẩn đoán he nở trẻ em trê n5 tuổi và người lớn
1.6.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán hen theo GINA 2015
Tiền sử có các triệu chứng của đường hơ hấp.
Triệu chứng điển hình là ho, khị khè, thở nhanh và nặng ngực.
-Bệnh nhân hen thường có nhiều hơn một trong số các triệu chứng trên -Các triệu chứng thường thay đổi theo thời gian và khác nhau vềcường độ. -Các triệu chứng thường xảy ra và nặng lên vào ban đêm hoặc khi tỉnh giấc. -Các yếu tố gây khởi phát cơn hen cấp là gắng sức, cười to, tiếp xúc với dịứng, khơng khí lạnh.
-Triệu chứng của bệnh thường xảy ra và nặng hơn khi bị nhiễm virus
Bằng chứng của sự giới hạn luồng khí thở ra
- Có ít nhất một lần trong suốt q trình chẩn đốn bệnh có FEV1 thấp, chỉ số FEV1/FVC giảm.
- Có bằng chứng của thay đổi chức năng phổi so với người khỏe mạnh: + FEV1 tăng trên 12% so với giá trịban đầu sau dùng thuốc giãn phế quản.
+ FEV1 tăng > 12% so với giá trị ban đầu sau 4 tuần điều trị thuốc kháng viêm (khơng có nhiễm khuẩn đường hô hấp).
- Test kiểm tra có thể nhắc lại khi có triệu chứng vào buổi sáng hoặc sau khi dùng thuốc giãn phế quản.
Tiền sử bản thân và gia đình
Tiền sử trẻ có các triệu chứng của đường hơ hấp tái đi tái lại, trẻ có thể bịviêm mũi dị ứng hoặc eczemạ
Tiền sử gia đình có người bị hen, cơ địa dị ứng làm tăng khả năng trẻ mắc hen phế quản. Tuy nhiên các dấu hiệu này không đặc hiệu cho hen và không phải gặp ở tất cả các kiểu hình hen.
Khám lâm sàng
Khám lâm sàng bệnh nhân hen thường khơng phát hiện triệu chứng gì trừ khi bệnh nhân đang trong cơn hen cấp. Khị khè có thể khơng nghe thấy ở cơn hen nặng do lưu thơng khí bị giảm nặng (phổi câm) nhưng sẽ thấy các dấu hiệu thực thể của suy hô hấp. Nếu trẻ bị hen kéo dài, lồng ngực có thể bị biến dạng.
Bảng 1.1. Phân loại mức độ hen theo GINA 2015 [60]
Mức độ hen Tần suất xuất hiện triệu chứng Chức năng phổi (% giá trị dựđoán) Nhẹ ngắt quãng <2 ngày/tuần <2 đêm/tháng <3 đợt/năm FEV1≥ 80% Nhẹ dai dẳng ≥2 ngày/tuần ≥2 đêm/tháng ≥3 đợt/năm FEV1>80% Trung bình Hàng ngày 1 đêm/tuần FEV1 80-60%