7. Kết cấu nội dung của luận văn
1.1.3. Những chỉ tiêu phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
Đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, những chỉ tiêu cơ bản phản ánh sự chuyển dịch bao gồm:
(1) Mức độ thay đổi của cơ cấu GDP
Phân tích sự thay đổi tỷ lệ phần trăm GDP của các ngành nông nghiệp, công nghiệp, và dịch vụ là một trong những tiêu chí đầu tiên thường được dùng để đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành.
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế còn được đánh giá qua một chỉ tiêu rất quan trọng là cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế được phân bổ như thế nào vào các lĩnh vực sản xuất khác nhau.
(3) Mức độ thay đổi của cơ cấu hàng xuất khẩu
Mức độ thay đổi này thường trải qua một quá trình là: từ chỗ chủ yếu sản xuất và xuất khẩu các loại sản phẩm sử dụng nhiều lao động, kỹ thuật thấp như lắp ráp, sản phẩm dệt may, chế biến nông lâm thủy sản… chuyển dần sang các loại sản phẩm sử dụng nhiều lao động trình độ cao, cơng nghệ kỹ thuật hiện đại như sản phẩm cơ khí chế tạo, hóa chất, điện tử,… Chính vì vậy, sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, từ những mặt hàng sơ chế sang những loại sản phẩm chế biến dựa trên cơ sở công nghệ - kỹ thuật cao luôn được xem như một trong những thước đo rất quan trọng đánh giá mức độ thành cơng của q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Bên cạnh ba chỉ tiêu chủ yếu trên, một nhóm các chỉ tiêu khác cũng thường được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả của cơ cấu kinh tế. Đó là các chỉ số về tốc độ tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động xã hội, chỉ số ICOR, mức độ tiêu hao năng lượng trên mỗi đơn vị GDP được tạo ra, số lượng việc làm mới được tạo ra, tỷ lệ thất nghiệp, tốc độ giảm nghèo…
1.1.4. Đơ thị thơng minh
Q trình hình thành khái niệm “Đơ thị thơng minh”
Nếu như khái niệm "Cách mạng công nghiệp 4.0" đang là xu thế tất yếu của sự phát triển trên tồn thế giới thì "Đơ thị thơng minh" hay “Thành phố thơng minh" cũng là một hệ quả tất yếu của "Cách mạng 4.0".
Mặc dù việc xây dựng thành phố thơng minh đã có từ trước nhưng phải đến khi cách mạng 4.0 có được những thành quả nhất định thì việc triển khai thành phố thông minh mới thật sự bùng nổ. Những công nghệ chủ đạo của nền công nghiệp 4.0 giờ đây cũng trở thành các công cụ đắc lực để xây dựng thành phố thông minh.
Những quốc gia đang triển khai xây dựng thành phố thơng minh, có thể kể đến như:
Singapore với Chiến lược "người dân tay nghề cao, nền kinh tế sáng tạo, Thành phố toàn cầu riêng biệt" hay Chiến lược Intelligent Nation 2015 (iN2015) được thực hiện bởi Infocomm Development Authority (IDA).
Thành phố Barcerlona (Tây Ban Nha) đã tiến hành chiến lược với tên "CityOS" để xây dựng thành phố thông minh thông qua công nghệ cảm biến và được coi là thành phố thông minh nhất thế giới trong năm 2015 (theo một nghiên cứu của Juniper Research).
Thành phố thông minh Amsterdam (Hà Lan) đã bắt đầu khởi động từ năm 2009 với hơn 170 dự án để ứng dụng công nghệ thiết bị không dây vào đời sống nhằm giảm các vấn đề giao thơng, ơ nhiễm mơi trường hay lãng phí năng lượng...
Malaysia: Chiến lược “Chính phủ số” - Digital Govement (đến năm 2020 - tất cả mọi thứ, mọi người đều kết nối Internet để truy cập dịch vụ thông minh) - Smart Government (Social-Mobile-BigDataAnalytics, Radical openess, Trust)
Hàn Quốc: Chiến lược U-Korea và Kế hoạch “Seoul thông minh đến 2015”
Liên minh Châu Âu (EU): Các thành phố thông minh tiêu biểu như Stockholm, Copenhagen, Barcelona, Helsinki, London, Vien,…
Hoa Kỳ: Các thành phố thông minh tiêu biểu là Dubuque (bang Iowa), NY, Chicago, Columbus, Bang Ohio ….
Canada: Thành phố Vancouver (Greenest Vancouver city by 2020)
Khái niệm “Đô thị thông minh”
Trên thế giới, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về “Đơ thị thơng minh”. Qua nhiều hội thảo trong và ngồi nước, các chuyên gia chỉ ra rằng: “Một thành phố chỉ thực sự thông minh khi hội tụ ba yếu tố: (1) Hạ tầng hiệu quả; (2) Phát triển bền
vững; và (3) Mơi trường sống thân thiện”2.
Có thể định nghĩa khái quát như sau: Thành phố thông minh là thành phố sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để thu thập, truyền, lưu trữ và xử lý dữ liệu (lớn) hướng tới phục vụ người dân (nâng cao chất lượng cuộc sống đô thị) và quản lý đơ thị thơng minh (chủ động trong các tình huống hiện tại và có dự báo cho tương lai).
Mục tiêu cơ bản của thành phố thông minh là nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho người dân và quản lý hiệu quả đô thị (tiết kiệm năng lượng, giảm ô nhiễm, tăng cường an ninh,... với tính dự báo cao). Từ đó làm nền tảng cho phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường.
Những vấn đề "trụ cột" để xây dựng một "thành phố thông minh": Nghiên cứu của Giffinger và cộng sự (2007) đã đưa ra 4 vấn đề về đô thị thông minh, bao
2 Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đơ thị thơng minh giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến
gồm: (1) Sự biến đổi của các ngành sản xuất công nghiệp; (2) Sự phát triển của công dân đô thị; (3) Sự hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đô thị; (4) Sự phát triển của chính quyền đơ thị.
Để có thể xây dựng các "trụ cột" này, nền tảng cốt lõi của nó chính là IOT (hay Vạn vật kết nối - Internet of Things) cùng sự tích hợp cơng nghệ truyền đạt và thông tin (ICT) như: Những tịa nhà thơng minh, thân thiện môi trường, hệ thống giao thông thông minh, quản lý thông minh, hệ thống chăm sóc sức khỏe thông minh, cơ sở hạ tầng thông minh, bảng thông tin tương tác thông minh, đèn giao thông thông minh, ứng dụng thơng minh...
Tiêu chí đánh giá “Đơ thị thơng minh”
Trên thế giới chưa có các tiêu chuẩn chính thức về thành phố thơng minh. Tuy nhiên, một số tiêu chí chính sau cũng được các tổ chức, các nước lựa chọn để đánh giá và làm tiêu chí cho một thành phố thơng minh là: (1) Nền kinh tế thông
minh; (2) Di chuyển thông minh; (3) Môi trường thông minh; (4) Quản lý đô thị hiện đại; (5) Cư dân thông minh; (6) Cuộc sống thông minh. Trong một thành phố thông
minh, hoạt động quản lý nhà nước của bộ máy chính quyền hay “Chính quyền điện tử”, “Chính quyền thơng minh” đóng vai trị chủ đạo.
“Dù có đến 6 tiêu chí để xác định một thành phố thơng minh, tuy nhiên,
ngay cả trên thế giới, mỗi thành phố cũng lại xác định một hướng trọng tâm, chẳng hạn như các nước Châu Âu thường hướng tới môi trường xanh, tiết kiệm năng lượng, đặc biệt là các ứng dụng trong lĩnh vực giao thông thông minh. Các nước ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hướng nhiều hơn đến việc ứng dụng Cơng nghệ thơng tin trong các lĩnh vực Chính quyền điện tử, y tế, giao thông, giáo dục, quản lý đô thị,...”
Ở nước ta, việc tiếp cận và thực hiện thành phố thơng minh chủ yếu lấy “Chính quyền điện tử” làm trọng tâm và phát triển hơn một số các tiêu chí, phù hợp với nhu cầu, điều kiện và nguồn lực có thể có của từng thành phố và từng giai đoạn, cụ thể như:
Năm 2012, Đà Nẵng là đô thị đầu tiên của nước ta được Tập đồn cơng nghệ IBM chọn là 1 trong 33 thành phố trên thế giới triển khai thành phố thông minh. Đà Nẵng khi đó được nhận tài trợ từ chương trình thành phố thơng minh hơn với tổng giá trị tài trợ trên 50 triệu USD, sử dụng giải pháp điều hành trung tâm thông minh để đảm bảo chất lượng nguồn nước phục vụ người dân, cung cấp giao thông công cộng tốt nhất và giảm thiểu ách tắc giao thông, song song với đó là hồn thiện mơ hình Chính quyền điện tử.
Năm 2015, Hà Nội đã thực hiện đề án xây dựng thành phố thông minh hơn với trọng tâm là Chính quyền điện tử, hiệu quả trong quản lý điều hành, phát triển giáo dục y tế, văn hóa, giao thơng,... hướng đến hình thành và phát triển kinh tế tri thức đưa Thủ đô tham gia vào các diễn đàn thành phố thông minh trên thế giới.
Ngày 23 tháng 11 năm 2017, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 6179/QĐ-UNBD về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025” với tầm nhìn đến năm 2025 là: “Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phát triển kinh tế tương đối cao, bền vững, trên nền tảng khai thác tốt nhất các nguồn lực, với người dân là trung tâm của đơ thị”. Những tiêu chí cơ bản cần đạt
được là: Xây dựng TP. HCM trở thành nơi có chất lượng sống và mơi trường làm
việc tốt; đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế hướng đến kinh tế tri thức; Xây dựng chính quyền điện tử, ứng dụng các mơ hình dự báo kinh tế; Đối với người dân, phải
tạo ra các kênh tương tác giữa chính quyền và người dân cũng như các tiện ích thông minh để tương tác; Kiến tạo môi trường hoạt động minh bạch…
Có 4 nguyên tắc định hướng trong việc triển khai xây dưng Đô thị thông minh
Thứ nhất, Tầm nhìn chính xác, xun suốt và được sự đồng thuận cao.
Tầm nhìn phải đạt độ chính xác cao, bao hàm được khả năng dự báo phát triển của đơ thị thơng minh. Tầm nhìn cho từng lĩnh vực phải gắn kết với tầm nhìn chung của địa phương, được sự đồng thuận cao của người dân. Lãnh đạo các cấp cần phải cam kết với tầm nhìn tổng qt của địa phương thơng qua những hoạt động, chỉ đạo, định hướng cụ thể và xuyên suốt. Tận dụng được tầm ảnh hưởng của nhiều đơn vị, tổ chức, hiệp hội, cộng đồng...
Thứ hai, Luôn lắng nghe, nắm bắt và phục vụ kịp thời các nguyện vọng và nhu cầu của người dân. Chính quyền ln ln lắng nghe, nắm bắt và phục vụ kịp
thời các nguyện vọng và nhu cầu của người dân, đảm bảo cung cấp các tiện ích, cung cấp các dữ liệu hỗ trợ người dân ra quyết định. Sự đổi mới luôn phải được xuất phát từ nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Người dân được tích cực tham gia trong quá trình giám sát quản lý và xây dựng thành phố.
Thứ ba, Công nghệ là công cụ hỗ trợ phát triển. Tận dụng tối đa các cơ hội để phát triển khơng gian mạng, số hóa, kết nối và tích hợp các hệ thống, quy trình, dịch vụ phục vụ cơng tác dự báo và điều hành một cách tổng thể. Phải đảm bảo 4 chủ thể (chính quyền, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và mọi tầng lớp nhân dân) đều được hưởng lợi từ việc ứng dụng công nghệ nhằm tối ưu quá trình ra quyết định.
Thứ tư, Huy động mọi nguồn lực. Chia sẻ và tái sử dụng các nguồn lực: Tuân thủ các tiêu chuẩn mở và kiến trúc hướng dịch vụ để đảm bảo tính đồng vận
hành, tránh đầu tư trùng lắp. Tất cả các dự án mới phải nghiên cứu khả năng chia sẻ và mở rộng nền tảng hạ tầng, cơ sở dữ liệu, ứng dụng hiện hữu. Luôn tạo cơ hội để khuyến khích hợp tác sáng tạo. Khuyến khích tinh thần sáng tạo thơng qua giáo dục và hình thành một nếp văn hóa xã hội sẵn sàng tiếp nhận đổi mới. Đồng thời xây dựng cơ chế chính sách và hành lang pháp lý để triển khai các mơ hình cộng tác, kinh doanh mới và có các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp sáng tạo, khởi nghiệp. Đảm bảo tính linh hoạt và thích ứng cao: Tuân thủ phương châm tư duy tổng thể, triển khai linh hoạt. Triển khai theo từng giai đoạn để đảm bảo người dân, doanh nghiệp và chính quyền có thời gian thích ứng với thay đổi.
1.2. Một số mơ hình, lý thuyết và quan điểm của Đảng – Nhà nước về
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành