7. Kết cấu nội dung của luận văn
1.2.2. Quan điểm của Đảng – Nhà nước về “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
tế ngành gắn với xây dựng Đô thị thông minh”
Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế cịn tồn tại của q trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng giai đoạn 2011 – 2015, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã xác định: “Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược (hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ), cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng; đẩy mạnh cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chú trọng cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.”
“Trên cơ sở quan điểm phát triển đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, qua thực tiễn 5 năm 2011 - 2015 và yêu cầu của bối cảnh tình hình mới, quan điểm phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 được xác định là: Bảo đảm phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô và không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu; phát triển kinh tế tri thức, kinh tế xanh. Phát triển kinh tế phải gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Bảo đảm quốc
phịng, an ninh và giữ vững hịa bình, ổn định để xây dựng đất nước”4.
Đảng – Nhà nước ta cũng đề ra nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện phát triển Đơ thị thơng minh, có thể kể đến như:
Nghị quyết số 05/NQ-TW ngày 01/11/2016 Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về “Một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mơ hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế” đã đề cập đến một nội dung “ưu tiên phát triển một số đô thị thông minh”;
Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về chính phủ điện tử.
Quyết định 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng cơng nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 – 2020, trong đó yêu cầu: "Triển khai đơ thị thơng minh ít nhất tại 3 địa điểm theo các tiêu chí do Bộ Thơng tin và Truyền thông hướng dẫn".
Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Từ những chủ trương, đường lối trên, có thể khái quát một số quan điểm cơ bản của Đảng – Nhà nước về “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành gắn với xây dựng Đô thị thông minh” ở nước ta như sau:
Một là: Tiếp tục đổi mới mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững
“Tiếp tục đổi mới mơ hình tăng trưởng theo hướng kết hợp có hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh trên cơ sở nâng cao năng suất lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, đổi mới và sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy lợi thế so sánh và chủ động hội nhập quốc tế phát triển nhanh và bền vững. Đổi mới mơ hình tăng trưởng chuyển mạnh từ chủ yếu dựa vào xuất khẩu và vốn đầu tư sang phát triển đồng thời dựa vào cả vốn đầu tư, xuất khẩu và thị trường trong nước. Động lực quan trọng nhất và cũng là điều kiện để đổi mới mơ hình tăng trưởng là đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới, sáng tạo.
Đổi mới mơ hình tăng trưởng gắn kết chặt chẽ với thực hiện ba đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế với trọng tâm ưu tiên là: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn, thuận lợi cho khởi nghiệp và đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học -
công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng dụng nhân tài”5
Nâng cao khả năng dự báo chính xác hơn xu hướng phát triển trong tương quan với các số liệu yếu tố đầu vào đa ngành góp phần đề ra các chính sách tổng thể và phù hợp nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo đúng định hướng. Công tác điều hành mang tính tổng thể, tích hợp liên ngành cao trên cơ sở kết nối, dùng chung dữ liệu và nguồn lực giúp tối ưu chi phí, góp phần tăng hiệu quả sử dụng ngân sách.
Đô thị thông minh cũng tạo cơ hội để các thành phố đẩy mạnh phát triển lĩnh vực cơng nghệ cao như cơng nghiệp vi mạch (góp phần vào sự phát triển của các giải pháp ứng dụng IoT - Internet vạn vật (IoT) chính là nền tảng cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0). Tận dụng dữ liệu mở, người dân, doanh nghiệp, và chính quyền có thể đẩy mạnh hợp tác cùng xây dựng một hệ sinh thái sản phẩm tiện ích có giá trị cao, kiến tạo mơi trường khuyến khích sáng tạo và khởi nghiệp trên nền tảng công nghệ theo định hướng mở. Đồng thời, thông qua việc hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (tập trung vào nguồn nhân lực chất lượng cao và nguồn nhân lực trong tương lai), cải cách hành chính và tăng cường hiệu quả hoạt động của các lĩnh vực, đô thị thông minh sẽ góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế các thành phố theo hướng kinh tế tri thức.
Hai là: Ưu tiên phát triển các ngành – lĩnh vực công nghệ cao, hướng
đến kinh tế tri thức, kinh tế số
“Tập trung xây dựng nền công nghiệp và thương hiệu cơng nghiệp quốc gia với tầm nhìn trung, dài hạn, có lộ trình cho từng giai đoạn; phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp chế tạo, chế biến, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, công nghiệp năng lượng, cơ khí, điện tử, hố chất, cơng nghiệp xây dựng, xây lắp. Rà soát, bổ sung chiến lược phát triển công nghiệp; phân bố cơng nghiệp hợp lý hơn trên tồn lãnh thổ. Phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp. Đẩy nhanh phát triển các ngành cơng nghiệp có hàm lượng khoa học, cơng nghệ, có
tỉ trọng giá trị quốc gia và giá trị gia tăng cao; có lợi thế cạnh tranh, tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cơng nghiệp, xây dựng bình qn khoảng 8,0 - 8,5%/năm; đến năm 2020 tỉ trọng công nghiệp, xây dựng trong GDP khoảng 40%; tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP khoảng 25%, trong đó cơng nghiệp chế tạo khoảng 15%.”
“Phát triển các ngành công nghiệp nền tảng đáp ứng nhu cầu về tư liệu
sản xuất cơ bản của nền kinh tế. Phát triển công nghiệp năng lượng, luyện kim, hóa dầu, hóa chất với cơng nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, tạo ra sản phẩm có khả năng cạnh tranh. Khuyến khích phát triển doanh nghiệp cơ khí chế tạo mạnh và sản phẩm cơ khí trọng điểm. Có chính sách phát triển cơng nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp phần mềm. Ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông sản, sản xuất vật tư và máy nông nghiệp. Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng cường liên kết giữa các tập đoàn đa quốc gia và doanh nghiệp trong nước, hình thành các khu cơng nghiệp hỗ trợ theo cụm liên kết ngành. Hỗ trợ phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, nhất
là năng lượng gió, mặt trời”6.”
“ “Phát triển ngành xây dựng đạt trình độ tiên tiến. Tiếp cận và làm chủ
các công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực công nghiệp xây lắp, đáp ứng yêu cầu xây dựng trong nước và có khả năng cạnh tranh quốc tế. Phát triển mạnh công nghiệp vật liệu xây dựng, nhất là vật liệu mới, vật liệu chất lượng cao.”
“Xây dựng và thực hiện chính sách cơng nghiệp quốc gia, tạo khn khổ chính sách đồng bộ, trọng tâm, đột phá hướng vào tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; Tập trung vào những ngành cơng nghiệp nền tảng, có lợi thế cạnh tranh và có ý nghĩa chiến lược đối với tăng trưởng nhanh, bền vững; lựa chọn
sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp chủ lực để ưu tiên phát triển, cơ cấu lại; phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, tăng mạnh năng suất nội bộ ngành, tăng hàm lượng công nghệ và tỉ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm; Chú trọng phát triển công nghiệp sản xuất linh kiện, cụm linh kiện, thúc đẩy một số mặt hàng tham gia
sâu, có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị, phân phối toàn cầu.”7
Ba là: Khai thác, phát huy tốt nhất mọi nguồn lực:
Các văn kiện Đại hội Đảng từ khi đổi mới đến nay đều thống nhất quan niệm về các nguồn lực phát triển kinh tế theo nghĩa rộng, bao gồm: vốn, tài nguyên thiên nhiên, lao động và khoa học công nghệ.
Trong các giai đoạn phát triển tiếp theo kể từ năm 2000, Đảng đều nhấn mạnh vào việc chăm lo phát triển nguồn nhân lực, khẳng định mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là “vì con người, do con người”. Báo cáo chính trị tại Đại hội XI nêu rõ “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu
quả và bền vững”8.
Trong khi nhấn mạnh sự cần thiết phải tập trung phát triển nguồn nhân lực, các nguồn lực khác của tăng trưởng như vốn, tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ… cũng ln được quan tâm bởi vì vai trị quan trọng của việc tổng hợp các nguồn lực trong quá trình phát triển đất nước. Gần đây nhất, trong Báo cáo chính trị tại Đại hội XII của Đảng (2016), các nguồn lực cơ bản và quan trọng tiếp tục
7 Nghị quyết số 05/NQ-TW ngày 01/11/2016 Hội nghị Trung ương 4 khóa XII
8 Đảng Cộng sản Việt Nam,Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI. NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
được đề cập trọng tâm trong định hướng đổi mới mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế: “Nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh trên cơ sở nâng cao năng suất lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, đổi mới và sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy lợi thế so sánh và chủ động hội nhập
quốc tế, phát triển nhanh và bền vững”9. “Khai thác, sử dụng và quản lý hiệu quả tài
nguyên thiên nhiên; bảo vệ môi trường; chủ động phịng, chống thiên tai, ứng phó
với biến đổi khí hậu”10.
Như vậy, Đảng đã có nhận thức rõ ràng, thống nhất về các nguồn lực, vai trò của các nguồn lực và sự tương tác giữa các nguồn lực này trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước, đặc biệt là từ khi thực hiện đổi mới đến nay.
Bốn là: Nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc của người dân:
Tập trung chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt nhất những vấn đề bức thiết của người dân (tình hình giao thơng, chất lượng môi trường, ngập nước, y tế, giáo dục...)
Thông qua việc kết nối và cung cấp các thông tin dữ liệu theo thời gian được cá nhân hóa cho người dân và doanh nghiệp (dữ liệu thống kê ngành nghề, thị trường tiêu dùng, xuất nhập khẩu, hoạt động tài chính, chứng khốn...); Thơng qua các kênh kết nối phù hợp và thông qua việc cung cấp dữ liệu mở rộng rãi, chính quyền tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp nêu ý kiến, phản ánh các bức xúc, thực hiện vai trò giám sát của mình để cung cấp thơng tin cho chính quyền về các vấn đề như y tế, an tồn thực phẩm, mơi trường... đối thoại với chính
quyền và tham gia trong suốt quá trình xây dựng và triển khai các chính sách, giải pháp, dịch vụ.
1.3. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành gắn với xây dựng đô thị thông minh ở một số địa phương