7. Kết cấu nội dung của luận văn
3.1. Những quan điểm cơ bản
3.1.1. Quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trên cơ sở Đề án “Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành đơ thị thơng minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025”, có thể xác định một số quan điểm cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố như sau:
(1) Chuyển dịch cơ cấu ngành trên địa bàn Tp.HCM phải hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế cao và bền vững
Để thực hiện được quan điểm phát triển này, Thành phố Hồ Chí Minh cần xây dựng các chỉ tiêu chủ yếu phải thực hiện, bao gồm:
Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn thành phố (GRDP) bình quân hằng năm từ 8% - 8,5% (tính theo GDP thì tăng hơn 1,5 lần mức tăng trưởng GDP bình quân của cả nước), chuyển dịch cơ cấu theo định hướng dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, nông - lâm nghiệp và thủy sản; trong đó tỷ trọng của dịch vụ trong GRDP đến năm 2020 chiếm từ 56% đến 58%.
Thứ hai, tỷ trọng đóng góp của yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào GRDP bình quân hằng năm từ 35% trở lên.
Thứ ba, các yếu tố như: Tổng vốn đầu tư xã hội chiếm bình quân khoảng 30% GRDP; Đến năm 2025, GRDP bình quân đầu người đạt 10.000 USD, tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo nghề đạt 85% trong tổng lao động làm việc, tỷ lệ thất nghiệp đô thị dưới 4,5%.
Thứ tư, về năng lực quản lý của bộ máy chính quyền, cần phấn đấu đưa thành phố trở thành một trong nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước về xếp hạng chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh (PAPI), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số cải cách hành chính (PAR-index).
(2) Chuyển dịch cơ cấu ngành trên địa bàn Tp.HCM phải hướng tới việc xây dựng thành phố sớm trở thành một trong những trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học – công nghệ của khu vực Đông - Nam Á.
Với việc mạnh dạn đề ra mục tiêu phấn đấu “Sớm xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một trong những trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - cơng nghệ của khu vực Đơng - Nam Á”, có thể nhận thấy thành phố có đủ điều kiện, cơ sở thực hiện các giải pháp hiệu quả trong thời gian tới để đạt được mục tiêu này góp phần xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh phát triển mạnh mẽ, xứng tầm với tiềm năng có được.
(3) Chuyển dịch cơ cấu ngành trên địa bàn Tp.HCM phải hướng tới việc xây dựng thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình
Với việc xác định quan điểm phát triển như vậy, hệ thống các chỉ tiêu và
các giải pháp chủ yếu của Thành phố cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng đời sống cho Nhân dân, cụ thể như: Đến năm 2025, đảm bảo nước sạch cho 100% hộ
dân, diện tích nhà ở bình qn đầu người đạt 20 m2/người, đạt 300 phòng học/10.000
giường bệnh đạt chuẩn quốc gia/10.000 dân và xử lý chất thải y tế cũng như nước thải công nghiệp đạt 100%.
(4) Chuyển dịch cơ cấu ngành trên địa bàn Tp.HCM phải hướng tới những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để hoàn thành các chương trình đột phá
Các chương trình đột phá gồm có: (1) Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; (2) Chương trình cải cách hành chính; (3) Chương trình nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của kinh tế thành phố; (4) Chương trình giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thơng; (5) Chương trình giảm ngập nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; (6) Chương trình giảm ơ nhiễm mơi trường; (7) Chương trình chỉnh trang và phát triển đơ thị.
Với tình hình thực tiễn của sự phát triển thành phố Hồ Chí Minh, việc đề ra chương trình đột phá này rất cần thiết và cũng có nhiều cơ sở, điều kiện để thực hiện các giải pháp để đạt được thành cơng chương trình. Tập trung hồn thành việc di dời, tái bố trí tồn bộ nhà ở trên và ven kênh rạch, nâng cấp các khu phố có nhiều nhà lụp xụp, xây dựng mới các chung cư xuống cấp gắn với chỉnh trang đô thị, tạo thêm quỹ đất dành cho giao thơng và cơng trình cơng cộng. Đồng thời quy hoạch, xây dựng, phát triển các đô thị vệ tinh đồng bộ, văn minh, hiện đại; qua đó, tổ chức lại cuộc sống của dân cư, cải thiện điều kiện sống, tăng mức độ tiếp cận của Nhân dân với các dịch vụ công; tăng diện tích mảng xanh và cây xanh, tạo môi trường sống tốt hơn, hợp lý, hài hịa với khơng gian kiến trúc, cảnh quan xung quanh; phù hợp với sự phát triển chung của đô thị đặc biệt. Phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và các địa phương liên quan tập trung xây dựng hệ thống giao thông công cộng có sức chở lớn, đường sắt đơ thị, phát triển đường vành đai, đường trên cao, đường cao tốc, luồng tàu đường biển, đường sông.”
Thành phố cần xác định rõ nhiệm vụ trong thời gian tới là:
Đổi mới mạnh mẽ mơ hình tăng trưởng theo hướng phát triển kinh tế tri thức và tăng trưởng xanh, nâng cao chất lượng tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh;
Triển khai có hiệu quả các giải pháp bình ổn thị trường; khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế trong nước chiếm lĩnh thị trường bán lẻ;
Phát triển sản phẩm tài chính, định chế tài chính và thị trường tài chính. Hiện đại hóa hệ thống thanh tốn, hướng đến áp dụng hệ thống thanh tốn khơng dùng tiền mặt, nhanh chóng sử dụng phổ biến, an tồn các loại thẻ thanh tốn điện tử trong giao dịch. Phát triển mạnh, vững chắc hệ thống tài chính phi ngân hàng như thị trường chứng khoán, các loại quỹ đầu tư, tổ chức bảo hiểm;
Tập trung đầu tư xuất khẩu sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường, chủ động tham gia chuỗi giá trị tồn cầu; đa dạng hóa sản phẩm và chú trọng phát triển thị trường xuất khẩu;
Hồn thiện chính sách để thu hút nguồn lực xã hội, đặc biệt là tài chính doanh nghiệp; đầu tư phát triển khoa học - cơng nghệ, khuyến khích đầu tư xã hội, tăng đầu tư công để nâng chất lượng, hiệu quả các chương trình khoa học - cơng nghệ trọng điểm; Có chính sách thu hút đầu tư hiện đại hóa ngành xây dựng, sử dụng vật liệu mới, tiết kiệm năng lượng, ứng dụng phổ biến công nghệ xây dựng hiện đại; Liên kết xây dựng và phát triển dịch vụ du lịch đạt hiệu quả, ngang tầm khu vực Đông Nam Á. Tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch vào các thị trường trọng điểm, gắn với mở rộng hợp tác liên kết và kêu gọi đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao;
Tiếp tục tập trung phát triển các ngành công nghiệp trọng yếu trên cơ sở xác định chiến lược phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ gắn với doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ.”
3.1.2. Quan điểm xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đơ thị thơng minh
(1) Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh trên cơ sở phát triển kinh tế cao, bền vững
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn bình quân hàng năm cao hơn 1,5 lần mức tăng trưởng bình quân của cả nước. Tăng trưởng kinh tế phải gắn với tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước phát triển, gắn với bảo vệ môi trường, tiến tới phát triển bền vững và phát triển kinh tế tri thức, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, phấn đấu tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân đầu người vào năm 2025 đạt khoảng 10.000 USD.
Tăng trưởng kinh tế phải gắn chặt với bảo vệ mơi trường, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu; gắn liền với trách nhiệm của cộng đồng dân cư và doanh nghiệp trong công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường; sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; khắc phục và ngăn chặn có hiệu quả tình trạng ơ nhiễm môi trường; xử lý tốt chất thải rắn, nước thải và khí thải.
(2) Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đơ thị thơng minh trên cơ sở khai thác tốt nhất mọi nguồn lực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Ðể có nền tảng xây dựng thành phố thông minh, trước mắt, TP Hồ Chí Minh sẽ xây dựng một khu đơ thị sáng tạo tại phía đơng thành phố (gồm ba quận: Quận 2, 9, Thủ Ðức). Ý tưởng này được đặt ra trên nền tảng về thể chế, lợi thế kinh tế, cơ sở hạ tầng mà thành phố đã có với khu cơng nghệ cao (quận 9); làng Ðại học Quốc gia hơn 80 nghìn sinh viên, giảng viên (quận Thủ Ðức); khu đô thị mới, trung
nước với hơn 700 ha, 35 nghìn lao động, sáu tỷ USD vốn đầu tư; cịn Thủ Ðức với 12 trường đại học, trung tâm Ðại học Quốc gia. Hai quận này tạo nên hai cực cơng nghệ và trí tuệ cao, kết hợp với trung tâm hành chính ở quận 2 sẽ trở thành khu đô thị sáng tạo tương tác cao và đây cũng sẽ là trung tâm để các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Một thuận lợi nữa để TP Hồ Chí Minh tự tin xây dựng thành cơng khu đô thị sáng tạo là Nghị quyết 54 của Quốc hội đã cho phép Tp. Hồ Chí Minh được quyết định chủ trương đầu tư đối với những dự án nhóm A có sử dụng vốn ngân sách thành phố. Ðây là một tiền đề rất quan trọng để thành phố đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, giảm thiểu chi phí đầu tư, thu hút sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong và ngồi nước vào cơng cuộc xây dựng, kiến thiết thành phố…
(3) Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đơ thị thông minh trên cơ sở phát triển kinh tế tri thức, kinh tế số, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0
Hiện nay và trong nhiều năm tới, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng phải dựa vào tiềm năng tài nguyên trí tuệ, đầu tư mạnh vào việc ni dưỡng và phát triển nguồn tài ngun trí tuệ nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch từ cơ cấu ngành kinh tế truyền thống lên kinh tế công nghiệp và kinh tế tri thức. Cần nắm bắt kịp thời cơ hội, phát huy năng lực trí tuệ, đổi mới cách nghĩ, cách làm, mở rộng một cách có hiệu quả việc áp dụng công nghệ mới hiện đại vào phát triển các ngành truyền thống, đẩy mạnh phát triển các ngành kỹ thuật cao, đẩy mạnh việc sáng tạo các thành tựu khoa học và công nghệ mới. Theo đó, mục tiêu xây dựng cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hiệu quả đến năm 2025 như sau:
Ngành công nghiệp, tập trung nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm; phát triển các sản phẩm cơng nghiệp có lợi thế cạnh tranh, có khả
năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, ưu tiên phát triển những sản phẩm có chất lượng, giá trị gia tăng cao, áp dụng công nghệ mới, công nghệ sạch, sử dụng tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp theo hướng tăng nhanh công nghiệp chế biến, chế tạo, cơng nghiệp có hàm lượng cơng nghệ cao, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại. Các ngành công nghiệp nền tảng được ưu tiên để đáp ứng nhu cầu về tư liệu sản xuất cơ bản của nền kinh tế; Phát triển mạnh công nghiệp chế biến, cơ khí, cơng nghiệp cơng nghệ thông tin, công nghiệp sinh học và công nghiệp môi trường;
Ngành nông nghiệp, hướng vào phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới có năng lực cạnh tranh cao và thương hiệu tốt. Phát triển nơng nghiệp tồn diện, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm; phát huy lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên và sinh thái của mỗi vùng, mỗi địa phương. Tập trung đầu tư khâu nghiên cứu và phát triển giống cây trồng, vật nuôi, nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học. Đổi mới đào tạo nhân lực, đưa tri thức sản xuất, kinh doanh, tri thức khoa học công nghệ đến với người nông dân; sử dụng công nghệ sinh học làm gia tăng giá trị các mặt hàng nông-lâm-thủy sản;
Ngành dịch vụ đẩy mạnh phát triển, nhất là các dịch vụ có giá trị, hàm lượng tri thức cao, tiềm năng lớn, có lợi thế và có sức cạnh tranh, như du lịch, hàng hải, hàng không, viễn thông, công nghệ thông tin, y tế; hình thành một số trung tâm dịch vụ, du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế. Phát triển các dịch vụ có giá trị gia tăng cao, như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics, dịch vụ phát triển phần mềm công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác. Đẩy mạnh tham gia mạng phân phối toàn cầu, phát triển nhanh hệ thống phân phối các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở cả trong và ngoài nước; xây dựng thương hiệu hàng hóa và dịch vụ Việt Nam.
Đề án Xây dựng Tp.HCM trở thành đơ thị thơng minh xác định có 4 mục tiêu là đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế và hướng đến kinh tế tri thức, nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc, quản trị đô thị hiệu quả, tăng cường sự tham gia quản lý của người dân, phát huy trí tuệ nhân dân. Theo đó, việc tập trung nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc của người dân trở thành mục tiêu quan trọng và cấp thiết.
Với việc xác định quan điểm phát triển như vậy, hệ thống các chỉ tiêu và các giải pháp chủ yếu của Thành phố cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc, cụ thể như: đảm bảo nước sạch cho người dân, diện tích
nhà ở bình qn đầu người đạt 20 m2/người, đạt 300 phòng học/10.000 dân trong độ
tuổi đi học, đạt tỷ lệ 20 bác sĩ/10.000 dân, 42 giường bệnh đạt chuẩn quốc gia/10.000 dân; xử lý chất thải y tế và nước thải công nghiệp đạt 100%; tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo nghề đạt 85% trong tổng lao động làm việc; tỷ lệ thất nghiệp đô thị dưới 4%; thu nhập bình quân đầu người tăng...
3.2 Phương hướng, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành gắn với việc xây dựng Tp.HCM trở thành đô thị thông minh với việc xây dựng Tp.HCM trở thành đô thị thông minh
3.2.1. Những định hướng cơ bản
Thứ nhất, đẩy nhanh tiến độ xây dựng thành phố trở thành đô thị thông minh, năng động, hiện đại với khả năng kết nối sâu rộng vào chuỗi giá trị
khu vực và quốc tế, cạnh tranh được với các thành phố lớn của Châu Á; là điểm nhấn về thu hút đầu tư và khởi nghiệp; phát huy vai trò trung tâm nguồn nhân lực chất lượng cao. Triển khai thực hiện Đề án với 4 trụ cột gồm: trung tâm dữ liệu dùng chung, trung tâm dự báo và mô phỏng, trung tâm điều hành và trung tâm an ninh mạng.
Thứ hai, tranh thủ tối đa các cơ chế, chính sách mới phù hợp với Nghị quyết 54 của Quốc hội để thành phố có sự bứt phá trong phát triển: Thành phố cần
rà soát tất cả các lĩnh vực để đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh các Nghị định, Thông tư theo hướng phân cấp mạnh mẽ cho thành phố chủ động thực hiện các quy trình, thủ tục phù hợp với khả năng và tình hình thực tiễn của thành phố.
Thứ ba, tiếp tục thúc đẩy quá trình chuyển đổi mơ hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, trọng tâm là phát triển kinh tế tri thức, tăng trưởng xanh, nâng cao tỷ trọng yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong
tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn thành phố (GRDP), sử dụng toàn diện và hiệu quả