Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành gắn với việc xây dựng thành phố hồ chí minh trở thành đô thị thông minh đến năm 2025 (Trang 56 - 58)

7. Kết cấu nội dung của luận văn

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

Trong hơn 40 năm qua, kinh tế TP. Hồ Chí Minh ln duy trì tăng trưởng ở mức cao. Nếu như giai đoạn trước đổi mới 1976 - 1985, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Thành phố chỉ tăng bình quân 2,7%/năm thì giai đoạn 1991-2010, Thành phố là một trong rất ít địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hai con số trong suốt 20 năm (giai đoạn 1991 - 1995 tăng 12,6%; giai đoạn 1996 - 2000 tăng 10,1%; giai đoạn 2001 - 2005 tăng 11%; giai đoạn 2006 - 2010 tăng 11,4%). Từ năm 2011 đến nay, mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu song Thành phố cũng đạt mức tăng trưởng kinh tế xấp xỉ 10%/năm, gấp 1,66 lần mức bình quân chung của cả nước (5,8%). Kể từ Nghị quyết đầu tiên về phát triển Tp. Hồ Chí Minh của Bộ Chính trị vào tháng 9/1982, đến nay GDP bình quân đầu người Thành phố đã đạt mức hơn 5.500 USD và dự kiến đến năm 2020 sẽ đạt đến 9.800 USD.

Tỷ lệ thuận với đà tăng trưởng, quy mô nền kinh tế, tiềm lực và sự đóng góp của Tp. Hồ Chí Minh cho cả nước ngày càng lớn. Ðến nay, Thành phố đã đóng góp khoảng 1/3 giá trị sản xuất công nghiệp, 1/5 kim ngạch xuất khẩu, 30% trong tổng thu ngân sách quốc gia.

Kinh tế tăng trưởng vượt bậc, tốc độ đơ thị hóa cũng được đẩy mạnh, không gian đô thị ngày càng rộng mở giúp Thành phố Hồ Chí Minh dần tạo được vóc dáng riêng của mình trong một thế giới đang trong q trình tồn cầu hóa. Sau hơn 40 năm, Thành phố tự hào trở thành đô thị loại đặc biệt trực thuộc Trung ương và là một trong những đô thị hấp dẫn, năng động nhất của Việt Nam. Nhiều cơng trình trọng điểm vừa mang tính chất cơng trình hạ tầng giao thông vừa là điểm nhấn trong kiến trúc cảnh quan của Thành phố đã và đang hoàn thành đưa vào sử dụng như: cầu Thủ Thiêm, cầu Phú Mỹ, đường hầm sơng Sài Gịn, các trục giao thông quan trọng như đại lộ Nguyễn Văn Linh, đại lộ Võ Văn Kiệt, đại lộ Phạm Văn Đồng… Ngồi ra cịn phải kể đến những tuyến metro đầu tiên Bến Thành - Suối Tiên, Bến Thành - Tham Lương đang được triển khai xây dựng, dự kiến đưa vào khai thác năm 2020 và 2022. Cùng với hạ tầng giao thông đồng bộ, các khu đô thị mới như: khu đô thị Thủ Thiêm, khu đô thị Phú Mỹ Hưng, khu đô thị Tây Bắc, khu đô thị cảng Hiệp Phước…cũng được đầu tư xây dựng, phát triển hiện đại, hài hòa với tổ chức khơng gian của Thành phố. Ngồi ra, Thành phố cịn có 11 dự án khu đơ thị mới quy mô từ 200 ha trở lên và 44 dự án khu dân cư, khu đơ thị mới có quy mơ nhỏ hơn 200 ha, với tổng diện tích đất khoảng 23.370 ha. Các khu đơ thị mới đã và đang được quan tâm đầu tư phát triển, kỳ vọng sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng đời sống nhân dân, tạo nên diện mạo mới cho khơng gian đơ thị Thành phố và đóng góp tích cực vào cơng cuộc cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Khơng chỉ dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế, Tp. Hồ Chí Minh cịn tiên phong đi đầu trong rất nhiều mơ hình phát triển, thể hiện rõ nét sự năng động, sáng tạo của con người nơi đây. Thành phố là địa phương tiên phong của cả nước trong việc triển khai xây dựng các khu chế xuất, khu công nghiệp; hình thành trung tâm giao dịch chứng khốn, phát triển hệ thống ngân hàng cổ phần, quỹ đầu tư phát triển đơ thị; xây dựng các chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế để phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; xây dựng cơ chế thúc đẩy phát

triển mạnh các loại hình thị trường hàng hóa - dịch vụ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường lao động, thị trường khoa học - cơng nghệ… Những mơ hình phát triển này khơng chỉ là bệ phóng cho những bước đột phá mạnh mẽ của Thành phố trong hội nhập kinh tế quốc tế mà cịn tạo động lực cho q trình đơ thị hóa của các khu vực lân cận.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành gắn với việc xây dựng thành phố hồ chí minh trở thành đô thị thông minh đến năm 2025 (Trang 56 - 58)