Một số mơ hình, lý thuyết hiện đại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành gắn với việc xây dựng thành phố hồ chí minh trở thành đô thị thông minh đến năm 2025 (Trang 37 - 40)

7. Kết cấu nội dung của luận văn

1.2.1. Một số mơ hình, lý thuyết hiện đại

Mơ hình hai khu vực của Arthus Lewis

Một trong những lý thuyết nổi tiếng ra đời sớm trong lĩnh vực phát triển về sự thay đổi cơ cấu do W.Arthur Lewis (1915-1991, là nhà kinh tế học Jamaica được giải thưởng Nobel kinh tế năm 1979) đưa ra vào vào giữa thập niên 1950, sau đó được John Fei và Gustav Ranis bổ sung, khai triển thêm. Trong mơ hình Lewis, nền kinh tế chậm phát triển ln có hai khu vực cơ bản:

Thứ nhất, khu vực nông thôn truyền thống (traditional sector). Khu vực này tập trung phần lớn dân số và đang trong tình trạng dư thừa lao động. Do đó, Lewis xếp lao động này như là “dư thừa”, tức là lượng lao động này mà có rút ra khỏi khu vực nơng nghiệp thì vẫn khơng làm giảm sản lượng của nông nghiệp.

Thứ hai, khu vực thành thị công nghiệp hiện đại (modern sector) với đặc trưng là năng suất cao. Trong khu vực này, nếu có lao động tăng thêm sẽ làm tăng sản lượng. Do vậy, mô hình này gợi ý về sự di chuyển lao động trong khu vực nông thôn sang khu vực thành thị công nghiệp hiện đại. Sản lượng trong khu vực công nghiệp gia tăng là do tỷ lệ đầu tư và tích lũy vốn ngày càng tăng đã thu hút lao động từ khu vực nông nghiệp chuyển đến ngày càng nhiều. Sự phát triển của khu vực cơng nghiệp quyết định q trình tăng trưởng của nền kinh tế.

Như vậy, để phát triển thì các quốc gia đang phát triển cần phải mở rộng khu vực công nghiệp hiện đại và không cần quan tâm đến khu vực nông nghiệp truyền thống. Khu vực công nghiệp phát triển sẽ thu hút hết lượng lao động dư thừa trong nông nghiệp chuyển sang và từ trạng thái nhị nguyên nền kinh tế sẽ chuyển sang một nền kinh tế công nghiệp phát triển.

Mặc dù mơ hình phát triển của Lewis vừa đơn giản và cung cấp một ý nghĩa thực tế trong ý tưởng chính sách về chuyển dịch cơ cấu ở các nước đang phát triển. Thế nhưng, chính sự đơn giản hóa, bằng các giả định của mơ hình, tự nó đã kéo mơ hình ra q xa với thực tế. Đó là: Điều gì sẽ xảy ra nếu lợi nhuận tăng thêm của các nhà tư bản được tái đầu tư vào các loại thiết bị hiện đại có tính chất tiết kiệm lao động; Trong thực tế quan sát ở nhiều nước đang phát triển cho thấy có thất nghiệp đồng thời ở cả thành thị và nông thơn; Một điều quan trọng khác mà mơ hình cũng đã đơn giản hóa, đó là lao động là đồng nhất. Nghĩa là lao động ở nơng thơn có thể di chuyển lên thành thị và hòa nhập một cách nhanh chóng. Điều này trên thực tế rất khó có thể xảy ra. Mọi sự dịch chuyển lao động từ khu vực này sang khu vực khác, từ ngành này sang ngành khác đều phải cần thời gian thích nghi, đào tạo.

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế ở các nước Châu Á gió mùa của Harry Toshima

Lý thuyết này do nhà kinh tế học Nhật Bản là Harry Toshima đưa ra. Ông phê phán lý thuyết tăng trưởng của Athur Lewis là khơng thực tế đối với các nước Châu Á gió mùa. Theo H. Toshima, “vẫn giữ lại số lao động trong nông nghiệp, chỉ tạo thêm nhiều hoạt động sản xuất ở những tháng nhàn rỗi bằng cách tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng, chăn ni gia súc và gia cầm, mở thêm ngành sản xuất cần nhiều lao động, nhờ đó thu nhập của nơng dân tăng lên và mở rộng thị trường cho các ngành dịch vụ và công nghiệp. Như vậy lực lượng lao động sẽ được sử dụng hết. Khi đó, tổng sản phẩm quốc gia và GNP tính theo đầu người cũng tăng nhanh. Từ phân tích trên, ơng cho rằng: “nơng nghiệp hóa” là con đường tốt nhất để phát triển kinh tế ở các nước Châu Á gió mùa, tiến tới một xã hội có cơ cấu kinh tế cơng nơng nghiệp

– dịch vụ”3.

Lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu của Moise Syrquin

Có thể tóm tắt lý thuyết chuyển dịch cơ cấu kinh tế của M. Syrquin gồm ba giai đoạn: (1) sản xuất nông nghiệp, (2) cơng nghiệp hóa, và (3) nền kinh tế phát triển.

Giai đoạn 1: có đặc trưng chính là các hoạt động của khu vực khai thác chiếm ưu thế, đặc biệt là nông nghiệp, trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng kinh tế chung khá chậm do tỷ trọng tương đối cao của khu vực nông nghiệp trong tổng giá trị gia tăng (hay GDP).

Giai đoạn 2 hay là giai đoạn cơng nghiệp hóa: có đặc điểm nổi bật là tầm quan trọng trong nền kinh tế đã được dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực chế biến và chỉ tiêu chính để đo lường sự dịch chuyển này là tầm quan trọng của khu vực chế biến trong đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung ngày càng tăng lên.

Giai đoạn 3: là giai đoạn của một nền kinh tế phát triển. Giai đoạn này được thể hiện qua việc giảm sút tỷ trọng của khu vực công nghiệp trong cơ cấu GDP hay trong cơ cấu lực lượng lao động. Khu vực dịch vụ trở thành khu vực quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP cũng như cơ cấu lao động. Trong giai đoạn này, nhân tố đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng là nhân tố năng suất tổng hợp (Total Factor Productivity - TFP).”

Nhìn chung, lý thuyết chuyển dịch cơ cấu của M. Syrquin thể hiện khá chính xác về sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế giới, có thể tóm

lược qua 4 giai đoạn phát triển chính như sau: Giai đoạn 1: Nông nghiệp – Công

nghiệp – Dịch vụ; Giai đoạn 2: Công nghiệp – Nông nghiệp – Dịch vụ; Giai đoạn 3: Công nghiệp – Dịch vụ – Nông nghiệp; Giai đoạn 4: Dịch vụ – Công nghiệp – Nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành gắn với việc xây dựng thành phố hồ chí minh trở thành đô thị thông minh đến năm 2025 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)