7. Kết cấu nội dung của luận văn
1.3. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành gắn với xây dựng đô thị thông
1.3.1. Kinh nghiệm của Thành phố Hà Nội
Năm 1991, Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI đã xác định cơ cấu kinh tế Hà Nội là công nghiệp - thương mại, du lịch, dịch vụ và nông nghiệp. Theo định hướng đó, các ngành cơng nghiệp - thương mại ở Hà Nội được phát triển mạnh mẽ và có những đóng góp to lớn cho nền kinh tế thủ đơ. Tốc độ tăng trưởng GDP bình qn đầu người của Hà Nội trong giai đoạn 1991-1995 đạt 12,52%, giai đoạn 1996- 2000 đạt 10,38%. Từ năm 1991 đến năm 1999, GDP bình quân đầu người của Hà Nội tăng từ 470 USD lên 915 USD, gấp 2,07 lần so với mức thu nhập bình quân đầu người của cả nước. Theo số liệu năm 2000, GDP của Hà Nội chiếm 7,22% GDP của cả nước và khoảng 41% GDP của tồn bộ vùng đồng bằng sơng Hồng.
Tuy nhiên, nền kinh tế Hà Nội đã và đang bộc lộ nhiều nhược điểm, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị do phát triển cơng nghiệp nằm ngay trong lịng thành phố. Hơn thế nữa, tốc độ tăng trưởng GDP những năm cuối thập niên 1990 có xu hướng chậm lại. Chính vì thế, vào năm 2000, Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIII vẫn xác định cơ cấu kinh tế như vậy nhưng nhấn mạnh thêm là phát triển mạnh lực lượng sản xuất, để rồi từ đó sẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp trong giai đoạn tiếp theo. Hướng đi mới này thực sự đã “cởi trói” cho ngành dịch vụ phát triển.
Tại Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVI (tháng 11/2015) đã đánh giá 5 năm 2011-2015, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích
cực: tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 54%, công nghiệp - xây dựng chiếm 41,5% và nông nghiệp là 4,5%; các nhóm ngành đều có mức tăng trưởng khá.
Năm 2015, Hà Nội đã triển khai đề án xây dựng thành phố thông minh hơn với trọng tâm là Chính quyền điện tử, hiệu quả trong quản lý điều hành, phát triển giáo dục y tế, văn hóa, giao thơng,... hướng đến hình thành và phát triển kinh tế tri thức, đưa Thủ đô tham gia vào các diễn đàn thành phố thông minh trên thế giới. Hiện nay, Thủ đơ Hà Nội đang đẩy nhanh tiến trình xây dựng thành phố thơng minh mà trong đó, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố thông minh phát triển mạnh mẽ, hiện đại xứng tầm với các đô thị lớn trong khu vực và thế giới.
Trong Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội đến năm 2030, UBND thành phố Hà Nội đã đặt ra mục tiêu: “Cơ cấu kinh tế của thủ đô năm 2020 sẽ là: Dịch vụ 61-62% GDP, công nghiệp và xây dựng là 35-36,5% GDP, nông nghiệp 2,5-3% GDP. Đến năm 2030 Hà Nội sẽ là trung tâm sáng tạo hàng đầu của cả nước với nhiều lĩnh vực đạt trình độ quốc tế. Khơng những thế, Hà Nội sẽ cịn là trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ và thương mại lớn nhất ở phía Bắc, thứ hai của cả nước...” Với các mục tiêu đề ra như trên, có thể thấy phát triển kinh tế dịch vụ là hướng đi chủ đạo của Hà Nội trong thời gian tới. Hướng đi này là đúng đắn, nó có tác dụng kích thích kinh tế Hà Nội phát triển nhanh, bền vững hơn và nâng tầm vị thế của Thủ đô so với các thành phố khác trong khu vực.
1.3.2. Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng
Một trong những hướng đi đột phá thời kỳ đầu để đẩy mạnh cơng nghiệp hóa mà Đà Nẵng đã lựa chọn, là ưu tiên phát triển công nghiệp. Để đạt mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, ngay trong những năm tiếp theo, các nhà hoạch định chính
sách đã lựa chọn mơ hình phát triển của một thành phố có mơi trường thân thiện và hiện đại, đưa Đà Nẵng phát triển theo một hướng đi mới, lấy ngành dịch vụ làm chủ đạo. Giai đoạn 2005-2015 đánh dấu sự tăng trưởng mạnh của ngành Dịch vụ với tốc độ tăng bình quân gần 20%/năm, cao hơn gấp hai lần so với giai đoạn 1997- 2005. Sự phát triển của ngành Dịch vụ khơng chỉ đóng góp cao trong cơ cấu GDP mà còn tạo sự chuyển dịch lao động mạnh mẽ ra khỏi ngành nông nghiệp. Giai đoạn này, lượng vốn đầu tư bắt đầu chảy vào ngành dịch vụ cao hơn so với các ngành còn lại, với tỷ trọng 70% tổng lượng vốn đầu tư. Sự chuyển dịch trong nội bộ ngành Thương mại, Vận tải, Thơng tin liên lạc, Khách sạn, Tài chính... đang tạo ra giá trị tăng thêm của ngành Dịch vụ, làm tăng tỷ trọng đóng góp của ngành trong cơ cấu GDP thành phố.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đà Nẵng thời gian qua được các chuyên gia kinh tế đánh giá như một quá trình tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng sức cạnh tranh ở khu vực dịch vụ với tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ước đạt 16%/năm. Kết quả này nhờ việc tập trung chuyển dịch sâu trong nội bộ ngành Dịch vụ, trong đó lựa chọn du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn. Trong năm 2017, tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng đạt hơn 5 triệu lượt, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm 2016; Trong đó khách quốc tế đạt 1,7 triệu lượt, khách nội địa đạt 3,3 triệu lượt; Tổng thu du lịch đạt hơn 15 ngàn tỷ đồng, tăng 24,4% so với năm 2016.
Năm 2012, Đà Nẵng là đô thị đầu tiên của nước ta triển khai xây dựng thành phố thơng minh. Đà Nẵng khi đó được nhận tài trợ từ chương trình thành phố thơng minh hơn với tổng giá trị tài trợ trên 50 triệu USD, sử dụng giải pháp điều hành trung tâm thông minh để đảm bảo chất lượng nguồn nước phục vụ người dân, cung cấp giao thông công cộng tốt nhất và giảm thiểu ách tắc giao thơng, song song với đó là hồn thiện mơ hình Chính quyền điện tử.
Ngày 19/4/2018, UBND thành phố Đà Nẵng và Công ty Cổ phần FPT tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về Xây dựng thành phố thông minh giai đoạn 2018 – 2020. Theo đó, UBND thành phố và Cơng ty FPT sẽ hồn thành xây dựng Cổng thông tin Giao thông trực tuyến, Cổng thông tin về Nông nghiệp và nơng thơn nhằm giúp chính quyền và người dân kết nối thơng tin minh bạch, nhanh chóng. Giữ vững mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển đô thị hiện đại, Đà Nẵng đẩy mạnh đổi mới mơ hình tăng trưởng, để đến năm 2020 cơ bản hình thành mơ hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, bảo đảm chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế thành phố tiếp tục chuyển dịch nhanh theo hướng “dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp”, để Đà Nẵng sớm trở thành một trong những trung tâm dịch vụ lớn của cả nước, là cửa ngõ giao thương với nước ngồi, có các ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng lớn để trở thành các ngành kinh tế chủ lực.
1.3.3. Một số bài học rút ra
Từ thực tiễn phát triển kinh tế xã hội và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Một là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với xây dựng đô thị thông minh phải xuất phát từ đặc thù của mỗi địa phương.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế gắn với xây dựng đô thị thông minh luôn được các địa phương coi là giải pháp hàng đầu và là con đường tất yếu để phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và xây dựng đô thị thông minh phải được nhận thức đúng, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Từ các chủ trương, định hướng của Đảng, chính quyền địa phương đã quán triệt và vận dụng chỉ đạo vào thực tiễn phù hợp. Tăng cường huy động các
nguồn lực trong và ngoài nước, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Nhìn chung, các địa phương đều giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, tăng nhanh hàm lượng công nghệ trong sản phẩm ở những giai đoạn tới; từng bước xây dựng lộ trình cụ thể để xây dựng địa phương trở thành đô thị thông minh.
Hai là, lựa chọn một số ngành - sản phẩm mũi nhọn đóng vai trị “đầu tàu” để phát triển
Thực hiện lựa chọn các ngành, các sản phẩm phù hợp với từng vùng, địa phương và trong từng giai đoạn nhằm tạo ra các sản phẩm mũi nhọn, ngành mũi nhọn, vùng mạnh đóng vai trị “đầu tàu” kéo theo sự phát triển của các sản phẩm, ngành và địa phương khác trong vùng. Từ đó tạo được nguồn lực đủ lớn để xây dựng và thực hiện Đề án xây dựng thành phố trở thành đô thị thông minh.
Ba là, tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với xây dựng đô thị thơng minh:
Trước hết đó là việc xóa bỏ các rào cản, tạo điều kiện cho thị trường phát triển. Đây có thể coi là vai trò quan trọng nhất của quản lý nhà nước đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với xây dựng đô thị thông minh. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, không phải chủ thể kinh tế nào cũng ln có khả năng nắm bắt và hành động theo các quy luật kinh tế thị trường. Trước hết, đó là khó khăn trong việc tiếp cận và khả năng phân tích thơng tin; sau đó là các điều kiện để thực hiện các quyết định kinh doanh khi đã nắm chắc được cơ hội. Đây là lý do khách quan cần có vai trị của Nhà nước trong việc định hướng, hỗ trợ, điều tiết các chủ thể kinh tế trong việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế gắn với xây dựng đơ thị thơng minh góp phần đảm bảo phát triển kinh tế bền vững.”
“Vai trò thứ hai của Nhà nước là định hướng, hỗ trợ quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế gắn với xây dựng đô thị thông minh: Định hướng bằng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Điều tiết, định hướng các hoạt động của các chủ thể kinh tế thơng qua chính sách thuế, chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư…”
“Hỗ trợ các chủ thể kinh tế trong việc tiếp cận thơng tin, phân tích xu
hướng, nhu cầu của thị trường; trực tiếp hỗ trợ về vốn, dịch vụ khoa học, kỹ thuật, xúc tiến thương mại, hỗ trợ các hoạt động xuất khẩu…”
Trực tiếp hỗ trợ, tạo điều kiện cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế như hệ thống giao thông, thuỷ lợi, cung cấp điện, nước sạch… là một điều kiện quan trọng hàng đầu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với xây dựng đô thị thơng minh.
“Vai trị thứ ba của Nhà nước trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
gắn với xây dựng đô thị thơng minh là kiểm sốt, hạn chế những mặt trái của cơ chế thị trường, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững. Như
Bốn là, chú trọng việc học hỏi kinh nghiệm của các thành phố lớn trên thế giới và ở trong nước, áp dụng có hiệu quả vào tình hình thực tế từng địa phương
Với đặc điểm riêng của từng vùng, mỗi thành phố sẽ lựa chọn những thành tựu và học hỏi những kinh nghiệm của các thành phố lớn trên thế giới và trong nước về xây dựng đô thị thông minh để áp dụng hiệu quả cho từng thành phố trên cơ
sở xây dựng được tiêu chí đánh giá cụ thể; triển khai theo lộ trình và giai đoạn phù hợp; Cần tránh việc triển khai thực hiện ồ ạt, gây lãng phí lớn về đầu tư nhưng lại không mang lại hiệu quả như mong đợi.
Kết luận chương 1
Từ việc nghiên cứu các vấn đề lý luận về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, về đơ thị thơng minh và các mơ hình lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành cho thấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là tất yếu khách quan, là quá trình vận động theo những xu hướng mang tính quy luật chung và phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể của từng quốc gia, từng vùng và từng giai đoạn cụ thể nhất định.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành gắn với xây dựng đô thị thông minh, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi trường không những là mục tiêu chiến lược phát triển của khơng chỉ riêng Thành phố Hồ Chí Minh mà cịn là hướng đi của nhiều tỉnh, thành trên cả nước trong thời gian tới. Nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và xây dựng đô thị thông minh, cần vận dụng lý luận và kinh nghiệm của các nước và địa phương đi trước để thực hiện có hiệu quả đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành gắn với việc xây dựng đô thị thông minh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở nghiên cứu những kinh nghiệm về quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và quá trình xây dựng đơ thị thơng minh trên địa bàn một số thành phố, luận văn đã nêu bật những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng để Thành phố Hồ Chí Minh có thể vận dụng nhằm góp phần tạo ra một nền kinh tế tốt hơn, nâng cao chất lượng sống cho người dân hơn nữa, quản lý và điều hành đô thị
tốt hơn, người dân được tham gia giám sát trong quá trình xây dựng và phát triển Thành phố thông minh.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH
TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐƠ THỊ THƠNG MINH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
------- 2.1 Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở TP. HCM 2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đơ Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế (Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang). Với tổng diện tích
hơn 2.095 km2, thành phố được phân chia thành 19 quận, 05 huyện với 322 phường -
xã. Theo kết quả tại thời điểm 1/4/2014, điều tra dân số của Việt Nam cho thấy dân số Tp.HCM là 7,95 triệu người (chiếm khoảng hơn 8,5% dân số Việt Nam), mật độ trung bình 3.795 người/km². Tuy nhiên nếu tính những người cư trú khơng đăng ký thì dân số thực tế của thành phố vào khoảng 10 triệu người.
Nằm trong vùng nhiệt đới xavan, cũng như một số tỉnh Nam bộ khác Thành phố Hồ Chí Minh khơng có bốn mùa: xn, hạ, thu, đơng rõ rệt, nhiệt độ cao đều và mưa quanh năm (mùa khơ ít mưa). Trong năm, thành phố Hồ Chí Minh có 2 mùa là biến thể của mùa hè: mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng
5 tới tháng 11 (khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao mưa nhiều), cịn mùa khơ từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau (khí hậu khơ mát, nhiệt độ cao vừa mưa ít).
Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sơng Ðồng Nai - Sài Gịn, thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sơng ngịi kênh rạch rất đa dạng. Hệ thống sông, kênh rạch giúp Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh