Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành gắn với việc xây dựng thành phố hồ chí minh trở thành đô thị thông minh đến năm 2025 (Trang 61)

7. Kết cấu nội dung của luận văn

2.2. Thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn Thành phố Hồ

2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế

Khu vực Thương mại - Dịch vụ

Sau 43 năm giải phóng (từ năm 1975-2018), nền kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu dựa vào hai khu vực cơng nghiệp và dịch vụ. Trong đó, khu vực dịch vụ đã được xác định là thế mạnh số một của thành phố Hồ Chí Minh.

Bảng 2.2. Cơ cấu GDP khu vực dịch vụ trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2000 – 2017 (tính theo giá thực tế)

Ngành dịch vụ 2000 2005 2010 2015 2017

I. Giá trị

Tổng số (Tỷ đồng) 39.929 83.638 259.382 569.060 618.773

1. Thương nghiệp bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy

10.946 20.818 56.375 119.928 138.264

2. Vận tải kho bãi 3.352 8.413 23.285 68.218 91.541

3. Dịch vụ lưu trú và ăn uống 4.703 8.301 14.654 31.020 30.362

4.Thông tin và truyền thông 3.340 8.301 23.105 48.218 43.495 5.Tài chính, ngân hàng và bảo

hiểm 2.415 8.672 52.540 101.122 66.425

6.Kinh doanh bất động sản 6.569 10.958 24.284 33.527 77.763 7. Hoạt động chuyên môn, khoa

học và công nghệ 236 497 19.686 57.917 47.424

8. Giáo dục – đào tạo 2.604 5.126 10.421 26.927 37.504

9. Y tế 2.007 5.436 13.673 33.845 26.825

II. Cơ cấu (%)

Chia theo ngành dịch vụ

1.Thương nghiệp bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy

27,41 24,89 21,73 21,07 22,3

2.Vận tải kho bãi 8,48 10,89 9,84 13,23 14,8

3.Dịch vụ lưu trú và ăn uống 11,78 9,92 5,65 5,45 4,9 4.Thông tin và truyền thông 8,28 9,09 8,04 7,23 7,0

5.Tài chính, ngân hàng và bảo

hiểm 6,05 10,37 20,26 17,77 10,7

6.Kinh doanh bất động sản 16,45 13,10 9,36 5,89 12,6 7. Hoạt động chuyên môn, khoa

8.Giáo dục – đào tạo 6,52 6,13 4,02 4,73 6,1

9.Y tế 5,03 6,50 5,27 5,95 4,3

Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM các năm 2000 – 2017

Về tỷ trọng các lĩnh vực trong ngành Dịch vụ, ba lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất đó là thương mại, tài chính ngân hàng và vận tải kho bãi. Trong đó, thương mại là lĩnh vực có tỷ trọng cao nhất trong ngành Dịch vụ, các giai đoạn có tốc độ tăng trưởng lần lượt là 12.6% giai đoạn 2000 – 2010; 8% giai đoạn 2010 – 2015; năm 2017 là 13%. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm đứng thứ hai, tốc độ tăng trưởng 23% năm 2011, -2.3% năm 2012, 8% trong năm 2015 và 6,3% năm 2017. Vận tải kho bãi là ngành đứng thứ ba: năm 2011 có tốc độ tăng trưởng 13.2%, năm 2012 là 12% và năm 2015 - 2017 là 8.6% chiếm tỷ trọng 14.8%.

Năm 2017, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 11,32% (cùng kỳ tăng 9,1%). Thị trường bán lẻ thành phố đã phát triển mạnh mẽ với nhiều kênh thương mại hiện đại ngày càng phổ biến (các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi cùng sự khởi sắc của thương mại điện tử…)

Hướng tăng trưởng trong nội ngành dịch vụ cho thấy, dịch vụ du lịch có xu hướng tăng cao, tiếp đến là dịch vụ lưu trú, ăn uống và cuối cùng là thương mại bán buôn, bán lẻ hàng hóa (xem Phụ lục 6)

Nguồn: Tổng hợp báo cáo tình hình KT-XH các năm của Cục Thống kê Về thành phần hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, xu hướng những năm gần đây, doanh nghiệp nước ngồi (FDI) có tập trung đầu tư và mở rộng thị phần, cơ sở vật chất kinh doanh thương mại, do vậy mức tăng cao; doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỷ lệ cao trong thời gian 1996-2012, sau đó tăng chậm hơn so với khu vực nước ngoài; doanh nghiệp nhà nước tăng chậm và giảm dần (xem Phụ lục 7).

Nhóm các ngành dịch vụ chủ yếu có mức tăng trưởng cao trong giai đoạn 2015-2017, cụ thể: GRDP ngành thương mại tăng bình quân 7,5%/năm, ngành vận tải - kho bãi tăng 11,1%/năm, ngành thông tin truyền thông tăng 9,7%/năm, ngành tài chính ngân hàng tăng 8,8%/năm, ngành chuyên, môn khoa học công nghệ tăng 6,8%/năm, ngành giáo dục đào tạo tăng 9,2%/năm, y tế tăng 7,4%/năm, ngành kinh doanh bất động sản tăng 7,8%/năm, ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống chỉ tăng 3,3%/năm. Xu hướng đóng góp trong GRDP cho thấy, nhóm dịch vụ về giáo dục, y

tế, văn hóa, xã hội có động thái tăng cao nhất; tiếp theo là dịch vụ ngân hàng, tài chính, khoa học cơng nghệ; tiếp theo dịch vụ hạ tầng; còn dịch vụ thương mại, du lịch có mức tăng chậm (xem Phụ lục 8)

Năm 2017, tỷ trọng GRDP các ngành dịch vụ chiếm 52,76% trong tổng GRDP trên địa bàn thành phố (năm 2015 là 52,65%, năm 2016 là 52,58%). Chuyển dịch nội bộ ngành trong khu vực dịch vụ có xu hướng tăng dần tỷ trọng các ngành thông tin truyền thông từ 4,08% năm 2015 lên 4,1% năm 2017, giáo dục đào tạo từ 3,35% lên 3,54%, y tế từ 2,29% lên 2,53%, vận tải - kho bãi từ 8,48% năm 2015 lên 8,63% năm 2017... điều này cho thấy thơng qua việc khuyến khích người dân, doanh nghiệp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và xây dựng thành phố thơng minh có sự chuyển biến nhanh nhất ở các ngành thông tin truyền thông, giáo dục đào tạo, y tế và vận tải – kho bãi, các ngành cịn lại cần có lộ trình để phát huy hiệu quả đầu tư.

Kết quả của tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành dịch vụ như đánh giá phần trên có nguyên nhân là đầu tư cho ngành dịch vụ cũng theo hướng mức đầu tư cho nhóm ngành dịch vụ về giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội tăng cao; tiếp theo là đầu tư cho dịch vụ tài chính ngân hàng, khoa học cơng nghệ; dịch vụ về hạ tầng, (xem Phụ lục biểu đồ 8)

Ngành thương mại

Thương mại là lĩnh vực có tỷ trọng cao nhất trong ngành dịch vụ, năm 2011 có tốc độ tăng trưởng 12,6% chiếm tỷ trọng 22%; năm 2012 có tốc độ tăng trưởng 12,6% chiếm tỷ trọng 22,2%; năm 2013 tốc độ tăng trưởng 11,8% chiếm tỷ trọng 22,1%.

Nhiều doanh nghiệp thương mại đã củng cố và phát triển hệ thống phân phối, triển khai các loại hình bán bn, bán lẻ mới theo hướng hiện đại và chuyên

nghiệp. Hệ thống phân phối hiện đại phát triển nhanh về số lượng, tính đến cuối năm 2017, thành phố có 207 siêu thị, 43 trung tâm thương mại, 1.100 cửa hàng tiện lợi.

Ngành du lịch

Thành phố thực hiện các giải pháp tích cực để xây dựng ngành du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước. Chất lượng các sự kiện, lễ hội du lịch được nâng cao so với trước, có đổi mới phương thức truyền thơng quảng bá nên đã mang lại những kết quả tích cực, thu hút được đông đảo sự quan tâm của truyền thông, du khách và người dân thành phố. Năm 2017, khách quốc tế đến thành phố đạt 6.389.480 lượt khách, khách du lịch nội địa đến thành phố đạt 24.982.800 lượt; Tổng doanh thu ngành du lịch (nhà hàng, lưu trú, lữ hành) đạt 115.978 ngàn tỷ đồng.

Ngành vận tải – kho bãi

Giai đoạn 2010-2017, kết cấu hạ tầng trên địa bàn Thành phố đã phát triển

mạnh mẽtạo đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thành phố nói chung và

thúc đẩy lĩnh vực vận tải kho bãi của Thành phố nói riêng phát triển.

Vận tải đường biển đạt tổng sản lượng hàng hóa thơng qua cảng biển năm 2017 là 105 triệu tấn; Hàng hóa thơng qua các cảng, bến thủy nội địa đạt 28,085 triệu tấn).

Về vận tải hành khách công cộng: Chỉ tiêu số lượt người tham gia vận tải hành khách công cộng đạt 604,1 triệu lượt hành khách, tăng 6% so với năm 2016 và đạt 101% so với kế hoạch năm 2017 (600 triệu lượt hành khách).

Thông tin truyền thông

Lĩnh vực viễn thông – Internet: Người dân có xu hướng chuyển sang dùng điện thoại di động với công nghệ 3G, 4G tốc độ cao, vừa tiện lợi vừa linh động trong quá trình di chuyển.

Lĩnh vực bưu chính: Số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường tại thành phố ngày càng gia tăng; các dịch vụ bưu chính được tăng cường chất lượng, mở rộng các loại hình bưu chính, chuyển phát, trong đó phát triển mạnh dịch vụ bưu chính gắn với các dịch vụ cơng phục vụ người dân.

Năm 2017, doanh thu lĩnh vực bưu chính - viễn thơng đạt 35.305 tỷ đồng (tăng 9% so với năm 2016), trong đó doanh thu bưu chính đạt 7.088 tỷ đồng (tăng 12% so với năm 2016) và doanh thu viễn thông đạt 28.217 tỷ đồng (tăng 8% so với năm 2016).

Tài chính ngân hàng

Là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong ngành Dịch vụ nhưng tốc độ tăng trưởng lại thấp thứ 2 trong ngành. Có nghịch lý như vậy là do những năm qua hệ thống ngân hàng gặp nhiều khó khăn, hoạt động tín dụng tăng trưởng chậm và thị trường bất động sản chưa phục hồi khả quan đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hoạt động của lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng năm 2011 là 23% năm 2011, năm 2012 tăng trưởng -2.3% và năm 2015 là 8% đã cho thấy dấu hiệu phục hồi khả quan của lĩnh vực này.”

Khoa học - công nghệ

Một số chỉ tiêu thể hiện sự đóng góp của yếu tố khoa học và cơng nghệ vào tăng trưởng GDP như sau: Tỉ lệ ứng dụng các cơng trình nghiên cứu khoa học vào thực tế bình quân năm: 34,18% (năm 2011) và 35% (năm 2015); Số đơn đăng ký sáng chế: Năm 2011: 153, năm 2015: 200; Số bằng sáng chế được cấp trong năm

2011: 18, năm 2015: 50; Tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thực hiện đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị đạt 17,33% năm 2011, đến năm 2015 đạt bình quân 60%.

Giai đoạn 2015-2017, các loại hình dịch vụ khoa học cơng nghệ về hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được phát triển mạnh với 24 tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp trên địa bàn thành phố, nổi bật là các Trung tâm ươm tạo tại các trường Đại học Bách Khoa, Khu Công nghệ phần mềm - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Khu Cơng nghệ cao, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao, Trung tâm hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp (BSSC), Công ty TNHH ươm tạo phần mềm Quang Trung, Saigon Innovation Hub và Vietnam Silicon Valley.

Giáo dục đào tạo

Hiện nay, việc xã hội hóa dịch vụ cơng ở thành phố được tập trung thực hiện trong lĩnh vực giáo dục với số lượng các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công được thành lập ngày càng nhiều, từng bước khẳng định được chỗ đứng trong mạng lưới dịch vụ ở thành phố như loại hình dịch vụ tư vấn du học, trung tâm ngoại ngữ, thành lập các trường mầm non, phổ thông ngồi cơng lập ở các cấp học… Năm 2017, số trường ngồi cơng lập là 763 đơn vị.

Nhìn chung, qua phân tích sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ như trên có thể thấy, trong cơ cấu giá trị sản xuất dịch vụ có sự chuyển biến theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn, có lợi thế cạnh tranh phục vụ nhiều hơn cho sản xuất kinh doanh. Đó là một sự chuyển dịch đúng hướng.

Thực trạng tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2000 đến nay đang có xu hướng chậm lại, thể hiện qua biểu đồ 2.3 dưới đây:

Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp

Nguồn: Tổng hợp báo cáo tình hình Kinh tế - xã hội các năm của Cục thống kê

“Trong giai đoạn 2000 - 2005, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp

trên địa bàn tăng bình quân 15%/năm, chiếm tỉ trọng gần 30% so với công nghiệp cả nước, đến giai đoạn 2006 - 2010 giá trị sản xuất là 12,6%/năm. Qua hai giai đoạn này, công nghiệp thành phố mới đạt được sự thay đổi về số lượng và còn chậm thay đổi về chất lượng. Những ngành có tỷ trọng lớn vẫn là những ngành thâm dụng lao động; cịn những ngành có hàm lượng chất xám cao (điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, cơ khí chế tạo) tuy có tăng, nhưng tỷ trọng cịn rất khiêm tốn trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Trong giai đoạn 2011-2017, tốc độ phát triển giá trị sản xuất khu vực cơng nghiệp bình qn tăng 7.7%/năm.”

“Nhìn chung, tốc độ phát triển của ngành Cơng nghiệp tăng nhanh từ năm

2000 đến 2007, nhưng từ năm 2008 đến những năm gần đây ngày càng có xu hướng chậm lại. Về chuyển dịch nội bộ ngành Công nghiệp, chiếm tỷ trọng lớn trong ngành Công nghiệp bao gồm các ngành công nghiệp trọng yếu 57.9% (năm 2015), trong đó: dẫn đầu là Hóa dược, Cao su, Nhựa 19.1%, thứ hai là Cơ khí chế tạo 17.5%, Chế biến lương thực thực phẩm 16.4% và Điện tử - Viễn thông - Tin học là 4.9%. Hai ngành công nghiệp truyền thống là Dệt may và Giày da chiếm 18% tỷ trọng ngành Công nghiệp. Sản xuất của bốn ngành công nghiệp trọng yếu: Điện - Điện tử, Cơ khí, Hóa - Nhựa, Chế biến tinh lương thực - thực phẩm được tập trung đầu tư để phát triển nhanh, ngày càng tăng trong tổng giá trị sản xuất tồn ngành và có mức tăng trưởng cao hơn mức bình qn chung của khu vực cơng nghiệp.”

“Theo báo cáo sơ kết Chương trình Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của

thành phố thì quy mơ sản lượng sản xuất của ngành Điện tử - Công nghệ thông tin chiếm khoảng trên 27%; chiếm tỷ trọng trên 39% đối với ngành Hóa chất và trên 45% đối với ngành Cao su, Nhựa so với cả nước. (Xem biểu đồ 2.4)

Từ Biểu đồ 2.4, có thể nhận thấy các ngành: Chế biến lương thực thực phẩm, Dệt may và Giày da có tốc độ tăng trưởng ngày càng giảm đáng kể. Điều này cho thấy những ngành sử dụng nhiều tài nguyên và thâm dụng lao động giảm dần và chuyển dịch về các tỉnh lân cận. Tuy tốc độ tăng trưởng của ngành Chế biến lương thực thực phẩm giảm mạnh từ 21.9% năm 2010 xuống 6.7% năm 2017 nhưng đây là sự giảm dần đầu tư theo chiều rộng và tập trung đầu tư theo chiều sâu bằng cách đưa công nghệ sản xuất mới, công nghệ hiện đại để tạo ra những sản phẩm tinh chế, chất lượng cao và giá trị gia tăng lớn. Trong khi tỷ trọng các ngành thâm dụng lao động và tài nguyên giảm dần thì tỷ trọng các ngành điện tử - cơng nghệ và hóa chất cũng tăng trong những năm qua. Điều này chứng tỏ cơng nghiệp có hàm lượng tri thức,

công nghệ cao, lợi thế cạnh tranh có xu hướng tăng dần trong cơ cấu của ngành Công nghiệp.”

Nguồn: Tổng hợp báo cáo tình hình Kinh tế - xã hội các năm của Cục thống kê

“Nhìn chung, tốc độ phát triển của ngành Cơng nghiệp có xu hướng ngày

càng giảm nhưng chuyển dịch nội bộ các ngành trong Công nghiệp lại cho thấy một bước phát triển tốt để tập trung phát triển công nghiệp theo chiều sâu, tránh dàn trải và ngày càng hiện đại, tạo giá trị gia tăng cao hơn.”

Đóng góp của ngành cơng nghiệp cho GRDP có xu hướng tăng, tuy nhiên thời gian gần đây tốc độ có chậm lại (xem Phụ lục 10)

Giá trị của nội bộ ngành công nghiệp, đặc biệt bốn ngành trọng điểm của thành phố có xu hướng tăng trưởng liên tục và cao, ngành hóa dược, cao su tăng cao

nhất, tiếp đến là ngành lương thực thực phẩm; hàng điện tử và cuối cùng là ngành cơ khí (xem Phụ lục 11)

Năm 2017, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn thành phố tăng 7,9% nhờ các doanh nghiệp thành phố tiếp tục mở rộng thị trường, đầu tư đổi mới thiết bị để nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Trong đó, 4 ngành cơng nghiệp trọng yếu (cơ khí chế tạo, điện tử, hóa chất - cao su - nhựa và chế biến tinh lương thực thực phẩm) tăng 12,78% cao hơn mức tăng trưởng của toàn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành gắn với việc xây dựng thành phố hồ chí minh trở thành đô thị thông minh đến năm 2025 (Trang 61)