6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
1.3 TỔNG QUAN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM THẾ GIỚI
1.3.3.1 Công nghiệp phần mềm thế giớ i xu thế nổi bật
§ Động thái và những chuyển đổi trong trào lưu phát triển ở các quốc gia
Theo số liệu của Trung tâm Dữ liệu Quốc tế (IDC), những năm gần đây doanh thu từ lĩnh vực CNPM thế giới đã có bước tăng trưởng vượt bậc. Đi cùng xu thế đó
là việc phân bổ lại các ngành. Những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ 20, CNPM
(chiếm 97% doanh thu toàn cầu) tập trung chủ yếu ở các nước phát triển thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Những năm 1990, trong giá trị CNPM
thế giới, Hoa Kỳ chiếm 57%, 5 nước thuộc OECD (Nhật, Pháp, Đức, Anh và
Canada) chừng 37%. Mười năm gần đây, tỷ trọng CNPM thế giới có sự thay đổi với
việc nổi lên của các nước đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước
khác, đã làm tỷ trọng của Hoa kỳ giảm xuống ở mức 39% và 5 nước thuộc OECD giảm chỉ cịn 27%. Thành cơng của CNPM Ấn Độ, Trung Quốc và nhiều nước đang
phát triển đã khẳng định, tập trung phát triển ngành công nghiệp này là một hướng
đi đúng đắn. Tuy nhiên, thị phần CNPM của các nước đang phát triển còn nhỏ
(chừng 4%) trong chuỗi giá trị toàn cầu. Hoa Kỳ là nước đứng đầu thế giới về
20
cầu).Nhật Bản là nước có doanh thu CNPM đứng thứ 2 sau Mỹ, với tốc độ tăng
trưởng bình quân hàng năm đạt 45%. Sản phẩm phần mềm Nhật Bản chiếm 20% thị
phần thế giới, tăng trưởng mạnh, song có chiều hướng thiên về thuê gia cơng ở
nước ngồi. Ở châu Âu, 17 nước Tây Âu có giá trị tiêu thụ phần mềm hàng năm
chiếm trên 24% giá trị toàn cầu, nhưng chủ yếu là phần mềm dịch vụ (chừng 2/3).
Ấn Độ được xếp là một cường quốc xuất khẩu phần mềm với khoảng 3.000 công ty,
với mức tăng trưởng bình quân hàng năm 45% trong suốt thập niên 1990.Trung
Quốc chưa có thành công rực rỡ như Ấn Độ song có sự phát triển đầy ấn tượng.
Năm 2002, doanh thu CNPM Trung Quốc đạt 13,3 tỷ USD, với nhịp độ tăng trưởng hàng năm đạt 87,3% về dịch vụ và chừng 20% đối với phần mềm đóng gói.
§ Nhân lực CNPM - thách thức phát triển ở mọi quốc gia
Nét nổi bật ở mọi quốc gia trong phát triển CNPM là sự thiếu hụt trầm trọng
nguồn nhân lực trí tuệ và giá nhân cơng gia tăng nhanh. Mỹ hiện có khoảng 1 triệu kỹ sư phần mềm, hàng năm chỉ đào tạo được thêm 20 ngàn kỹ sư nên không thể đáp
ứng được nhu cầu ngày một gia tăng. Nhật Bản hiện có 600 ngàn kỹ sư phần mềm.
Tại những nước đang phát triển, nhu cầu nhân lực cho CNPM cũng ngày một gia
tăng. Năm 1999, Ấn Độ có 280 ngàn lao động phần mềm đến năm 2005, con số này
đã vượt lên đến 1,3 triệu. Tại Trung Quốc, năm 2003 có khoảng 700 ngàn lao động
phần mềm, đến 2006 đã tăng gần gấp đơi.
§ Cơng ty tồn cầu và xu thế chuyển hố sản phẩm
Q trình phát triển CNPM cho thấy, các công ty phần mềm đã khơng ngừng tích hợp để trở thành những tập đồn có sức mạnh chi phối tồn cầu. Hầu hết những tập đoàn phần mềm lớn đều là những tổ chức kinh tế của các nước thuộc OECD.
Với đặc thù của sản phẩm CNPM, khơng có nước nào hoặc công ty nào chỉ
xuất mà không nhập. Những nước có doanh thu xuất khẩu cao thường lại là thị trường nhập khẩu phần mềm lớn nhất. Trong xu thế gia công phần mềm hiện nay, hầu hết những cơng ty phần mềm tồn cầu đều thực hiện việc thuê gia công phần mềm ở các nước đang phát triển. Tổ chức Nghiên cứu Thị trường Gartner cho biết,
21
gần 80% doanh nghiệp phần mềm (DNPM) Hoa Kỳ thực hiện việc thuê gia cơng ở ngồi nước, số cịn lại theo dự báo, sớm muộn rồi cũng gia nhập vào trào lưu này.
Phân tích động thái và trào lưu phát triển CNPM thế giới có thể thấy, vào thập niên 1980-1990, ưu thế CNPM thuộc về những nước trong tổ chức OECD; đến nay
đang có xu thế chuyển dịch sang những nước đang phát triển. Trong cơ cấu sản
phẩm, dịch vụ phần mềm vẫn chiếm ưu thế (khoảng 2/3), phần mềm đóng gói
chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là ở các nước công nghiệp phát triển. Trước thách thức về
nguồn nhân lực và giá lao động gia tăng, nhiều công ty phần mềm đang chuyển
hướng sang tìm dối tác ở nước ngồi để thực hiện gia cơng một phần hoặc toàn bộ
sản phẩm, nhiều dịch vụ đầu cuối đang được dịch chuyển đến những nước đang
phát triển. Các công ty đa quốc gia đã thiết lập những chi nhánh và trung tâm hỗ trợ khách hàng bên ngồi chính quốc. Trong xu thế này, những nước đang phát triển có cơ hội để thu hút các tập đoàn phần mềm lớn đầu tư trực tiếp vào phát triển CNPM hoặc thiết lập những chi nhánh ở đất nước mình. CNPM chịu sự chi phối nhiều mặt
về cơng nghệ của các hãng và tập đồn lớn, nắm bắt được xu thế phát triển công
nghệ và sản phẩm tương lai trong làn sóng đầu tư nước ngoài để xây dựng chiến
lước phát triển thích hợp, có thể là cơ hội cho phát triển CNPM ở những nước đi
sau.