6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
3.3 LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP
3.3.4 Lựa chọn chiến lược
66
Bảng 3.4 Bảng tổng hợp các chiến lược cho ngành CNPM tại TPHCM
STT SWOT CHIẾN LƯỢC TAS
1
SO
Chiến lược mở rộng thị trường gia cơng phần
mềm ra nước ngồi 165
2 Chiến lược sản xuất phần mềm 147
3
WO Chiến lược tiếp thị và quảng bá thương hiệu 143
4 Chiến lược nghiên cứu và phát triển phần mềm 160
5 ST Chiến lược nâng cao chất lượng phần mềm
6 WT Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực
Với kết quả tổng hợp từ ma trận QSPM kết hợp với ma trận SWOT, sau đây là bảng lựa chọn các chiến lược:
Bảng 3.5 Bảng lựa chọn các chiến lược
STT Chiến lược Nội dung
1
Chiến lược mở rộng thị trường gia công phần mềm ra nước ngồi
Tận dụng xu hướng th gia cơng ở các nước phát triển
cùng sự tăng giá nhanh chóng và tỷ lệ chuyển việc cao của thị trường gia công PM lớn trong bối cảnh ngành CNTT-TT toàn cầu đang hồi phục và tăng trưởng mạnh,
ngành CNPM ở TPHCM sẽ mở rộng thị trường gia công
ra nước ngoài
2
Chiến lược nghiên cứu và phát triển sản phẩm phần mềm
Tận dụng sự phát triển của khoa học kỹ thuật trên thế giới cùng với sự phục hồi trở lại của ngành CNTT toàn cầu, cũng như sự quan tâm đầu tư từ các công ty phần mềm đa
quốc gia, ngành CNPM ở TPHCM sẽ thực hiện chiến
lược nghiên cứu và phát triển phần mềm.
3 Chiến lược nâng cao chất lượng phần mềm Nâng cao chất lượng phần mềm để cạnh tranh với các thị trường gia công phần mềm mới
4 Chiến lược đào tạo
nguồn nhân lực
Cải thiện kỹ năng làm việc và qui trình làm việc cho nhân lực ngành phần mềm tại TPHCM để cạnh tranh bền vững với các thị trường gia công mới xuất hiện
§ Chiến lược mở rộng thị trường gia cơng phần mềm ra nước ngồi
Các DNPM tại TPHCM rút kinh nghiệm về những khó khăn khi gặp khủng
67
không bị dồn vào một rổ. Các DNPM đang phát triển thị trường xuất khẩu phần
mềm theo cả chiều rộng và chiều sâu. Theo chiều rộng: mở rộng khu vực thị trường
xuất khẩu sang các phần thị trường chưa khai thác ở EU và châu Á Thái Bình
Dương. Theo chiều sâu: tập trung nâng cao trình độ và tăng khả năng đáp ứng các
đòi hỏi phức tạp hơn trên thị trường các nước phát triển.
Xu hướng thuê gia công ở các nước phát triển để giảm chi phí cùng với tỷ lệ chuyển việc cao, giá thuê nhân công tăng ở các thị trường gia công phần mềm lớn là
những lợi thế rất tốt để TPHCM có thể mở rộng thị trường gia cơng và đón nhận
đầu tư từ đối tác nước ngoài cũng như tận dụng được nguồn nhân lực trẻ, dồi dào
sẵn có tại thành phố và giá thành cạnh tranh. Tuy có nhiều lợi thế tốt, nhưng chiến lược này cũng gặp phải rất nhiều khó khăn như bất lợi về kỹ năng làm việc, tính chuyên nghiệp của nguồn nhân lực, thương hiệu, uy tín cùng với sự cạnh tranh gay gắt do sự xuất hiện của những nước gia công phần mềm mới nổi.
Với chiến lược này, lợi ích trước hết là TPHCM có thể chiếm lĩnh nhiều thị trường vì giá nhân cơng rẻ, tuy chỉ là lợi ích ngắn hạn. Ngồi ra, các DNPM cịn giảm chi phí đầu tư cho máy móc, thiết bị vì chúng sẽ được chuyển từ khách hàng tới các DNPM. Nguyên liệu cho gia công phần mềm đơn thuần chỉ là thông tin, thứ mà hiện tại đã trở nên dồi dào hơn bao giờ hết nếu ta kết nối Internet. Mặt khác, gia công phần mềm cũng cho phép giảm thiểu các chi phí như vận chuyển, mua bảo hiểm cho hàng hoá, các khâu đi lại đàm phán ký kết hợp đồng vì có thể được thực hiện qua Internet.
Hơn nữa, mở rộng gia công phần mềm ở nhiều thị trường cũng thúc đẩy sản
xuất phần mềm phát triển, giảm thiểu rủi ro, giải quyết công ăn việc làm, cải thiện
đời sống cho tầng lớp kỹ sư có trình độ. Gia cơng phần mềm giúp các kỹ sư hiểu về
phần mềm, và nắm bắt được các kỹ thuật mới trong tương lai. Về lợi ích lâu dài, rõ
ràng đây là con đường ngắn nhất để nước ta đi tắt đón đầu, bám sát tình hình tiến
68
Tuy nhiên chiến lược này cũng có nhiều khuyết điểm. Hiện tại, có rất ít doanh nghiệp gia cơng trong nước có thể tiếp cận các cơng đoạn quan trọng của một phần
mềm mà chủ yếu là gia công những khâu đơn giản. Vì vậy, lợi nhuận thu được
khơng cao, và các DNPM khó xây dựng được thương hiệu. Ngồi ra, làm gia cơng phần mềm đòi hỏi phải đầu tư lớn và có lực lượng nhân cơng đơng đảo. Để duy trì doanh nghiệp có quy mơ 1.000 người làm gia công phần mềm không dễ, rất tốn kém và đây chính là khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp.
§ Chiến lược nghiên cứu và phát triển phần mềm
Khi những công nghệ mới liên tục xuất hiện trên thị trường, tốc độ là điều cần thiết để nắm giữ một vị thế cạnh tranh trong kỉ nguyên công nghệ ngày nay, và việc liên tục dẫn đầu những thị trường mới là điều cần thiết. Thông qua sự hợp tác của những con người sáng tạo, giàu trí tưởng tượng; một chiến lược nghiên cứu và phát triển sản phẩm phần mềm mới cho các DNPM là điều cần thiết.
Lợi thế cho chiến lược này có thể kể đến là sự phát triển vũ bão của khoa học kỹ thuật trên thế giới ; nguồn nhân lực trẻ, năng động, sáng tạo cùng với cộng đồng người Việt ở nước ngồi có thể giúp các DNPM trong nước tiếp xúc với công nghệ
và kinh nghiệm quản lý của nước ngồi; máy móc thiết bị hiện đại trang bị cho
ngành cùng với uy tín bước đầu các doanh nghiệp đã tạo dựng khi thực hiện gia
công.
Tuy nhiên, nghiên cứu và phát triển sản phẩm phần mềm (R&D) là một vấn đề hết sức khó đối với DNPM tại TPHCM. Muốn làm R&D, địi hỏi doanh nghiệp phải
có năng lực tài chính lớn và nguồn nhân lực có trình độ cao. Trong khi đó, doanh
nghiệp CNPM tại TPHCM chủ yếu có quy mơ nhỏ, năng lực tài chính hạn chế và
chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được cho hoạt động R&D. Những yếu
kém của hệ thống cơ sở hạ tầng của công nghệ thơng tin nói chung cũng là một trở
ngại lớn đối với triển khai các hoạt động nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực
69
Tuy có nhiều khó khăn, nhưng giá trị mà R&D mang lại là rất lớn. Trước hết, R&D sẽ làm tăng giá trị cho các sản phẩm phần mềm, doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận cao hơn hẳn so với gia công sản phẩm ở công đoạn giản đơn.Các công ty mới thành lập sẽ tạo lợi thế cạnh tranh bằng sản phẩm công nghệ độc đáo; các nguồn lực phần mềm có thể phát huy được hết khả năng sáng tạo.
Chiến lược này có khuyết điểm là chi phí cho R&D thì rất lớn, cịn thời gian
thì phải dài lâu nhưng phần mềm lại mau lỗi thời, nhất là trong thời đại kỹ thuật
ngày nay. Ngoài ra, phần mềm địi hỏi phải được đăng ký sở hữu trí tuệ, có tính khả thi và khả năng thương mại hóa cao. Vì vậy trong DNPM khó có thể thu hồi vốn trong thời gian ngắn.
§ Chiến lược nâng cao chất lượng phần mềm
Chất lượng cao và ổn định luôn luôn là điều kiện tiên quyết mà các DNPM tại TPHCM phải giải quyết khi quyết định tham gia vào thị trường phần mềm thế giới, nếu không, tất cả các thế mạnh khác đều khơng cịn ý nghĩa. Việc hợp tác lâu dài
với các bạn hàng quốc tế chỉ có thể được thực hiện nếu các DNPM đạt được độ
trưởng thành nhất định về quy trình quản lý chất lượng.
Một số lợi thế cho chiến lược này là TPHCM đã được ghi nhận nằm trong
những thành phố gia công hàng đầu thế giới. Điều đó cũng ít nhiều chứng minh
được rằng chất lượng phần mềm chúng ta gia công và sản xuất có chất lượng được
chấp nhận. Bên cạnh đó các DNPM tại TPHCM ngày càng thu hút các công ty phần mềm mới và được các công ty phần mềm cũ giao các giai đoạn gia công quan trọng hơn. Máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho ngành này cũng góp phần khơng nhỏ cho việc tăng chất lượng của phần mềm.
Tuy nhiên việc duy trì và thường xuyên nâng cao chất lượng mới thực sự là một thách thức lớn. Các công ty cần có chương trình hành động và các chi phí đảm bảo chất lượng phù hợp. Sự hiện diện của các nước gia công mới xuất hiện sẽ cản trở đáng kể các DNPM tại TPHCM trong việc tiếp cận người sử dụng cuối cùng
70
thị trong ngành CNPM chưa đủ mạnh cũng gây ra khơng ít khó khăn cho chiến lược này.
Chất lượng là yếu tố đấu tiên và quan trọng nhất để tạo nên uy tín cho sản
phẩm và doanh nghiệp. Nó quyết định sự thoả mãn của khách hàng và đem lại
những mối quan hệ kinh doanh tốt cho doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm cùng với giá cả, uy tín và danh tiếng của nhãn hiệu là những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Vấn đề chất lượng sản phẩm sẽ càng có ý nghĩa hơn trên thị trường quốc tế vì chất lượng tốt sẽ tạo uy tín cho sản phẩm phần mềm mang thương hiệu Việt Nam tạo tiền đề cho sự phát triển của ngành CNPM tại TPHCM.
§ Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực
Hiện nay, ngành CNPM tại TPHCM được hưởng lợi hơn rất nhiều: Hạ tầng
viễn thơng tốt hơn, chi phí viễn thơng rẻ hơn; nhu cầu thị trường nội địa phong phú và đa dạng; cơ hội chiếm lĩnh thị trường nước ngoài sau khi gia nhập WTO...và
những lợi thế lớn về giá nhân công, lực lượng lao động.
Các "đại gia" về phần mềm như Intel, IBM, Microsoft... đã đầu tư và chuẩn bị
đầu tư vào TPHCM, sẽ giúp đào tạo nguồn nhân lực trình độ quốc tế đáp ứng cho
tương lai. Chính sách thuế đối với người làm phần mềm và DNPM cũng có những
ưu đãi lớn.
Dù vậy, chiến lược này cũng gặp nhiều thách thức khi nhu cầu về nhân lực của toàn xã hội tăng nhanh, doanh nghiệp gặp sức ép mạnh trước yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và sự cạnh tranh lẫn nhau để giữ người .Việc cạnh tranh bền vững không thể chỉ dựa trên chi phí nhân cơng rẻ mà quan trọng là tính chuyên nghiệp và
năng suất lao động. Một yếu tố quan trọng khác là sự trung thành của nhân viên,
giúp cho doanh nghiệp ổn định nguồn nhân lực.
Tốc độ phát triển nhanh kéo theo nhu cầu lớn về nguồn nhân lực, đặc biệt là
nhân lực chất lượng cao. Phát triển nguồn cung nhân lực phần mềm cho thế giới chắc chắn sẽ là lối ra cho ngành CNPM tại TPHCM. Đây là môi trường tiềm năng
71
về nguồn nhân lực phần mềm là rất lớn, nếu chúng ta đáp ứng được nhu cầu này,
các nhà đầu tư nước ngồi sẽ tìm kiếm đầu tư ở Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng.