Đào tạo nguồn nhân lực về phía các doanh nghiệp phần mềm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược phát triển ngành công nghiệp phần mềm tại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 88 - 90)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.4 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC

3.4.4.2 Đào tạo nguồn nhân lực về phía các doanh nghiệp phần mềm

§ Đào tạo nâng cao kỹ năng và kiến thức chuyên môn

DNPM tại TPHCM cần làm việc với Bộ giáo dục và đào tạo để hợp tác với

các cơ sở đào tạo lớn như trường Đại học Bách Khoa TPHCM, trường Khọa học Tự nhiên TPHCM, Học Viện Cơng nghệ Bưu chính viễn thơng TPHCM và các trường

đại học kỹ thuật khác tại TPHCM sử dụng chương trình và giáo trình chun mơn

mà các tập đoàn lớn cung cấp để đưa vào đào tạo cho sinh viên năm thứ 3, thứ 4

theo yêu cầu của doanh nghiệp, tăng cường trao đổi thông tin về cung – cầu lao

động thơng qua việc thúc đẩy có hiệu quả hoạt động giao dịch việc làm – đào tạo

tại các sàn giao dịch việc làm, phản ánh thường xuyên về chất lượng nhân lực được cung ứng qua các hợp đồng đào tạo.

Vấn đề tăng cường các đề tài nghiên cứu khoa học nhằm giải quyết những vấn

đề thực tế của nền CNPM là giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng

viên ngành CNPM, thu hút sinh viên giỏi tham gia nghiên cứu khoa học. Các DNPM chính là nơi đặt ra các bài toán, các đề tài cho các nhà khoa học ở các cơ sở

giáo dục, đào tạo giải quyết thông qua các dự án, các đề tài nghiên cứu. Giải pháp

này đã được thực hiện tốt tại các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần chi trả kinh phí học bổng, đào tạo nâng

cao, đào tạo lại nhân lực cho các cơ sở đào tạo trên nguyên tắc nhà trường và doanh nghiệp cùng quan tâm đến lợi ích của nhau và lợi ích của người học. Điều này vừa thể hiện trách nhiệm, vừa thể hiện tính nhân văn của các doanh nghiệp và cần phải

80

“luật hoá” thành những quy định cụ thể. Sử dụng và đào tạo nguồn nhân lực phù

hợp, chủ động đầu tư vào lĩnh vực đào tạo để góp phần giải quyết bài toán nhân lực cho sự phát triển của ngành gia công phần mềm, bằng cách mở Trung tâm đào tạo theo mơ hình mới, chú trọng thực hành và bổ sung kỹ năng cho các cử nhân CNTT. Chương trình học bổng và thực tập miễn phí cho những sinh viên xuất sắc trong

lĩnh vực CNTT đã được vài DNPM tại TPHCM như TMA, FPT, CSC,.. duy trì

hàng năm. Bên cạnh việc đào tạo về quy trình sản xuất phần mềm, kỹ năng giao tiếp và các kỹ năng cần thiết khác, những sinh viên này còn được tham gia trực tiếp vào các dự án của công ty.

Nhân viên được tuyển dụng vào thường phải được đào tạo thêm về các qui

trình đặc thù, kỹ năng làm việc đặc thù, bổ sung kỹ năng chuyên môn, cập nhật

công nghệ mới liên quan và văn hóa cơng ty. Các kỹ sư phần mềm và lập trình viên phải có thêm các kiến thức bổ trợ về các lĩnh vực nông nghiệp, ngân hàng, sức

khỏe, thương mại điện tử, cơ học... thì mới đáp ứng được yêu cầu làm việc chuyên

sâu.

Đầu tư kinh phí để đặt mua các sách chuyên ngành và tài liệu kỹ thuật từ nước

ngoài, hỗ trợ kinh phí để cho nhân viên của mình được đào tạo ở trong nước và

nước ngoài trong một thời gian ngắn hàng năm cũng như hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện cho nhân viên của mình thi đạt các chứng chỉ chuyên ngành của các hãng phần mềm trên thế giới như Microsoft, IBM, Oracle... Đây cũng chính là yêu cầu chung của các công ty thuê gia công phần mềm.

Tự đào tạo thay vì tìm mọi cách thu hút nhân sự từ các công ty khác… Mở ra các trung tâm, chuẩn bị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp

mình và cho các đơn vị khác có nhu cầu… Cách làm này tại các DNPM lớn tại

TPHCM nhìn nhận là những lời giải hiệu quả cho bài toán nhân lực để không chỉ số lượng mà cả chất lượng lao động.

81

Các DNPM tại TPHCM cần coi chương trình đào tạo ngoại ngữ như một yêu

cầu bắt buộc đối với mỗi nhân viên của mình, hàng tháng hoặc quý có các kỳ thi

kiểm tra, kết quả được tính như một nhân tố trong việc xét thành tích của cơng việc

để tính lương, tiền thưởng. Nếu cần, các doanh nghiệp nên hỗ trợ một phần chi phí

cho các nhân viên học các ngoại ngữ. Đây cũng là một trong những chiêu thức giữ chân nhân tài là việc tạo điều kiện cho họ nâng cao trình độ, kinh nghiệm. Điều này

đặc biệt hấp dẫn với các nhân sự trẻ luôn muốn học hỏi, mở rộng kiến thức và mong

muốn thăng tiến.

§ Đào tạo về văn hoá đất nước khách hàng

Ở các bước khởi đầu của một mối quan hệ giữa công ty Việt Nam và khách

hàng hoặc bước khởi đầu của một dự án có thể sẽ có sự mâu thuẫn do khơng tương

đồng về văn hố, nên nhận thức về vấn đề này và có chương trình bồi dưỡng kiến

thức cho các nhà quản lý và nhân viên tham gia dự án cũng rất cần thiết đối với một tổ chức phần mềm. Kinh nghiệm của Ấn Độ cho thấy các công ty Ấn Độ nổi tiếng

trong việc tổ chức các chương trình đào tạo về văn hoá cho các nhà quản lý dự án

của họ nên các nhà quản lý trong các công ty gia công phần mềm của Ấn Độ rất

thành công trong việc làm cho khách hàng cảm thấy thoải trong quan hệ và cơng việc cho dù có sự rất khác nhau giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá các nước Phương Tây và Mỹ.

Các DNPM tại TPHCM cũng cần có các chương trình đào tạo về văn hoá Mỹ,

Tây Âu, Nhật Bản và Ấn Độ cho các nhân viên của mình trong các dự án hợp tác

với các nước này nhằm nâng cao hơn nữa sự hiểu biết giữa hai bên để công việc đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược phát triển ngành công nghiệp phần mềm tại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)