6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
3.5 CÁC KIẾN NGHỊ
3.5.2 Kiến nghị đối với TPHCM
Ngành CNPM tại TPHCM vẫn chưa phát triển đồng đều. Tùy vào khả năng
nội tại của mình mà mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình những chiến lược thích hợp. Bất kỳ DNPM nào, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như chất lượng
phần mềm là chiến lược không thể thiếu. Đây là điều kiện tiên quyết để doanh
nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong bất kỳ giai đoạn nào.
§ Với những doanh nghiệp đã thành lập lâu dài và có quy mơ lớn, ưu tiên
trong giai đoạn hiện nay và sắp tới là chiến lược nghiên cứu và phát triển sản phẩm; tiếp theo là chiến lược mở rộng thị trường gia công phần mềm. Hai chiến lược này
85
bổ sung cho nhau, vừa giúp doanh nghiệp vừa có nguồn doanh thu vừa phát triển doanh nghiệp theo hướng chuyên sâu.
§ Với những doanh nghiệp mới thành lập và quy mô nhỏ, chiến lược mở
rộng thị trường gia công phần mềm nên là lựa chọn hàng đầu. Làm quen với khách hàng mới, tích lũy kinh nghiệm, và có doanh thu để duy trì doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp cần trong giai đoạn khởi nghiệp.
Bên cạnh đó, thành cơng của ngành ngành CNPM TPHCM sẽ phụ thuộc rất nhiều vào những quyết định của lãnh đạo TPHCM. TPHCM xác định CNPM là ngành mũi nhọn nên các sở, ngành phải quan tâm trên mức bình thường. Một số đề xuất riêng cho ngành CNPM đối với các ban lãnh đạo TPHCM:
§ Đề nghị các doanh nghiệp tập hợp những kiến nghị về đầu mối Công ty Phát
triển công viên phần mềm Quang Trung để nơi này tổng hợp, báo cáo Ban Kinh tế
và Ngân sách để trình HĐND TP xem xét, quyết định để đưa ra hướng giải quyết
kịp thời.
§ Phát triển QTSC thành một đô thị sản xuất phần mềm và dịch vụ CNTT uy tín
hàng đầu của Việt Nam và khu vực. Để có thêm điều kiện thuận lợi thực hiện mục
tiêu trên, TP nên chỉ đạo ưu tiên phát triển nhanh các tuyến giao thông từ trung tâm TP đến khu QTSC, hoàn thành các tuyến đường hạ tầng xung quanh QTSC(các
tuyến metro từ Bến Thành đến ngã tư An Sương, tuyến monorail khu vực ngã 5 đến QTSC...).
§ QTSC tiếp tục được đầu tư xây dựng tiềm lực cơ sở vật chất để sẵn sàng đón
nhận các doanh nghiệp có quy mơ lớn . QTSC phải chú trọng đến tăng dần tỷ lệ nội
địa hóa các sản phẩm phần mềm, tăng hoạt động nghiên cứu khoa học, liên kết đào
tạo xuất khẩu nhân lực CNTT.
§ Bộ Tài chính cần xem xét bổ sung nội dung ưu đãi thuế riêng cho các khu
công nghệ thông tin tập trung. Bộ Thông tin - Truyền thông xem xét sớm công nhận
86
phủ xem xét dùng một phần ngân sách trong gói kích cầu của Chính phủ để hỗ trợ cho các DNPM tăng lợi thế cạnh tranh trong đàm phán và giữ được các hợp đồng.
§ TPHCM cũng cần hỗ trợ các DNPM bằng cách đào tạo các kiến thức về quản
trị cho giám đốc các DNPM. Chẳng hạn trong chương trình 3000 giám đốc, dành
khoảng 300-500 suất cho giám đốc các DNPM.
§ Các qui định bất hợp lý về tỷ lệ nguồn nhân lực là người nước ngồi chỉ được
chiếm 3% trong các cơng ty có vốn 100% nước ngoài cũng cần được thay đổi. Do
đặc trưng của ngành CNTT là có trình độ cơng nghệ khá cao, một số vị trí người
Việt khơng thể tự đảm nhận .
§ UBND TP cùng ban Ban Quản lý đầu tư xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm
nhanh chóng lựa chọn nhà đầu tư có kinh nghiệm và đủ năng lực tài chính để tiếp
tục thực hiện dự án Công viên phần mềm Thủ Thiêm.
§ UBND TPHCM vừa có văn bản kiến nghị các cấp Bộ, ngành Trung ương về
chính sách thu hút đầu tư của người Việt Nam ở nước ngồi. Theo đó, TPHCM kiến nghị, tiếp tục thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính, bộ máy hành chính
theo hướng thúc đẩy nhanh công tác cải cách thủ tục đất đai, thủ tục hải quan, các
chính sách và thủ tục thuế, xóa bỏ những giấy tờ khơng cần thiết.
Kết luận chương 3
Chương 3 đã xác định các chiến lược phát triển cho ngành CNPM tại
TPHCM. Từ đó nêu ra các giải pháp cho từng chiến lược cụ thể, cũng như đề xuất các kiến nghị đối với nhà nước, các Bộ và ngành có liên quan. Đây là vấn đề cần
thiết để các doanh nghiệp phần mềm tại TPHCM vận dụng vào doanh nghiệp mình một cách linh hoạt
87
KẾT LUẬN
Cơng nghiệp phần mềm được rất nhiều nước trên thế giới quan tâm đầu tư
phát triển. Đây là ngành kinh tế mang hàm lượng trí tuệ cao, lợi nhuận lớn, có tiềm
năng xuất khẩu, là cơ hội lớn cho các nước đang phát triển biết nắm đúng thời cơ,
đồng thời là động lực và phương tiện để đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
Ngành cơng nghiệp phần mềm tại TPHCM nói riêng và Việt nam nói chung đã và đang phát triển mạnh, đạt được nhiều thành tựu khích lệ thời gian qua, nhất là
trong lĩnh vực gia công phần mềm và lĩnh vực công nghệ thông tin. Trong khi Việt Nam mới vượt qua ngưỡng nước nghèo thì ngành cơng nghiệp phần mềm và dịch
vụ CNTT Việt Nam đã ghi được tên mình vào hàng các nước có trình độ và triển
vọng về phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin tiên tiến của thế giới. Công nghệ thơng tin nói chung, cơng nghiệp phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin nói
riêng rõ ràng đang cho thấy khả năng là động lực quan trọng thúc đẩy Việt Nam
trong tiến trình đuổi kịp các nước tiên tiến khác trong vùng và trên thế giới.Việt
nam có nhiều thế mạnh và cơ hội để trở thành một điểm đến hấp dẫn về gia công
xuất khẩu phần mềm của thế giới.
Thành phố Hồ Chí Minh với qui mơ cả về số lượng doanh nghiệp và doanh số
hàng năm luôn chiếm 50% so với cả nước cần tăng cường đẩy mạnh các chương
trình, dự án, giải pháp, biện pháp hỗ trợ, nâng cao năng lực hoạt động các doanh
nghiệp, thúc đẩy phát triển công nghệ phần mềm.
Việt nam đang sẵn sàng bước vào nền kinh tế tri thức mà một trong các lĩnh
vực mũi nhọn đưa đất nước tiến nhanh vào nền kinh tế mới này chính là phát triển
cơng nghệ thơng tin trong đó sản xuất và xuất khẩu phần mềm là then chốt. Chính
vì vậy, việc nghiên cứu tìm một bước đi phù hợp để đưa ngành cơng nghiệp phần
mềm tại TPHCM nói riêng và Việt Nam nói chung tham gia vào thị trường thế giới là hết sức cần thiết. Trong hoàn cảnh hiện nay các doanh nghiệp sản phần mềm còn
88
phần mềm ra thị trường thế giới, hy vọng rằng những nghiên cứu trong luận văn này sẽ đóng góp một phần thiết thực vào chiến lược phát triển cho ngành công nghiệp
phần mềm tại TPHCM.
Mặc dù tiềm năng của thị trường phần mềm thế giới là vô cùng to lớn nhưng các thách thức cũng không nhỏ. Thành công của doanh nghiệp còn phụ thuộc rất
nhiều vào sự quan tâm hỗ trợ của Đảng và Nhà nước và phụ thuộc vào việc tìm
kiếm và ứng dụng các giải pháp phát triển của doanh nghiệp. Bằng những nỗ lực và quyết tâm của mình trên con đường tìm chỗ đứng cho ngành cơng nghiệp phần mềm Việt nam, chúng ta có quyền hy vọng rằng một ngày không xa, thế giới sẽ biết đến Việt nam là một Cường quốc Phần mềm của Khu vực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Diệp và Th.S. Phạm Văn Nam (2008), Chiến lược
& Chính sách Kinh doanh, Nhà xuất bản Lao Động - Xã Hội
2. Nguyễn Khoa Khôi và Đồng Thị Thanh Phương (2007), Quản trị chiến lược,
Nhà xuất bản Thống Kê
3. Fred David (2006), Bản dịch khái luận về quản trị chiến lược, Nhà xuất bản
Thống Kê
4. PGS-TS Đồng Thị Thanh Phương,Ths Nguyễn Đình Hồ, Ths Trần Thị Ý Nhi
(2005), Giáo trình quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Thống kê
5. Michael E.Porter (2009), Chiến lược cạnh tranh, Nhà xuất bản Trẻ
6. Bộ Thông tin và Truyền thông (2011), Sách trắng CNTT 2011, Nhà xuất bản
Thông tin và truyền thơng
7. Nguyễn Anh Tuấn (2009), “Tình hình phát triển công nghiệp phần mềm của
TPHCM và dự báo triển vọng phát triển trong những năm tới”, Hội tin học TPHCM
8. Ban quản lý dự án CNTT (2005), “Chương trình Phát triển Doanh nghiệp
Phần mềm Thành phố Hồ Chí Minh từ 2006 -2010, Hội tin học TPHCM
9. Chu Tiến Dũng (2009),“Một vài khía cạnh về bức tranh CNTT,CNPM Việt
Nam 2009”, Hội tin học TPHCM
10. Sở kế hoạch đầu tư TPHCM và Hội tin học TPHCM (2010)
11. Cục Thống Kê TPHCM
12. Niên giám Trang vàng 2011
13. Các trang điện tử:
- Bộ Bưu chính viễn thông Việt Nam : http://mpt.gov.vn
- Hội tin học TPHCM : www.hca.org.vn
- Cục thống kê TPHCM : www.pso.hochiminhcity.gov.vn
- Sở kế hoạch đầu tư TPHCM : www.dpi.hochiminhcity.gov.vn
- Các hãng tư vấn nghiên cứu đầu tư : http://www.tholons.com,
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: KHUNG ĐÁNH GIÁ ĐỊA ĐIỂM CỦA THOLONS
Các sự kiện kinh tế toàn cầu gần đây nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh
giá một cách chính xác vị trí và các dịch vụ gia cơng phần mềm tương ứng có thể
được phân phối. Khung đánh giá địa điểm của hãng tư vấn nghiên cứu đầu tư
Tholons bao gồm 06 thành phần với 15 mục như sau (9) :
Kỹ năng và quy mô Nguồn cung ứng nhân lực Kỹ năng
Học vấn
Chi phí Chi phí vận hành Chi phí đào tạo Chi phí bất động sản Chi phí băng thơng Chi phí sinh hoạt Chi phí hạ tầng khác
Mơi trường kinh doanh
Ưu đãi của chính phủ
Môi trường cạnh tranh
Nguồn nhân lực chưa được khai thác Thông tin doanh nghiệp
Môi trường hoạt
động
Kết nối
Băng thơng sẵn có Giao thơng đi lại
Thông tin kinh doanh Rủi ro thương mại Rủi ro chính sách Rủi ro tự nhiên Rủi ro xã hội
Môi trường sống Hạ tầng xã hội (Bệnh viện, trường học,..) Văn hóa
Họa động sáng tạo
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM TẠI TPHCM HIỆN NAY
Chào các anh/chị ! Tôi là học viên cao học K18_đêm 2, khoa quản trị kinh doanh, trường ĐH Kinh Tế TPHCM. Tôi đang thực hiện một đề tài nghiên cứu về xây dựng chiến lược phát triển cho ngành Công nghiệp Phần mềm tại TPHCM giai
đoạn 2012-2020. Tơi mong anh/chị vui lịng dành chút thời gian trả lời giúp tôi một
số câu hỏi trong bảng dưới đây. Mỗi câu trả lời với sự cảm nhận và suy nghĩ thực sự của anh/chị là một đóng góp rất lớn vào sự chính xác của việc nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý anh/chị.
*Bắt buộc
A. Đánh giá các yếu tố mơi trường bên ngồi ảnh hưởng tới ngành Công Nghiệp Phần Mềm (CNPM) tại TPHCM hiện nay
Các anh/chị vui lòng đánh giá các yếu tố mơi trường bên ngồi ảnh hưởng tới ngành CNPM tại TPHCM hiện nay theo các tiêu chí dưới đây. Đối với mỗi phát biểu, anh/chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình bằng cách tick vào một trong số các ô từ 1 đến 5 tương ứng với: 1. Hồn tồn khơng đồng ý 2. Không đồng ý 3. Trung lập 4. Đồng ý 5. Hồn tồn đồng ý
A.1. Ngơn ngữ là rào cản lớn của ngành CNPM *
Hoàn tồn khơng đồng ý Hoàn toàn đồng ý
A.2. Ngành CNPM nhận được nhiều sự hỗ trợ và chính sách ưu đãi của Nhà nước *
Hồn tồn khơng đồng ý Hoàn toàn đồng ý
1 2 3 4 5
A.3. Dân số trẻ là nguồn nhân lực tốt cho ngành CNPM *
Hồn tồn khơng đồng ý Hoàn toàn đồng ý
A.4. Cơ sở hạ tầng hiện đại tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành CNPM *
Hồn tồn khơng đồng ý Hoàn toàn đồng ý
A.5. Hệ thống giáo dục và đào tạo tại Việt Nam cung cấp đủ kiến thức để làm việc cho ngành CNPM *
Hồn tồn khơng đồng ý Hồn tồn đồng ý
A.6. Mơi trường chính trị ổn định là điều kiện tốt cho ngành CNPM *
Hồn tồn khơng đồng ý Hoàn toàn đồng ý
A.7. Sự khác biệt về văn hóa giữa các nước gây khó khăn cho ngành CNPM *
Hồn tồn khơng đồng ý Hoàn toàn đồng ý
A.8. Luật sở hữu trí tuệ và bảo mật không chặt chẽ *
Hồn tồn khơng đồng ý Hoàn toàn đồng ý
A.9. Lãi suất và lạm phát cao là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho ngành CNPM (như đầu tư, chi phí nhân cơng,..) *
Hồn tồn khơng đồng ý Hoàn toàn đồng ý
A.10. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật trên thế giới có ảnh hưởng rất lớn đối với ngành CNPM *
Hồn tồn khơng đồng ý Hoàn toàn đồng ý
A.11. Sự quan tâm đầu tư của các công ty phần mềm đa quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đối với ngành CNPM *
Hồn tồn khơng đồng ý Hoàn toàn đồng ý
1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
B. Đánh giá các yếu tố môi trường nội bộ ảnh hưởng tới ngành Công Nghiệp Phần Mềm (CNPM) tại TPHCM hiện nay
Các anh/chị vui lòng đánh giá các yếu tố môi trường nội bộ ảnh hưởng tới ngành CNPM tại TPHCM hiện nay theo các tiêu chí dưới đây. Đối với mỗi phát biểu, anh/chị vui lịng cho biết mức độ đồng ý của mình bằng cách tick vào một trong số các ô từ 1 đến 5 tương ứng với: 1. Hồn tồn khơng đồng ý 2. Không đồng ý 3. Trung lập 4. Đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý
B.1. Chi phí lao động của ngành CNPM Việt Nam rẻ
Hồn tồn khơng đồng ý Hoàn toàn đồng ý
B.2. Kỹ năng làm việc (kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ) của Kỹ sư phần mềm Việt Nam chưa cao *
Hoàn tồn khơng đồng ý Hoàn toàn đồng ý
B.3. Nguồn nhân lực cho ngành CNPM không ổn định và thiếu hụt *
Hồn tồn khơng đồng ý Hồn tồn đồng ý
B.4. Qui trình làm việc thiếu tính chuyên nghiệp *
Hồn tồn khơng đồng ý Hoàn toàn đồng ý
B.5. Phần mềm được sản xuất hoặc gia cơng có chất lượng cao *
Hồn tồn khơng đồng ý Hoàn tồn đồng ý
B.6. Doanh nghiệp Phần mềm thường có qui mơ nhỏ và vốn đầu tư ít *
1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
Hồn tồn khơng đồng ý Hoàn toàn đồng ý B.7. Công tác nghiên cứu & phát triển (R&D) chưa được coi trọng và đầu tư đúng mực *
Hồn tồn khơng đồng ý Hoàn toàn đồng ý
B.8. Máy móc, thiết bị đủ hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngành *
Hồn tồn khơng đồng ý Hồn tồn đồng ý
B.9. Cơng tác tiếp thị, quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp phần mềm chưa đủ mạnh *
Hồn tồn khơng đồng ý Hoàn toàn đồng ý
B.10. Doanh nghiệp phần mềm ngày càng có uy tín trên thị trường Việt Nam và thế giới *
Hồn tồn khơng đồng ý Hoàn toàn đồng ý
C. Thơng tin cá nhân
Xin anh/chị vui lịng cho biết thông tin cá nhân
C.1. Xin cho biết tên của Doanh Nghiệp phần mềm anh /chị đang làm việc * C.2. Xin cho biết Họ tên anh/chị *
C.3. Xin cho chức vụ của anh/chị * Nhân viên
Trưởng nhóm Giám đốc Tổng giám đốc
C.4. Xin cho biết tuổi của anh/chị * 22*25 26-30 31-40 >40 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5