6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
2.2 THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM TẠI TPHCM
2.2.3 Phân tích các yếu tố môi trường nội bộ
§ Nhân lực cơng nghệ phần mềm thành phố
Số lượng nguồn nhân lực phần mềm tại TPHCM chiếm tỷ trọng lớn so với các
địa phương khác ở Việt Nam, có nhu cầu khơng ngừng tăng lên vì đây là thị trường
CNTT lớn nhất nước và cũng là địa phương ứng dụng CNTT mạnh nhất nước. Hiện nguồn nhân lực phần mềm chuyên nghiệp của TPHCM có khoảng 29 ngàn người. Mỗi năm hệ thống đào tạo nhân lực ở TPHCM có thể cung cấp khoảng 20 ngàn lao động phần mềm từ trình độ kỹ thuật viên trở lên.
Bảng 2.7 Nhân lực ngành CNPM tại TPHCM
Năm 2008 2009 2010
Số lao động bình quân trong ngành CNPM tại TPHCM
(ngàn người) 15 19 28.4
Doanh thu bình quân (ngàn USD/người/năm) 12 13.281 14.816
Mức lương bình quân (ngàn USD/người/năm) 3.6 4.25 5.123
Nguồn : Sách trắng CNTT (2011) [6]
Lợi thế đặc biệt của đội ngũ nhân lực phần mềm tại TPHCM là chi phí thấp,
khá dồi dào. Nhưng chất lượng nguồn nhân lực ngành này còn thấp. Theo khảo sát mới nhất của Hội tin học TPHCM tại 73 DNPM, đánh giá của các doanh nghiệm
đối với lao động ngành này như sau:
- Về công nghệ và kỹ năng chuyên môn: 59% đạt loại khá, 25% đạt yêu cầu,
42
- Kỹ năng làm việc nhóm: 57% đạt khá trở lên, 25 % đạt yêu cầu và 18%
chưa đạt yêu cầu.
- Khả năng thích ứng cơng nghệ: 65% đạt khá trở lên, 29% đạt yêu cầu và
6% chưa đạt yêu cầu.
- Về ngoại ngữ: 62% đạt yêu cầu và 38% chưa đạt yêu cầu.
Như vậy, dù dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực phần mềm nhưng nguồn nhân lực phần mềm của TPHCM vẫn bị đánh giá là chưa mạnh. Qua các số liệu trên cho thấy
một bộ phận lao động phần mềm thích ứng và đạt được yêu cầu của DN sau khi
tuyển dụng. Tuy nhiên, nhìn chung, chất lượng nguồn nhân lực phần mềm của
TPHCM cịn hạn chế về trình độ ngoại ngữ, mà trước hết là tiếng Anh, kiến thức
chuyên ngành, tác phong làm việc chuyên nghiệp, tính sáng tạo, kỹ năng giao tiếp
và khả năng làm việc theo nhóm. Đặc biệt hiện nay ngành CNPM tại TPHCM rất
thiếu các chuyên gia giỏi về quản trị dự án, thiết kế giải pháp, tiếp thị, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
§ Cơ sở vật chất
Hiện tại ở TPHCM có 4 khu cơng nghệ phần mềm: Công viên phần mềm
Quang Trung (QTSC), Khu công nghệ phần mềm Đại Học quốc gia (VNU-ITP),
Trung tâm công nghệ phần mềm TPHCM (SSP), ETOWN. Các khu CNPM theo nghị định 71/NĐ –CP, phải thỏa mãn:
- Có ít nhất 300 (500 đối với Hà Nội và TPHCM) lao động trực tiếp làm
việc tại các cơ sở công nghiệp CNTT
- Những cơ sở công nghiệp CNTT và trang thiết bị đi kèm phải sử dụng ít
nhất một nửa diện tích mặt bằng
- Có các cơ sở hạ tầng dùng chung để đảm bảo hoạt động cơng nghiệp CNTT
- Ít nhất một nửa số cơ sở sản xuất, kinh doanh phần mềm, nội dung thông tin
số tại các tồ nhà có sự kết hợp với nhau về quy trình sản xuất, cung cấp phần mềm, thông tin số
43
Bảng 2.8 Khảo sát theo tiêu chí khu CNTT tập trung tại TPHCM của chính phủ Khu
CNTT Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3
Tiêu chí 4 DV Viễn thơng Nguồn điện ưu tiên QSTC 3.200 95% DTVP (98/105) Có Có Có ETOWN 1.800 20% DTVP (36/187) Có Có Có SSP 725 100% DTVP Có Có Khơng VNU-ITP 625 100% DTVP Có Có Khơng
Nguồn : Sở kế hoạch đầu tư TPHCM và Hội tin học TPHCM (2010) [10]
Nổi lên nhất trong các khu CNPM ở TPHCM là công viên phần mềm Quang
Trung. QTSC ngày nay là nơi tạo ra các giá trị về doanh thu sản xuất phần mềm, nguồn nhân lực và các tiện ích văn phịng làm việc. Tuy nhiên còn nhiều giá trị
khác mà các doanh nghiệp cùng nhau mang lại khó cân đong hơn. Đó chính là sự
thay đổi diện mạo của các doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp tăng dần, góp phần nâng cao giá trị thương hiệu của TPHCM trong lĩnh vực phần mềm. QTSC trở
thành nơi cung cấp những kinh nghiệm thực tiễn quý báu để hình thành nên mơ
hình và chính sách phát triển các khu công nghệ thông tin tập trung. Chưa kể, QTSC đã đóng góp quan trọng vào q trình tăng tốc đơ thị hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ và giá trị gia tăng cao tại địa phương…
Hiện TPHCM đang giao QTSC quản lý toàn bộ hệ thống website, email cũng
như các hoạt động xác thực, an ninh và an tồn mạng của chính quyền thành phố. Trong thời gian sắp tới, QTSC sẽ đảm nhận cung cấp hạ tầng cho các hoạt động của Chính phủ và chính quyền thành phố như hội nghị trực tuyến, lưu trữ dữ liệu. Điều này sẽ tạo cơ hội cho QTSC phát huy và nâng cao hiệu quả tài sản, tài nguyên và hạ tầng nguồn nhân lực kỹ thuật cao không chỉ phục vụ cho phát triển cơng nghiệp CNTT mà cịn phục vụ cho lĩnh vực phát triển ứng dụng CNTT của thành phố.
§ Thương hiệu
Những bản báo cáo, xếp hạng của các hãng nghiên cứu thị trường và tư vấn toàn cầu hàng đầu như Gartner xếp hạng TPHCM luôn nằm trong các thành phố gia
44
công phần mềm hàng đầu rõ ràng cũng đã tạo hiệu ứng lớn về mặt hình ảnh và
thương hiệu của phần mềm TPHCM trong cộng đồng phần mềm toàn cầu.
Trong 3 năm liên tiếp (2007-2009), TPHCM đều nằm trong nhóm 50 các
thành phố gia công (phần mềm và dịch vụ) đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới.
Riêng trong năm 2009, TPHCM nằm trong nhóm 10 thành phố hấp dẫn về gia công phần mềm và dịch vụ. Đặc biệt, trong một số lĩnh vực gia công như phát triển sản
phẩm và kiểm thử, TPHCM được Tholons nâng từ vị trí “mới nổi” lên mức “hoạt
động ổn định”. Các dịch vụ gia công khác của TPHCM như phát triển và duy trì ứng dụng, phát triển game và hoạt họa vẫn được xếp ở mức “mới nổi”. Cho dù thứ
hạng cạnh tranh nhìn chung chưa cao nhưng TPHCM vẫn được đánh giá cao và
được xem là điểm đến hấp dẫn cho các đối tác gia công phần mềm và dịch vụ cũng
mang lại những tín hiệu chứa nhiều hy vọng. Khi kinh tế toàn cầu phục hồi và chi tiêu cho CNTT tăng trở lại, những bảng xếp hạng như vậy chắc chắn sẽ tác động lớn
đến lựa chọn của các khách hàng phần mềm trên toàn thế giới.
Bên cạnh sự tăng trưởng nhanh về số lượng các DNPM thì ngày càng xuất hiện nhiều DNPM tại TPHCM có tên thương hiệu, có đủ sức cung cấp các giải pháp và sản phẩm tốt cho thị trường trong nước. Kết quả xét chọn huy chương vàng do Hội Tin Học TPHCM tổ chức dành cho các sản phẩm phần mềm trong nước có doanh số trên 100.000 USD/năm, cũng như những sản phẩm được trao huy chương vàng tại các cuộc triển lãm CNTT hàng năm ngày càng nhiều. Tên tuổi các DNPM hàng đầu tại thành phố HCM xuất nhiện ngày càng nhiều trong khỏang 2-3 năm gần
đây, như FPT, Lạc Việt, Fast, Effect, Netsoft, AZ.
Ở một góc độ khác, cũng theo số liệu thống kê của HCA, nhóm 3 cơng ty phần
mềm hàng đầu của TPHCM là FPT Software, CSC và TMA chiếm 55% doanh số gia cơng xuất khẩu phần mềm cả nước, cịn nhóm 6 cơng ty phần mềm và dịch vụ
hàng đầu tại TPHCM, gồm CSC, FPT Software, GCS, Harvey Nash, Pyramid
Consulting Vietnam và TMA, chiếm đến trên 95% doanh số gia công xuất khẩu
45
Số liệu thống kê nêu trên cho thấy TPHCM đã có được điều kiện cần là có
được một nhóm các DNPM và dịch vụ rất có tiềm năng để xây dựng thành những
doanh nghiệp chủ lực. Nhưng nếu chỉ trông cậy vào nỗ lực tự thân của doanh nghiệp cũng như những chính sách hỗ trợ chưa có bước đột phá của Nhà nước như
trong những năm vừa qua thì có thể khẳng định rất khó để những doanh nghiệp lớn
nhanh nhưng chưa mạnh này có đủ tầm và năng lực cạnh tranh với các doanh
nghiệp gia công phần mềm và dịch vụ hàng đầu thế giới. Thực tế là Việt Nam nói
chung và TPHCM nói riêng vẫn chưa có một DNPM nào được đưa vào danh sách
nhóm 100 cơng ty gia cơng , sản xuất phần mềm hàng đầu thế giới. Điều đó cũng có nghĩa sẽ rất khó để xếp Việt Nam là một “quốc gia mạnh” về gia công và sản xuất phần mềm, và ngược lại sự hấp dẫn dành cho các đối tác gia công phần mềm ở Việt Nam cũng mới chỉ dừng lại ở những dự án có quy mơ khiêm tốn.
Mục tiêu xây dựng TPHCM trở thành một thành phố mạnh về gia công và sản xuất phần mềm chắc chắn không thể tách rời với nỗ lực xây dựng những doanh
nghiệp, những thương hiệu mạnh trong lĩnh vực CNTT-TT, mà đặc biệt là trong
lĩnh vực gia công phần mềm, nơi chúng ta đã khẳng định được tiềm năng và khát
vọng vươn xa.
Việc xây dựng thương hiệu cho phần mềm thương hiệu Việt chính là sự kết hợp của năng lực doanh nghiệp và chất lượng phần mềm. Đây là một q trình liên
tục và khơng dễ dàng. Nội lực của ngành CNPM tại TPHCM đã được thừa nhận,
vấn đề cịn lại là biến nội lực đó thành cơ hội và chúng ta phải sẵn sàng nắm bắt được những cơ hội đó. Các DNPM cần phải thông tin tới khách hàng, tự quảng bá
và tiếp thị tới họ những thơng tin của chính mình như lịch sử, cấu trúc công ty, sản
phẩm, dịch vụ,.. mà doanh nghiệp có thể đáp ứng. Quan trọng hơn hết chính là uy
tín, trách nhiệm và chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng. Có như vậy, ngành CNPM mới có thể ghi điểm trong lịng bạn bè thế giới và có thêm cơ hội để thế giới biết đến.
46
Ngành CNPM tại TPHCM, đa số các doanh nghiệp lớn lại chủ yếu gia công
phần mềm cho nước ngồi nên có thể nói về kỹ thuật công nghệ, chúng ta chậm hơn so với họ. Mặc dù được đánh giá cao về tiềm năng, đa phần các công đoạn gia công tại TPHCM mới chỉ ở trình độ thấp và chủ yếu thực hiện chức năng cắt giảm chi phí
nhân cơng cho các doanh nghiệp nước ngồi. Làm tốt và khẳng định mình từ các
cơng đoạn đơn giản, trên cơ sở đó tích luỹ kinh nghiệm và niềm tin để nhận được
những hợp đồng gia công cần hàm lượng chất xám cao hơn là hướng phát triển lâu
dài và bền vững để ngành cơng nghiệp gia cơng phần mềm tại TPHCM có cơ hội
khai thác hiệu quả nhất lợi thế của mình.
Ở giai đoạn khởi động, các DNPM cịn non nớt phải vịn vào gia công như một
bước tham gia bộ máy toàn cầu để có nguồn nhân lực tốt hơn và tìm kiếm kinh
nghiệm đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D). Nhưng các doanh nghiệp cũng
đã đến lúc phải lớn, ấp ủ tìm giá trị của riêng mình.
Hiện tại, các DNPM lớn tại TPHCM cũng đang phát triển theo xu hướng đó.
FPT Software đang nhắm đến một số giải pháp riêng như hệ thống định vị cho
ngành giao thông vận tải ; Logigear đã thương mại hóa thành cơng Test Architect;
TMA Solutions phát triển các dịch vụ di động từ kinh nghiệm nhiều năm gia công
trong mảng viễn thông... Nhiều doanh nghiệp khác cũng tìm về thị trường nội địa
như CSC, GCS,... qua việc tăng cường mảng tư vấn quản trị kinh doanh.
§ Đầu tư
Để đạt được mục tiêu đưa doanh số CNPM của TPHCM lên tới 2,5-3% GDP
thành phố, việc tiếp tục hoàn thiện hạ tầng và môi trường hoạt động tại các khu
CNPM tập trung có ý nghĩa rất quan trọng . Tuy nhiên, TPHCM đang phải đối mặt
với việc xử lý các dự án đầu tư nhiều tỉ đô la của các nhà đầu tư nước ngoài mà
thành phố từng kỳ vọng chúng sẽ mang lại giá trị kinh tế rất lớn, đóng góp trong
việc chuyển đổi cơ cấu ngành nghề của thành phố theo hướng giá trị gia tăng cao. Cụ thể là dự án phát triển Khu phần mềm Thủ Thiêm ở quận 2 với vốn đăng ký ban
47
tiền thuế, tạo ra 6,5 tỉ đô la Mỹ doanh số hàng năm và tạo cơ hội việc làm cho
70.000 chuyên viên phần mềm, kỹ sư công nghệ thông tin. Dự án này đã bị rút giấy
phép do ảnh hưởng tình hình khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu,
các cổ đơng nước ngồi gặp khó khăn về tài chính và đã không thể đáp ứng các cam kết ban đầu. Đến nay dự án sử dụng gần 16 héc ta đất này vẫn còn là bãi đất trống.
Trong gần 10 năm qua, có hàng chục quỹ đầu tư, trong đó có quỹ đầu tư rủi ro,
đã đưa vào thị trường hàng trăm triệu USD với danh nghĩa là đầu tư cho các công ty
CNTT, phần mềm. Thực tế, chúng ta thấy các nguồn đầu tư phần lớn là chảy vào
các công ty phi cơng nghệ như trị chơi điện tử, mạng xã hội, tốt hơn cả thì có
thương mại điện tử. Trong khi tiền đổ rất nhiều vào các công ty phục vụ cho nhu
cầu xa xỉ như trò chơi điện tử… (thực chất là kinh doanh sản phẩm của nước ngồi) thì hàng loạt nhu cầu thiết yếu cho thị trường TPHCM như các phần mềm quản lý doanh nghiệp, thương mại điện tử… lại hầu như khơng nhận được đầu tư.
Q trình tái cơ cấu, tái tổ chức và hoạt động của các DNPM, việc mua bán,
sát nhập, thành lập mới và dịch chuyển nguồn nhân lực cao cấp giữa các công ty phần mềm ở thành phố đang có chiều hướng tăng mạnh. Một số doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực PM quy mơ lớn đã và đang có kế hoạch cổ phần hóa. Các hoạt động trên sẽ thu hút sự quan tâm của một số nhà đầu tư trong và ngoài nước, các
quỹ đầu tư tài chính, đầu tư mạo hiểm như IDG Ventures, VinaCapital, Dragon, cũng như một số công ty đa quốc gia đã có dự án đầu tư hay đang chuẩn bị đầu tư tại TPHCM như Intel, IBM, Microsoft, HP.
Điểm lại một số công ty phần mềm thành công, đặc biệt là ngành gia công
phần mềm chúng ta đều sẽ thấy rằng nguồn tài chính dẫn đến thành cơng đó là tài chính nội tại, từ các ngành kinh doanh khác của cơng ty mẹ. Điều đó chứng tỏ rằng
đầu tư vào ngành CNPM là thích đáng và quyết định đầu tư vào ngành CNPM hay
không của một công ty, hay một quỹ đầu tư thể hiện quan điểm khác nhau của họ về
48
một ngành công nghiệp thượng nguồn, so với đầu tư vào các ngành sử dụng phần
mềm để kinh doanh như công nghiệp nội dung số, ngành cơng nghiệp hạ nguồn.
§ Sản phẩm
Hiện nay, CNPM ở TPHCM về cơ bản vẫn chỉ mới dừng lại ở khâu gia công cho nước ngoài nhưng quy mơ nhìn chung cịn nhỏ lẻ. Các chuyên gia cho rằng,
muốn làm được phần mềm thì phải trải qua con đường gia cơng. Có gia cơng thì
mới có thu nhập, có kinh nghiệm tích lũy để sau đó tiến lên ở mức phát triển cao
hơn: đầu tư cho mảng nghiên cứu và phát triển (R&D). Thế nhưng, gia cơng thì giá trị gia tăng bao giờ cũng thấp. Điều đáng buồn hơn nữa, theo lãnh đạo một cơng ty phần mềm, sản phẩm do mình làm ra nhưng phải đội cái tên của người khác. Đây là
một trong những lý do đến nay Việt Nam chưa có sản phẩm phần mềm có thương
hiệu đúng nghĩa xuất khẩu ra nước ngoài.
Trong khi các doanh nghiệp của Việt Nam phải chịu lép khi mang chng đi
đánh xứ người thì ngay tại sân nhà họ cũng thua thiệt. Các doanh nghiệp Việt Nam
chủ yếu chỉ mới làm được những phần mềm đơn giản, giá trị thấp chủ yếu phục vụ
cho các doanh nghiệp nhỏ. Trong khi nhu cầu về CNTT, trong đó quản trị ở khu