Vị trí địa lý của huyện Ngọc Hiển

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện ngọc hiển tỉnh cà mau (Trang 40 - 43)

Nguồn: www.gis.chinhphu.vn

Gốc và 06 xã: Xã Đất Mũi; Xã Tam Giang Tây; Xã Tân Ân Tây; Xã Tân Ân; Xã Viên An Đơng; Xã Viên An.

4.1.1.2. Khí hậu

Khí hậu của huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau mang đặc trưng khí hậu của vùng ĐBSCL là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao (nhiệt độ trung bình 26,50C), rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản. Khí hậu cũng thích hợp cho phát triển ngành du lịch sinh thái.. Nét đặc trưng là khí hậu phân mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Về cơ bản, khí hậu ở huyện Ngọc Hiển ơn hịa, ít khắc nghiệt hơn các vùng khác, nhưng cũng có những khó khăn trong mùa mưa, có những trở ngại cho đời sống dân cư và việc đi lại học hành của học sinh; trong mùa khơ, nắng hạn kéo dài làm tăng nhiệt độ, nóng bức, ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhân dân.

4.1.1.3. Địa hình - thủy văn

Địa hình: Do ranh giới phía bắc của huyện là sông Cửa Lớn và sông Bồ Đề nên địa bàn huyện Ngọc Hiển bị tách biệt như một cù lao. Nhìn chung địa hình bằng phẳng, nhưng địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông rạch tự nhiên và kênh mương chằng chịt, có nhiều con sơng rất rộng (sơng Cửa Lớn có chiều rộng từ 400 - 1.000m). Cao trình trung bình từ 0,5 - 0,7m, thường xuyên ngập triều biển, riêng vùng ven biển Đơng có địa hình cao hơn (từ 1,2 - 1,5m).

Thủy văn: Vùng mũi Cà Mau là nơi duy nhất có cả bờ biển phía Đơng và phía Tây, vì vậy chịu tác động trực tiếp của cả triều biển Đông (bán nhật triều không đều) và triều biển Tây (nhật triều không đều). Thuỷ triều Biển Đông lớn, vào các ngày triều cường biên độ triều vào khoảng 300 - 500 cm, các ngày triều kém biên độ triều cũng đạt từ 180 - 220 cm. Thuỷ triều phía vịnh Thái Lan yếu hơn, biên độ triều lớn nhất khoảng 100 cm. Mực nước triều hàng năm cao trùng với mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau). Trong thời kỳ có gió chướng có thể gây ra hiện tượng nước dâng. Thuỷ triều trên sơng Cửa Lớn có thời gian triều lên kéo dài 5 giờ 43 phút và thời gian thuỷ triều xuống là 6 giờ 40 phút (chu kỳ triều 12 giờ 23 phút).

4.1.2. Kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tỷ khu vực ngư – lâm – nông vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể, đến hết năm 2014, tỷ trọng ngư - lâm - nông nghiệp (khu vực I) là 77,6% (giảm 1,8% so với năm 2010); tỷ trọng công nghiệp - xây dựng (khu vực II) là 6,3% (tăng 0,5% so với năm 2010); Tỷ trọng dịch vụ (khu vực III) là 16,1% (tăng 1,3% so với năm 2010). Khu vực dịch vụ, đặc biệt là du lịch là khu vực có tiềm năng nhưng chiếm tỷ trọng còn thấp, cần có sự phát triển nhanh hơn, mạnh hơn tạo điều kiện hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý hơn.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2014 đạt 868 tỷ đồng, tăng 30,0% so với năm 2010. Vốn NSNN thực hiện 177,3 tỷ đồng, giảm 63,8% so với năm 2010.

4.1.2.2. Tình hình thu chi ngân sách

Bảng 4.1 cho thấy tình hình thu, chi NSNN của huyện Ngọc Hiển. Thu NSNN trên địa bàn huyện Ngọc Hiển tăng từ năm 2010 đến năm 2012, từ năm 2013 đến 2014 giảm dần. Tốc độ giảm bình quân của cả giai đoạn 2010 - 2014 là 1,3%/năm. Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN giai đoạn 2010 - 2014

Đvt: tỷ đồng Khoản mục 2010 2011 2012 2013 2014 Tốc độ tăng/năm (%) Thu ngân sách 30,0 40,0 49,1 40,0 28,5 -1,3 Chi ngân sách 132,0 136,0 191,9 209,2 213,1 12,7 Thu - chi (102,0) (96,0) (142,8) (169,2) (184,6)

Nguồn: Phịng Tài chính – Kế hoạch huyện Ngọc Hiển, 2015

Chi NSNN của huyện tăng dần từ 102,0 tỷ đồng của năm 2010 lên mức 213,1 tỷ đồng của năm 2014, tốc độ tăng bình quân 12,7%/năm.

Về tổng thể, thu NSNN của huyện thấp hơn rất nhiều so với chi NSNN do trong giai đoạn này huyện tập trung đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng.

4.1.2.3. Về tăng trưởng kinh tế

Tổng giá trị sản xuất của huyện tăng dần qua hàng năm. Nếu như năm 2010 tổng giá trị sản xuất là 2.636 tỷ đồng thì đến năm 2014, tổng giá trị sản xuất đạt mức 4.607 tỷ đồng, bằng 1,74 lần năm 2010 (hình 4-2). Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2010 - 2014 là 15,0%/năm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện ngọc hiển tỉnh cà mau (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)