Kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện ngọc hiển tỉnh cà mau (Trang 42 - 43)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

4.1.2. Kinh tế xã hội

4.1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tỷ khu vực ngư – lâm – nông vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể, đến hết năm 2014, tỷ trọng ngư - lâm - nông nghiệp (khu vực I) là 77,6% (giảm 1,8% so với năm 2010); tỷ trọng công nghiệp - xây dựng (khu vực II) là 6,3% (tăng 0,5% so với năm 2010); Tỷ trọng dịch vụ (khu vực III) là 16,1% (tăng 1,3% so với năm 2010). Khu vực dịch vụ, đặc biệt là du lịch là khu vực có tiềm năng nhưng chiếm tỷ trọng còn thấp, cần có sự phát triển nhanh hơn, mạnh hơn tạo điều kiện hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý hơn.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2014 đạt 868 tỷ đồng, tăng 30,0% so với năm 2010. Vốn NSNN thực hiện 177,3 tỷ đồng, giảm 63,8% so với năm 2010.

4.1.2.2. Tình hình thu chi ngân sách

Bảng 4.1 cho thấy tình hình thu, chi NSNN của huyện Ngọc Hiển. Thu NSNN trên địa bàn huyện Ngọc Hiển tăng từ năm 2010 đến năm 2012, từ năm 2013 đến 2014 giảm dần. Tốc độ giảm bình quân của cả giai đoạn 2010 - 2014 là 1,3%/năm. Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN giai đoạn 2010 - 2014

Đvt: tỷ đồng Khoản mục 2010 2011 2012 2013 2014 Tốc độ tăng/năm (%) Thu ngân sách 30,0 40,0 49,1 40,0 28,5 -1,3 Chi ngân sách 132,0 136,0 191,9 209,2 213,1 12,7 Thu - chi (102,0) (96,0) (142,8) (169,2) (184,6)

Nguồn: Phịng Tài chính – Kế hoạch huyện Ngọc Hiển, 2015

Chi NSNN của huyện tăng dần từ 102,0 tỷ đồng của năm 2010 lên mức 213,1 tỷ đồng của năm 2014, tốc độ tăng bình quân 12,7%/năm.

Về tổng thể, thu NSNN của huyện thấp hơn rất nhiều so với chi NSNN do trong giai đoạn này huyện tập trung đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng.

4.1.2.3. Về tăng trưởng kinh tế

Tổng giá trị sản xuất của huyện tăng dần qua hàng năm. Nếu như năm 2010 tổng giá trị sản xuất là 2.636 tỷ đồng thì đến năm 2014, tổng giá trị sản xuất đạt mức 4.607 tỷ đồng, bằng 1,74 lần năm 2010 (hình 4-2). Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2010 - 2014 là 15,0%/năm.

Hình 4-2: Tổng giá trị sản xuất huyện Ngọc Hiển giai đoạn 2010 - 2014

Nguồn: Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện Ngọc Hiển, 2015

Thu nhập bình quân đầu người tăng 13,5 triệu đồng/người/năm 2010 lên mức 23,5 triệu đồng/người/năm 2014, tương đương 1.096 USD, tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người là 8,1%/năm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện ngọc hiển tỉnh cà mau (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)