Các chỉ tiêu phúc lợi của hộ gia đình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện ngọc hiển tỉnh cà mau (Trang 70 - 73)

Chỉ tiêu Đvt Trung bình Độ lệch chuẩn Tối thiểu Tối đa

Thu nhập Triệu đồng 79,55 37,13 20,0 150,0

Số ngày làm việc Ngày 226,06 87,88 52,0 356,0

Sức khỏe 3,18 0,73 2,0 5,0

Số năm đi học Năm 9,29 2,68 3,0 17,0

Tài sản Triệu đồng 274,07 104,69 75,0 588,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu phỏng vấn hộ dân, năm 2015

Sức khỏe của các hộ bình quân là 3,18 (theo thang đo 1 là kém; 3 là bình thường; 5 là tốt), chứng tỏ các hộ có sức khỏe bình thường.

Số năm đi học bình quân là 9,29 năm (tương đương với học hết cấp 2). Hộ có số năm đi học cao nhất là 17,0 năm; hộ có năm đi học thấp nhất là 3,0 năm.

Tài sản bình quân một hộ là 274,07 triệu đồng/hộ (độ lệch chuẩn 104,69 triệu đồng). Hộ có tài sản lớn nhất 558 triệu đồng; hộ có tài sảnnhỏ nhất 75 triệu đồng.

Để đánh giá tác động của dự án đầu tư XDCB đến phúc lợi của hộ gia đình, căn cứ trên tần suất sử dụng các cơng trình hồn thành của hộ dân, nghiên cứu chia các hộ gia đình làm thành 3 nhóm: Nhóm 1 là nhóm có tần suất sử dụng cơng trình là “rất ít” hoặc “ít”, gọi chung là “nhóm ít sử dụng”; Nhóm 2 là nhóm có tần suất sử dụng cơng trình là “trung bình”, gọi chung là “nhóm sử dụng trung bình”; Nhóm 3 là nhóm có tần suất sử dụng cơng trình là “nhiều” hoặc “rất nhiều”, gọi chung là “nhóm sử dụng nhiều”.

Sử dụng kiểm định sự khác biệt trung bình giữa 2 nhóm (t – test), bảng 4.13 cho thấy sự tương quan giữa các chỉ tiêu phúc lợi hộ gia đình theo tần suất sử dụng cơng trình. Kết quả kiểm định t – test với mức ý nghĩa 1% cho kết quả là thu nhập và tài sản của hộ gia đình tăng theo tần suất sử dụng cơng trình, cụ thể “nhóm ít sử dụng” có thu nhập và giá trị tài sản thấp hơn “nhóm sử dụng trung bình” và “nhóm sử dụng nhiều”; “nhóm sử dụng trung bình” có thu nhập và tài sản thấp hơn “nhóm sử dụng nhiều”. Điều này có nghĩa là tần suất sử dụng cơng trình càng nhiều thì hộ gia đình có thu nhập và giá trị tài sản càng cao.

Sức khỏe và số ngày làm việc hầu như khơng có tương quan với tần suất sử dụng cơng trình, điều này dễ hiểu vì phần lớn loại cơng trình nằm trong nghiên cứu này là cơng trình cầu đường nên ít tác động đến sức khỏe của người dân, trong khi số ngày làm việc thì phụ thuộc vào đặc thù ngành nghề.

Số năm đi học của “nhóm ít sử dụng” thấp hơn so với “nhóm sử dụng trung bình” và “nhóm sử dụng nhiều” ở mức ý nghĩa 1%. Nhưng số năm đi học giữa “nhóm sử dụng trung bình” và “nhóm sử dụng nhiều” khơng có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 10%.

63

Bảng 4.12: Tương quan giữa các chỉ tiêu phúc lợi hộ gia đình theo tần suất sử dụng cơng trình

Chỉ tiêu Đvt Giá trị trung bình Giá trị kiểm định t-test giữa các nhóm

Nhóm 1 (n = 46) Nhóm 2 (n = 33) Nhóm 3 (n =128) Nhóm 1 & nhóm 2 Nhóm 1 & nhóm 3 Nhóm 2 & nhóm 3 Thu nhập Triệu đồng 68,3 80,6 91,3 ***-3,1 ***-5,9 ***-4,5 Sức khỏe 3,1 3,2 3,2 -0,5 -1,0 -0,3

Số ngày làm việc Ngày 205,6 241,3 229,4 *-1,9 -1,56 0,7

Số năm đi học Năm 8,7 9,5 9,4 ***-4,3 ***-3,5 0,2

Tài sản Triệu đồng 271,3 292,3 310,4 ***-5,8 ***-3,7 ***-4,1

Nguồn: Tổng hợp số liệu phỏng vấn hộ dân, năm 2015

Ghi chú: n là số quan sát trong mẫu điều tra

*** có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; ** có ý nghĩa thống kê ở mức 5%;* có ý nghĩa thống kê ở mức 10%.

Nhóm 1: “nhóm ít sử dụng”

Nhóm 2: “nhóm sử dụng trung bình” Nhóm 3: “nhóm sử dụng nhiều”

4.4.2.4. Kiểm định sự khác biệt trong lợi ích của người dân đối với đặc trưng của nhóm hộ

Tiến hành kiểm định sự khác biệt trong lợi ích của người dân đối với đặc trưng của nhóm hộ. Các lợi ích bao gồm sự cải thiện về điều kiện y tế, giáo dục đối với các đặc trưng của hộ dân. Các đặc trưng của hộ dân bao gồm: (1) Dân tộc (Hoa - khơ me và Kinh); (2) Nghề nghiệp (nông nghiệp và nghề khác)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện ngọc hiển tỉnh cà mau (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)