Tình hình chung về ODA khu vực ĐBSCL

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đối với tăng trưởng kinh tế và phúc lợi của người dân tỉnh hậu giang giai đoạn 2004 2014 (Trang 62 - 63)

Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

4.1.4. Tình hình chung về ODA khu vực ĐBSCL

ĐBSCL đƣợc mệnh danh là “vựa” lúa, cá và trái cây của cả nƣớc. Năm 2014, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của vùng đạt 9,98%, sản lƣợng lúa đạt hơn 24 triệu tấn; xuất kh u đạt 10 tỷ USD; thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt hơn 32 triệu đồng/ngƣời/năm (Tổng Cục thống kê, 2015).

ĐBSCL có nhiều lợi thế so sánh nhƣng vẫn khó thu hút vốn đầu tƣ. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2015), gần 20 năm, từ năm 1993 – 2012, vùng ĐBSCL chỉ mới đƣợc các nhà tài trợ ký kết thông qua các Hiệp định tài trợ vốn ODA cho cả vùng, với tổng giá trị khoảng 3,95 tỷ USD, chiếm 6,77% so với tổng nguồn vốn ODA của cả nƣớc.

Tổng giá trị thu hút vốn ODA thấp cùng với tiến độ giải ngân chậm, nên việc tìm kiếm nguồn vốn ODA mới cho đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL lại càng gặp nhiều khó khăn hơn. Lũy kế giải ngân đến hết quý II/2013 của các tỉnh, thành phố thuộc vùng ĐBSCL đối với các chƣơng trình, dự án đang thực hiện đạt 186 triệu USD. Mức giải ngân này tƣơng đối thấp do một số chƣơng trình, dự án ODA mới ký năm 2012 và 2013.

Năm 2013, các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đƣợc bố trí 1.993,4 tỷ đồng, trong đó vốn nƣớc ngồi 1.348,2 tỷ đồng, dự kiến giải ngân đến 31/12/2013 là 1.821,4 tỷ đồng, trong đó vốn nƣớc ngồi 1.239,97 tỷ đồng.

Năm 2014 vốn ODA cho vùng cũng còn thấp, một số chƣơng trình, dự án ODA sẽ ký hiệp định do Hàn Quốc tài trợ cho các địa phƣơng vùng ĐBSCL, gồm dự án cấp nƣớc tỉnh Trà Vinh trị giá 25,5 triệu USD; dự án Bệnh viện Đa khoa Bến Tre trị giá 50 triệu USD.

Tuy nhiên, Chính phủ đã dành quan tâm đặc biệt nhằm thúc đ y sự phát triển của vùng thông qua việc xây dựng quy hoạch, đầu tƣ phát triển hạ tầng, cảng biển, cảng hàng khơng, năng lƣợng…Nhiều cơng trình hạ tầng giao thơng và sản xuất đã đƣợc triển khai và đƣa vào sử dụng; mặt khác việc thu hút ODA vào ĐBSCL dự báo sẽ tăng lên trong thời gian tới do sự quan tâm rất lớn của cộng đồng quốc tế,

đặc biệt là trong vấn đề giải quyết ứng phó biến đổi khí hậu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đối với tăng trưởng kinh tế và phúc lợi của người dân tỉnh hậu giang giai đoạn 2004 2014 (Trang 62 - 63)