Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.2. Hạn chế việc huy động, sử dụng vốn ODA ở Hậu Giang
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Hậu Giang (2015) thì việc thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA trong 10 năm qua, đặc biệt 5 năm trở lại đây còn tồn tại, hạn chế và bất cập, đó là:
4.2.2.1. Chưa chủ động trong cơng tác vận động và thu hút vốn ODA
Trong tổng số 12 dự án thực hiện trên địa bàn do Hậu Giang trực tiếp quản lý khơng có dự án nào do tỉnh chủ động vận động, mà là các dự án của trung ƣơng thực hiện trên địa bàn, hoặc là các dự án do trung ƣơng hay đơn vị tƣ vấn trong nƣớc giới thiệu cho tỉnh, hoặc tỉnh đƣợc thụ hƣởng các hợp phần của các chƣơng trình, dự án do trung ƣơng quản lý. Sự thiếu chủ động thu hút ODA của tỉnh thể hiện trên các mặt:
Thiếu kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành; tính làm chủ của các cơ quan chủ quản, chủ dự án ODA chƣa đƣợc phát huy đầy đủ trong quá trình chu n bị, thực hiện dự án mà chủ yếu dựa vào nhà tài trợ.
Các sở, ban, ngành gần nhƣ không quan tâm đến vận động thu hút các dự án ODA do chƣa nhận thức đầy đủ nguồn vốn ODA; chƣa tích cực và chủ động trong công tác phát triển quan hệ đối tác với các nhà tài trợ, cũng nhƣ với các bộ, ngành trung ƣơng để nắm bắt kịp thời các chủ trƣơng, chính sách thu hút và sử dụng ODA của Chính phủ cũng nhƣ chính sách viện trợ của các nhà tài trợ. Bên cạnh đó, cịn có tâm lý e ngại do quy trình thủ tục chu n bị và thực hiện nguồn vốn ODA phức tạp so với các nguồn vốn từ NSNN.
Việc tiếp cận nguồn thơng tin về các nhà tài trợ cịn hạn chế: Hậu Giang chƣa chủ động trong việc tìm hiểu, tiếp nhận các thông tin về nguồn vốn ODA, về tình hình quản lý và thực hiện, về những hƣớng dẫn tiếp cận đến nguồn vốn này của phía Việt Nam cũng nhƣ của một số nhà tài trợ, dẫn tới kết quả là nguồn vốn ODA mà tỉnh tranh thủ đƣợc trong thời gian qua còn rất khiêm tốn và hạn chế.
dụng ODA
Mặc dù đã có chủ trƣơng, chính sách và những định hƣớng về thu hút và sử dụng ODA ở tầm vĩ mô, song một số sở, ngành, địa phƣơng còn chậm triển khai thành các dự án cụ thể nên thƣờng bị động và chƣa phát huy hết vai trò làm chủ trong hợp tác với nhà tài trợ. Việc phối hợp vốn ODA với các nguồn vốn khác trên phạm vi toàn tỉnh chƣa tiến hành đồng bộ, làm giảm hiệu quả sử dụng ODA.
4.2.2.3. Cơng tác chuẩn bị và xây dựng các chương trình, dự án ODA còn nhiều bất cập
Thời gian chu n bị dự án ODA kéo dài, bao gồm từ khâu đề xuất dự án cho đến khi ký kết điều ƣớc quốc tế cụ thể về ODA thƣờng mất khoảng từ 2 – 3 năm, có dự án thậm chí có những trƣờng hợp cá biệt tới đến 5 năm. Chất lƣợng dự án ODA chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu và chƣa phù hợp với những điều kiện cụ thể của tỉnh Hậu Giang, dẫn tới tình trạng nội dung dự án phải bổ sung và điều chỉnh nhiều lần, đặc biệt là thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán dẫn đến nguy cơ mất dự án.
Chất lƣợng hồ sơ, chƣơng trình, dự án chƣa cao; tình trạng các chƣơng trình, dự án trong quá trình thực hiện phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần vì mục đích, nội dung, quy mô đầu tƣ không sát với thực tế,...Đây là yếu tố làm tăng chi phí giao dịch, làm chậm tiến độ, gây ra nhiều thất thốt, lãng phí.
Việc lựa chọn dự án cịn mang tính chủ quan, chƣa thực sự dựa trên nhu cầu thực tế, đồng thời kế hoạch vốn cho các chƣơng trình, dự án ODA khơng đồng bộ với lịch trình xây dựng kế hoạch hàng năm và ngân sách của tỉnh. Việc đề xuất và lựa chọn các dự án sử dụng ODA chƣa thực sự có căn cứ vững chắc trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch phát triển của tỉnh và những điều kiện đối ứng cần thiết để thực hiện (đảm bảo vốn đối ứng, năng lực quản lý...). Do đó, kế hoạch thực hiện các chƣơng trình, dự ODA hàng năm, nhất là liên quan tới nhu cầu vốn đối ứng thƣờng phát sinh sau thời điểm lập kế hoạch ngân sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh (đã đƣợc trình Hội đồng nhân dân tỉnh thơng qua). Đây là một khó khăn lớn vì cần phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính phức tạp, kéo dài để
giải trình nhu cầu bổ sung vốn làm ảnh hƣởng đến tiến độ triển khai thực hiện các chƣơng trình, dự án ODA.
4.2.2.4. Cơng tác tổ chức quản lý các chương trình, dự án ODA cịn yếu
Chậm tiến độ: Phần lớn các dự án ODA của tỉnh đều thực hiện chậm tiến độ so với dự án đƣợc phê duyệt.
Giải ngân nguồn vốn ODA đạt thấp: Trong giai đoạn 10 năm 2005 - 2014, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ODA của Hậu Giang đạt 31,9% so với kế hoạch đề ra. Việc chậm giải ngân nguồn vốn ODA đồng nghĩa với giảm sút hiệu quả đầu tƣ. Một trong những cản trở giải ngân vốn ODA là cơng tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cƣ của các dự án còn chậm, gây ảnh hƣớng nghiêm trọng đến việc thực hiện tiến độ chƣơng trình/dự án.
Năng lực tổ chức và quản lý dự án ODA: Tuy đã đƣợc cải thiện một bƣớc song nhìn chung năng lực tổ chức, quản lý và thực hiện các chƣơng trình, dự án ODA của tỉnh còn nhiều yếu kém và bất cập, thể hiện trên các mặt nhƣ thiếu tính chun nghiệp trong cơng tác quản lý chƣơng trình/dự án, khả năng tiếng Anh của cán bộ quản lý dự án chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu. Phần lớn nhân sự các Ban quản lý dự án ODA của tỉnh là kiêm nhiệm, phải đảm nhận nhiều công tác chuyên môn khác của cơ quan chủ đầu tƣ, khơng đủ nguồn nhân lực có nghiệp vụ chun mơn cho các bộ phận công tác của một Ban quản lý dự án theo qui định nên đã ảnh hƣởng nhiều đến công tác quản lý, giám sát, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện dự án.