Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đối với tăng trưởng kinh tế và phúc lợi của người dân tỉnh hậu giang giai đoạn 2004 2014 (Trang 56 - 57)

Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

4.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Tỉnh Hậu Giang đƣợc chia tách từ tỉnh Cần Thơ để trở thành một tỉnh mới đầu năm 2004 theo Nghị quyết của Quốc hội. Tỉnh Hậu Giang nằm ở trung tâm của châu thổ sơng Mê Kơng, cách thành phố Hồ Chí Minh 240km, thành phố Cần Thơ 40km, cách thành phố Rạch Giá 60km, cách thành phố Sóc Trăng 60 km, thị xã Bạc Liêu 75km, thành phố Cà Mau 120km theo các tuyến quốc lộ.

Hình 4-1: Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang

Nguồn: UBND tỉnh Hậu Giang (2014)

của vùng đồng bằng sơng Cửu Long; phía nam giáp tỉnh Sóc Trăng; phía đơng giáp tỉnh Vĩnh Long và sơng Hậu có nhiều tiềm năng lớn về cung cấp nƣớc ngọt, vận tải sông biển, khai thác cát sông san lấp mặt bằng – là trục đƣờng thủy chính vào cảng quốc tế Cái Cui, Cần Thơ; phía tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu.

Diện tích tự nhiên 1.601 km2, chia ra 07 đơn vị hành chính, bao gồm 5 huyện: Châu Thành A, Châu Thành, Phụng Hiệp, Vị Thủy, Long Mỹ và thị xã Ngã Bảy, thành phố tỉnh lỵ Vị Thanh với 54 đơn vị cấp xã, 20 phƣờng, thị trấn.

Địa hình tỉnh Hậu Giang có cao độ trung bình. Địa hình thấp dần từ bắc xuống nam và từ đông sang tây. Nhìn chung địa hình tồn tỉnh có dạng lịng chảo vùng ven sông rạch, các tuyến lộ giao thông thƣờng cao và thấp dần về xa.

Khí hậu tỉnh Hậu Giang mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa. Độ m hơn 75%, ít chịu tác động của bão tố nên khá thuận lợi cho sản xuất. Nhiệt độ khơng khí thay đổi theo mùa trong năm, 2 mùa rõ rệt mùa mƣa từ tháng 05 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 04. Nhiệt độ trung bình 26,6C. Vùng ĐBSCL trong đó có Hậu Giang sẽ bị ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng sẽ làm vùng bị ngập đến 37,8% diện tích (nếu ngập 1m). Đồng thời ở thƣợng nguồn sông Mê Kông, Trung Quốc đang xây dựng đập thủy điện lớn, làm lƣu lƣợng nƣớc sông Mê Kông giảm sẽ dẫn đến những diện tích canh tác lớn sẽ bị ngập lụt nặng, xâm nhập mặn sâu, đất đai hoá phèn… tác động rất lớn đến sản xuất và đời sống.

Từ năm 2005 đến nay, cơ cấu sử dụng đất của tỉnh theo hƣớng tăng nhanh sử dụng đất phi nông nghiệp và giảm đất nông nghiệp, đây là quy luật chung của q trình cơng nghiệp hóa. Nhóm đất nơng nghiệp 131.840 ha chiếm tỷ trọng lớn nhất 82% diện tích tự nhiên, giảm 7.141 ha; trong đó, đất sản xuất nơng nghiệp có quy mơ lớn nhất 123.858 ha, chiếm 77% diện tích tự nhiên, giảm 8.716 ha.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đối với tăng trưởng kinh tế và phúc lợi của người dân tỉnh hậu giang giai đoạn 2004 2014 (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)