Thuyết tình thái

Một phần của tài liệu Đang xóa tài liệu vì tác giả không cho phép đăng (Trang 25 - 27)

III. Đề tình thái và thuyết tình thái

2. Thuyết tình thái

Thuyết tình thái là loại thuyết nêu lên sự nhìn nhận, đánh giá của ngƣời nói về sự

tình hay sở đề đã đƣợc nêu ra trƣớc đó.

Những yếu tố tình thái này thƣờng rất ngắn và có quy thức hóa rõ rệt. Tuy nhiên, ngƣời nói cũng có thể vƣợt qua những cơng thức thƣờng dùng ít nhiều để thể hiện điều mình muốn truyền đạt một cách đa dạng hơn. Thuyết tình thái thƣờng đƣợc đánh dấu bằng thì, mà, là. Các tác tử này bắt buộc phải có mặt, kết hợp song đơi với vị từ, ngữ vị từ đứng sau, tạo thành một tổ hợp cố định. Trong ba tác tử này, thì, là đƣợc dùng

thƣờng xuyên hơn, mà chỉ xuất hiện trong một vài tổ hợp. Ngồi ra, thuyết tình thái còn đƣợc đánh dấu bằng các yếu tố phụ trợ: cũng, mới.

Thuyết tình thái có thể thuộc nhiều bậc: câu, cú hay tiểu cú. Thuyết tình thái có nội dung thể hiện những ý nghĩa tình thái sau:

- Thuyết tình thái chỉ tính khả năng (thì phải, là hết mức, là nhiều, là hết sức, là

thường…)

- Thuyết tình thái chỉ tính hiện thƣc (thì có, thì thơi, là khác, là đằng khác…) - Thuyết tình thái chỉ tính chân lí (hợp lí, đạo lí) (thì tốt, thì hơn, thì tốt hơn, thì

đúng hơn, thì hợp lí hơn, thì chết, thì nguy, thì khốn…)

- Thuyết tình thái chỉ tính tất yếu (là chắc, là cái chắc, là may, là phúc, là quý,..)

2.1. Thuyết tình thái đi với thì

Thuyết tình thái đƣợc đánh dấu bằng thì chỉ tính hiện thực, tính chân lí, tính khả năng thƣờng gặp những tổ hợp sau đây: thì phải, thì có, thì đã hẳn, thì tốt, thì hơn, thì

chết, thì khốn, thì nguy, thì khổ, thì hỏng bét, thì lạ thật, thì phải biết, thì khỏi phải nói, thì khỏi chê, thì thơi, thì đã đành, thì chớ, thì hết xẩy,…

91) Người mà đến thế thì thơi,

Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi. (ND)

2.2. Thuyết tình thái đi với là

Thuyết tình thái đƣợc đánh dấu bằng là chỉ tính khả năng, tính hiện thực, tính

chân lí, tính tất yếu thƣờng gặp là một số tổ hợp sau: là khác, là đằng khác, là cùng, là

hết mức, là hết sức, là hơn, là phải, là cái chắc, là may, là phúc, là quý, là được, là hết ý…

92) Rộng thương còn mảnh hồng quần,

Hơi tàn được thấy gốc phần là may! (ND)

Ngồi các yếu tố trên, thuyết tình thái cịn có thể đi cùng với các yếu tố khác nhƣ: phó từ tình thái: mới, cũng tạo thành các tổ hợp (mới phải, mới lạ, mới tuyệt, mới chết,

mới vừa, mới gay, mới phiền (chứ)…, cũng phải, cũng được, cũng không được, cũng đành, cũng đành chịu, cũng nên, cũng chả sao, cũng chưa biết chừng…); phó từ khẳng

định: có tạo thành tổ hợp có khác.

Bên cạnh các yếu tố đã nêu, nghĩa tình thái của câu còn đƣợc thể hiện qua các thành phần phụ (các ngữ đoạn nằm bên ngoài cấu trúc cú pháp cơ bản của câu gọi chung là thành phần phụ): trạng ngữ (thời gian, không gian, cách thức, phương tiện, nguyên nhân, mục đích, trạng thái,…), khảo ngữ, chuyển ngữ, cảm thán ngữ, giải thích ngữ, hơ ngữ, kiểm ngữ, vấn ngữ…

Chƣơng hai:

KHẢO SÁT TÁC TỬ THÌ, MÀ, LÀ TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU

Một phần của tài liệu Đang xóa tài liệu vì tác giả không cho phép đăng (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)